K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2019

Mk ko biết rõ về cái này lắm.Nhưng theo mk Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra 2 thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở 2 nửa cầu là vì:Khi TĐ tự quay xung quanh trục của nó,mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa trái đất,nửa còn lại mặt trời ko thể chiếu vào nên nửa cầu được mặt trời chiếu vào thì nó sẽ nóng,nửa cầu ko được mặt trời chiếu sáng nên sẽ lạnh....

15 tháng 12 2019

cảm ơn bạn nha giờ thì mk có thể bt câu trả lời trong bài kiểm tra rồi

28 tháng 7 2018

Nguyên nhân Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm là do:

- Do trục Trái đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì sẽ có góc chiếu lớn hơn, nhận được nhiều ánh sáng và có nền nhiệt cao hơn.

- Do đó, vào thời điểm này, nửa cầu được chiếu sáng chính là mùa nóng. Nửa cầu còn lại không ngả về phía mặt trời thì góc chiếu nhỏ hơn, nhận được ánh sáng cũng như lượng nhiệt ít hơn nên lúc này nửa cầu ấy sẽ là mùa lạnh.

Chính vì vậy, trong năm thời kì nóng và lạnh ở hai nửa cầu thay đổi luân phiên nhau.

22 tháng 12 2019

-Do khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi.

+ Nửa cầu ngả về phía Mặt trời sinh ra mùa nóng, do góc chiếu lớn.

+ Nửa cầu không ngả về phía Mặt trời sinh ra mùa lạnh, do góc chiếu nhỏ.

23 tháng 11 2016

Nếu trái đất này là một vùng nhiệt đới ẩm như rừng mưa Congo, lượng mưa không ngừng sẽ dẫn đến hiện tượng xói mòn một cách nhanh chóng, đất canh tác cằn cỗi, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền nông nghiệp. “Kết quả là dân số loài người hiện nay sẽ chỉ còn ở mức rất thấp”, Attwood nói. “Mật độ dân số và năng suất nông nghiệp đều thấp, các khu định cư lại phân tán, rải rác, nhiều loại mầm bệnh xuất hiện trong điều kiện môi trường ẩm ướt, sự phát triển của một nền văn minh hiện đại không thể xây dựng trên nền tảng như vậy”.

Ngoài ra, thời tiết lạnh lẽo của mùa đông là môi trường sống vô cùng thích hợp cho phần lớn các loài côn trùng nhiệt đới mang trong mình những căn bệnh chết người. Điển hình là HIV - 1 loại virus có xuất phát điểm từ các khu rừng nhiệt đới.

Tuy nhiên, nếu Trái đất ấm và khô giống như bán đảo Ả Rập, tình trạng các loài sinh vật còn tồi tệ hơn nhiều, thậm chí không ít loài sẽ nằm trong danh sách có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Đó là điều hiển nhiên vì các vùng khô cằn có rất ít tiềm năng để phát triển thành những xã hội lớn, phức tạp, ngoại trừ Dubai - nơi mà người dân sống hoàn toàn dựa vào nguồn năng lượng từ các giếng dầu trên đất nước họ.

Nhưng nhìn chung, lực hút của mặt trăng giúp trái đất ổn định độ nghiêng khi xoay quanh mặt trời, vì vậy các mùa trong năm sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn. Tuy vậy, sự nóng lên toàn cầu gây ra bởi quá trình gia tăng hiệu ứng nhà kính có thể sẽ làm thay đổi ít nhiều trạng thái của mùa đông.

30 tháng 3 2017

Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?

Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả về phía Mặt trời. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu lớn và nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, và khi đó là mùa nóng ở nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt, và là mùa lạnh của nửa cầu ấy. Vì thế nên khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm.

5 tháng 4 2017

Do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quĩ đạo, nên trái đất có lúc chúc nửa cầu bắc, có lúc ngã nửa cầu nam về phía mặt trời. Nửa cầu nào ngã về phía mặt trời, thì góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt lúc ấy là mùa nóng ở nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngã về phía mặt trời, thì góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt. lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó.

TL

Câu 1:

Trái Đất hay Địa Cầu (chữ Hán: 地球, tiếng Anh: Earth), là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên gọi "hành tinh xanh"[note 2], là nhà của hàng triệu loài sinh vật,[13] trong đó có con người và cho đến nay nó là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Hành tinh này được hình thành cách đây 4,55 tỷ năm[14][15][16][17] và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước. Kể từ đó, sinh quyển, khí quyển của Trái Đất và các điều kiện vô cơ khác đã thay đổi đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của các vi sinh vật ưa khí cũng như sự hình thành của tầng ôzôn-lớp bảo vệ quan trọng, cùng với từ trường của Trái Đất, đã ngăn chặn các bức xạ có hại và chở che cho sự sống.[18] Các đặc điểm vật lý của Trái Đất cũng như lịch sử địa lý hay quỹ đạo, cho phép sự sống tồn tại trong thời gian qua. Người ta ước tính rằng Trái Đất chỉ còn có thể hỗ trợ sự sống thêm 1,5 tỷ năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên (trở thành sao khổng lồ đỏ) và tiêu diệt hết sự sống.[19]

Bề mặt Trái Đất được chia thành các mảng kiến tạo, chúng di chuyển từ từ trên bề mặt Trái Đất trong hàng triệu năm. Khoảng 71% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi các đại dương nước mặn, phần còn lại là các lục địa và các đảo. Nước là thành phần rất cần thiết cho sự sống và cho đến nay con người vẫn chưa phát hiện thấy sự tồn tại của nó trên bề mặt của bất kì hành tinh nào khác ngoại trừ sao Hỏa là có nước bị đóng băng ở hai cực.[note 3][note 4] Tuy nhiên, người ta có chứng cứ xác định nguồn nước có ở Sao Hỏa trong quá khứ, và có thể tồn tại cho tới ngày nay.[20] Lõi của Trái Đất vẫn hoạt động được bao bọc bởi lớp manti rắn dày, lớp lõi ngoài lỏng tạo ra từ trường và lõi sắt trong rắn.[23]

Trái Đất tương tác với các vật thể khác trong không gian bao gồm Mặt Trời và Mặt Trăng. Hiện quãng thời gian Trái Đất di chuyển hết một vòng quanh Mặt Trời bằng 365,2564 lần quãng thời gian nó tự quay một vòng quanh trục của mình. Khoảng thời gian này bằng với một năm thiên văn tức 365,2564 ngày trong dương lịch.[note 5] Trục tự quay của Trái Đất nghiêng một góc bằng 23,44° so với trục vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo,[24] tạo ra sự thay đổi mùa trên bề mặt của Trái Đất trong một năm chí tuyến. Mặt Trăng, vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất, đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thủy triều đại dương, bắt đầu quay quanh Trái Đất từ 4,53 tỷ năm trước, vẫn giữ nguyên góc quay ban đầu theo thời gian nhưng đang chuyển động chậm dần lại. Trong khoảng từ 4,1 đến 3,8 tỷ năm trước, sự va đập của các thiên thạch trong suốt thời kì "Công phá Mạnh muộn" đã tạo ra những sự thay đổi đáng kể trên bề mặt Mặt Trăng.

Cả tài nguyên khoáng sản lẫn các sản phẩm của sinh quyển Trái Đất được sử dụng để cung cấp cho cuộc sống của con người. Dân cư được chia thành hơn hàng trăm quốc gia độc lập, có quan hệ với nhau thông qua các hoạt động ngoại giao, du lịch, thương mại, quân sự. Văn hóa loài người đã phát triển tạo nên nhiều cách nhìn về Trái Đất bao gồm việc nhân cách hóa Trái Đất như một vị thần, niềm tin vào một Trái Đất phẳng hoặc Trái Đất là trung tâm của cả vũ trụ, và một quan điểm nhìn hiện đại hơn như Trái Đất là một môi trường thống nhất cần có sự định hướng.

Xin k

Hok tốt

31 tháng 10 2021

câu 1 

– Hệ Mặt trời bao gồm: Mặt trời và 8 hành tinh: sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương.

– Trái Đất ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

=>Ý nghĩa: Vị trí thứ ba của Trái Đất là một trong những điều kiện rất quan trọng góp phần để Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời.

. Hình dạng, kích thước.

- Hình dạng cầu và kích thước rất lớn.

- Độ dài bán kính Trái Đất: 6.370km.

- Độ dài đường Xích đạo: 40.076km.

17 tháng 12 2021

giai nhanh ho mik voi 

6 tháng 1 2017

Vì trái đất nghiêng 23.5 độ so với mặt phẳng quỹ đạo nên trong quả trình chuyển động quanh mặt trời thì có thời gian nửa bán cầu bắc hướng về phía mặt trời, có thời gian nửa bán cầu Nam hướng về phía mặt trời. nửa nào hướng về mặt trời thì nửa đó là mùa hè, còn nửa kia là mùa đông.
Cứ kiếm đâu 1 quả bóng làm thí nghiệm thử sẽ rõ ngay

14 tháng 11 2016

Do trục Trái đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hiện tượng các mùa.

 

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
31 tháng 12 2023

1. TĐ được cấu tạo bởi 7 mảng lớn: 

- Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a.

- Âu - Á.

- Thái Bình Dương.

- Bắc Mỹ.

- Nam Mỹ.

- Nam Cực.

- Phi.

2. TĐ chuyển động quanh MT 

=> Có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía MT, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía MT.

=> Thời kì bán cầu nào ngả về phía MT => Được chiếu sáng nhiều hơn => Mùa nóng của bán cầu đó.

=> Thời kì bán cầu nào chếch xa phía MT => Được chiếu sáng ít hơn => Mùa lạnh của bán cầu đó.

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
31 tháng 12 2023

4. Trái Đất có dạng hình cầu, có bán kính xích đạo là 6 378km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2. Nhờ có kích thước và khối lượng đủ lớn, Trái Đất đã tạo ra lực hút giữ được các chất khí làm thành lớp vỏ bảo vệ mình.

5.

- Nội sinh:

+ Là các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất.

+ Làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất,...

+ Tạo ra các dạng địa hình lớn.

- Ngoại sinh:

+ Là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

+ Phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới.

+ Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.

22 tháng 12 2021

Chọn C