K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cho 2 đoạn văn sau:a) "Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên cạnh chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc...
Đọc tiếp

Cho 2 đoạn văn sau:

a) "Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên cạnh chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương của muôn vật, muôn loài.

b) "Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổng ồi .Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi .Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổn gập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa .Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời"

Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt 2 đoạn văn trên

Câu 2 : Câu mang luận điểm 2 đoạn văn trên

Câu 3 : Tại sao hai văn bản trên có yếu tố tự sự , miêu tả nhưng không phải văn bản tự sự miêu tả

Câu 4 : Tác dụng khi kết hợp yếu tố tự sự , miêu tả

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Các dân tộc anh em trên đất nước chúng ta đã sáng tạo ra muôn vàn truyện anh hùng đẹp. Có truyện đã trở thành trường ca lớn, như Đăm Săn, Xinh Nhã Riêng Chàng Trăng của dân tộc Mơ nông và Nàng Han của dân tộc Thái là hai truyện có nét giống với truyện Thánh Gióng ở miền xuôi. Mẹ chàng Trăng đã nằm mơ thấy một con thỏ trắng nhảy qua ngực mà thụ thai và đẻ ra chàng. Sợ tù trưởng phạt vạ, mẹ chàng bỏ chàng trên rừng, phó mặc cho trời đất. Suốt ngày chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên đao. Sau đó, chàng cưỡi ngựa đá khổng lồ do trời đất cho, đi giết một tên bạo chúa đến chiếm đất rồi cuối cùng biến vào mặt trăng để đêm đêm soi xuống dòng thác Pông gơ nhi những vầng sáng bạc. Còn nàng Han là một cô gái thông minh dũng cảm, lớn lên đi đánh giặc ngoại xâm. Quân nàng liên kết với người Kinh, theo cờ lệnh bằng chân dệt chỉ ngũ sắc cảu nàng mà đánh tan được giặc. Mường bản đang vui thắng trận thì nàng hóa thành tiên lên trời, sau khi tắm ở sông Nậm Bờ, để lại trên bờ thanh gươm nàng thanh gươm nàng đã dùng diệt giặc. Từ đấy, hằng năm đến ngày nàng lên trời, dân bản mường lại mở hội rước cờ nàng Han, vui chơi rồi kéo ra sông Nậm Bồ tắm. Và trên dãy núi Pu keo vẫn còn đền thờ nàng Han ở chân rừng, gần đấy có những vũng, những ao chi chít nối tiếp nhau là vết chân voi ngựa của quân nàng Han và quân đội của người Kinh. So sánh với những truyện nói trên, chúng ta thấy truyện Thánh Gióng thực sự là một bản anh hùng ca và là anh hùng ca của người Việt cổ. (Theo Cao Huy Đỉnh, Người anh hùng làng Gióng)

Câu 1 : Đoạn nào có kết hợp yếu tố tự sự , miêu tả

Câu 2 : Khi kết hợp cần chú ý điều gì

0
Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉthấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôikhông ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đaucủa...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.

0
Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau. a) Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ...
Đọc tiếp

Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau.

a) Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.
Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đẫy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây.
Chim tập trung về đây nhiều không thể nói được. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Xa xa thấp thoáng có người quảy giỏ, cầm sáo trúc để bắt chim, coi bộ dễ hơn bắt gà trong chuồng.
Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe nhau được nữa. Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông. (Theo Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam ) b) Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. Khi vầng sáng nan quạt khép lại dần, trăng vàng mịn như một nốt nhạc bay lên bầu trời, ru ngủ muôn đời thần thoại. (Võ Văn Trực, Vời vợi Ba Vì) c) Lịch sử thường sẵn những trang đau thương, mà hiếm những trang vui vẻ: bậc anh hùng hay gặp bước gian nguy, kẻ trung nghĩa thường lâm cảnh khốn đốn. Những khi ấy, trí tưởng tượng dân chúng tìm cách chữa lại sự thật, để khỏi phải công nhận những tình thế đáng ưu uất. Ta thử lấy truyện Hai Bà Trưng mà xét. Tuy trong lịch sử có chép rõ ràng Hai Bà phải tự vẫn sau khi đã thất trận, nhưng ngay ở làng Đồng Nhân nơi thờ Hai Bà vẫn chép rằng Hai Bà đều hóa đi, chứ không phải tử trận. Đối với các nữ tướng của Hai Bà cũng vậy, ta chỉ thấy các vị anh hùng đó hóa lên trời.
Nghe truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, với tâm hồn chất phác và giản dị, như tâm hồn người thuở xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc nước nhà lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết. (Nguyễn Đình Thi, Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích)

(Gợi ý : Trước hết tìm các từ ngữ hoặc câu văn thể hiện chủ đề, sau đó phân tích cách triển khai chủ đề ấy trong đoạn trích.)

1
20 tháng 12 2019

a, Đoạn văn (a) nói tới chủ đề cánh rừng chim ở phương Nam.

- Cách sắp xếp theo trình tự: từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ gần ra xa.

b, Đoạn (b) trình bày chủ đề vẻ đẹp của Ba Vì theo mùa trong năm.

- Tác giả tập trung tả vẻ đẹp của Ba Vì theo thời điểm chủ yếu là buổi chiều và ban đêm khi có trăng lên.

c, Đoạn (c) chủ đề nói về trí tưởng tượng của dân gian trong truyện truyền thuyết.

- Cách sắp xếp đối xứng: một bên là lịch sử, một bên là truyền thuyết có cốt lõi lịch sử.

Câu 1Vào một hôm, có một vị công trình sư đã từng đến Nam Cực công tác, đang ngồi ăn thịt trong nhà, cảm giác mùi vị rất lạ bèn hỏi vợ đây là thịt gì? Vợ nói là thịt chim cánh cụt. Người kỹ sư trầm mặc một lúc, lấy dĩa cắm vào cổ họng mình. Câu hỏi là: Tại sao?Câu 2Một người nam giới bị mắc bệnh kinh niên, đi khắp nơi để chữa bệnh, cuối cùng đã được một bệnh viện...
Đọc tiếp

Câu 1

Vào một hôm, có một vị công trình sư đã từng đến Nam Cực công tác, đang ngồi ăn thịt trong nhà, cảm giác mùi vị rất lạ bèn hỏi vợ đây là thịt gì? Vợ nói là thịt chim cánh cụt. Người kỹ sư trầm mặc một lúc, lấy dĩa cắm vào cổ họng mình. Câu hỏi là: Tại sao?

Câu 2

Một người nam giới bị mắc bệnh kinh niên, đi khắp nơi để chữa bệnh, cuối cùng đã được một bệnh viện chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng ngồi trên tàu hỏa trở về quê, đột nhiên anh ta kêu khóc thảm thiết, sau khi điên cuồng làm bị thương mấy hành khách, liền đâm vỡ cửa sổ, nhảy ra ngoài. Kết quả bị cuốn vào bánh xe tàu, nát bét. Tại sao?

Câu 3

Một đôi nam nữ đang đi dạo bên hồ, cô bạn gái trượt chân ngã xuống sông, sau khi giãy giụa một lát, liền chìm nghỉm. Người con trai hoảng loạn lao xuống sông, nhưng không cứu được cô bạn gái. Mấy năm sau, người con trai quay lại chốn đau thương, nhìn thấy một ông già đang câu cá. Cậu phát hiện ra những con cá bị ông già câu lên đều rất sạch sẽ, bèn hỏi ông già, sao trên người những con cá không có rong rêu. Ông già trả lời: Con sông này chưa bao giờ có rong rêu. Cậu con trai nghe xong, không nói câu nào, bèn lao mình xuống sông tự vẫn. Tại sao?

Câu 4

Một người đàn ông đâm đầu xuống cát ở sa mạc, chết, bên cạnh là mấy chiếc va li hành lý. Trong tay nạn nhân cầm một nửa que diêm. Người này vì sao mà chết?

Câu 5

Hai chị em gái tham gia đám tang của mẹ. Trong đám tang, cô em gái nhìn thấy một anh chàng rất đẹp trai, nên đã say mê. Đáng tiếc thay, sau khi đám tang kết thúc, anh chàng này cũng biến mất. Mấy hôm sau, cô em gái lấy dao đâm chết chị gái mình trong bếp. Tại sao?

Câu 6

Trong đoàn xiếc có hai người lùn, một người bị mù. Một hôm, ông chủ đoàn xiếc nói với họ, đoàn xiếc chỉ cần một người lùn. Hai người lùn này đều vô cùng mong muốn giữ được công việc này để sinh sống. Kết quả, sáng sớm ngày hôm sau, người lùn mù đã tự sát trong phòng mình. Trong phòng có các đồ dùng bằng gỗ và đầy những mẩu gỗ thừa nằm dưới đất. Tại sao người lùn mù lại tự sát ?

Câu 7

Có một người sống ở một căn nhà nhỏ trên đỉnh núi. Vào một đêm khuya, trời mưa như trút nước. Khi người đó đang ở trong căn phòng nhỏ, đột nhiên… Anh ta nghe thấy tiếng gõ cửa. Anh ta đẩy cửa ra nhìn… thì không thấy một người nào cả .Anh ta bèn đóng cửa lại, lên giường đi ngủ. Ai ngờ, mấy chục phút sau, tiếng gõ cửa thần bí lại một lần nữa vang lên. Người đó run rẩy mở cửa, nhưng vẫn không thấy ai, suốt cả một đêm, tiếng gõ cửa lặp đi lặp lại mấy lần liền, nhưng mỗi lần mở cửa đều không có một ai. Sáng sớm hôm sau, có người phát hiện ra ở chân núi có một thi thể mình đầy thương tích”. Câu hỏi là, người này làm sao mà chết

11
30 tháng 11 2017

Câu 1: Người đó nhận ra thứ thịt mình ăn lúc ở Nam Cực là thịt người bạn nên tự sát.

Câu 4 : Trên máy bay ông ta đang đi gặp sự cố , thiếu 1 dù để nhảy cho một người, họ mới quyết định chơi trò bốc que diêm để chọn người không được mang dù, người đàn ông đó có que diêm ngắn nhất và đã phải nhảy xuống đất với chiếc va li và que diêm cầm trên tay với tư thế cắm đầu xuống đất

30 tháng 11 2017

1)Người kỹ sư đó đã từng gặp nguy hiểm ở Nam Cực, có một người đồng sự đã chết, sau đó ông và những người khác dựa vào ăn một thứ gọi là thịt chim cánh cụt mới duy trì, gắng gượng đến lúc nhân viên cứu hộ đến. Ông ta sau khi được nếm mùi vị thực sự của chim cánh cụt, mới biết lúc đó thứ thịt mà ông ăn là thịt của người đồng sự đã chết. 

2)Bệnh kinh niên của người đàn ông đó là bệnh mù. Sau khi khỏi bệnh, cứ tưởng mình sẽ được sáng mắt lại, nhìn thấy mọi thứ, kết quả là khi đoàn tàu đi qua đường ngầm, trong đêm tối, người đàn ông đó cứ ngỡ bệnh cũ của mình tái phát lại, quá tuyệt vọng nên đã nhảy xuống tàu tự sát

3)Khi cậu con trai nhảy xuống sông cứu bạn gái, đã từng nắm vào một thứ giống như rong rêu, cậu đã thả tay ra. Sau đó, khi nghe xong câu trả lời của ông già, cậu mới biết, lúc đó, thứ cậu nắm được không phải là rong rêu mà là tóc của cô bạn gái. 

4) Chiếc máy bay người này ngồi xảy ra sự cố, tất cả mọi người cần phải nhảy dù để sống sót, nhưng lại phát hiện thiếu mất một cái dù. Thế là mọi người bốc thăm để quyết định sinh tử, người bốc vào nửa que diêm không có dù, chỉ có thể tự nhảy xuống. Kết quả nạn nhân bốc vào nửa que diêm.  

5)Cô em gái đã phải lòng người con trái đó, khao khát được gặp lại anh ta. Nhưng cô biết, chỉ có thể gặp lại anh ta trong tang lễ, thế nên cô đã tự tạo ra một đám tang bằng cách kill chị mình

6) Người lùn kia nhân lúc người lùn mù ngủ, đã lẻn vào phòng anh ta, cưa tất cả chân những đồ gỗ cho thấp xuống. Người lùn mù sau khi tỉnh dậy, phát hiện ra những thứ anh ta sờ thấy đều thấp xuống, cứ tưởng rằng sau một đêm mình đã cao lên, tuyệt vọng quá, đã tự sát.

7) nạn nhân đến tìm người sống trong căn nhà trên đỉnh núi – chú ý, người này sống ở trên đỉnh núi. Sau khi gõ cửa, người đó mở cửa ra, người đến thăm đáng thương đó liền bị đẩy xuống. =)) Anh chàng xui xẻo này vẫn không cam tâm, sau khi trèo lên lại bị đẩy xuống dưới, cứ lặp đi lặp lại, anh chàng xui xẻo này cuối cùng bị mất mạng. 

Đọc kĩ văn bản tóm tắt sau và cho biết văn bản đó có thể giúp người đọc nắm được toàn bộ nội dung câu chuyện không?Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó Vàng. Con trai lão quẫn chí vì không đủ tiền cưới vợ, phải bỏ đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Lão quyết định phải bán con chó mà lão rất mực yêu thương, mặc dù trong lòng vô cùng buồn...
Đọc tiếp

Đọc kĩ văn bản tóm tắt sau và cho biết văn bản đó có thể giúp người đọc nắm được toàn bộ nội dung câu chuyện không?

Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó Vàng. Con trai lão quẫn chí vì không đủ tiền cưới vợ, phải bỏ đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Lão quyết định phải bán con chó mà lão rất mực yêu thương, mặc dù trong lòng vô cùng buồn bã và đau xót. Lão Hạc mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Ông giáo rất buồn khi nghe được chuyện lão Hạc xin của Binh Tư một ít bả chó, nói là đánh bả con chó nhà nào đó đi qua vườn nhà lão để giết thịt. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.

A. Có 

B. Không

1
23 tháng 5 2018

Chọn đáp án: B

Đọc đoạn văn sau: "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn không nỡ giận."

(Lão Hạc, Nam Cao)

Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về con người ông giáo?

A. Có cái nhìn hẹp hòi đối với con người và cuộc sống nói chung.

B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.

C. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.

D. Thương hại đối với lão Hạc và những người như lão Hạc.

3
1 tháng 4 2018

Chọn đáp án: B

20 tháng 6 2021

Trả lời :

Chọn B

1 l i k e

~HT~

. Hãy điền các phương tiện ngôn ngữ vào chỗ trống để các đoạn văn liền ý, liền mạch.   a) Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy trong cuộc sống mỗi người. Tục ngừ có câu : "Không thầy đố mày làm nên " đã khẳng định vai trò đó của ông thầy. Không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt cho thì khó mà...
Đọc tiếp

. Hãy điền các phương tiện ngôn ngữ vào chỗ trống để các đoạn văn liền ý, liền mạch.

   a) Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy trong cuộc sống mỗi người. Tục ngừ có câu : "Không thầy đố mày làm nên " đã khẳng định vai trò đó của ông thầy. Không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt cho thì khó mà làm nên một việc gì, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc học hành đỗ đạt. Do đó trong cuộc đời mồi người học ở thầy là quan trọng nhất.

   /.. ./ trong cuộc sống,muốn thành đạt con người còn phải học tập mọi nơi mọi lúc, học ở bất cứ ai có những điều đáng học. Đặc biệt là phải học ở những người cùng trang lứa., cùng nghề nghiệp, cùng sống chết với nghề. Do đó mà có câu tục ngữ : "Học thầy không tày học bạn " Ở đây phải chăng là người ta đã có ý không coi trọng thầy bằng bạn, đánh giá thấp vị trí của thầy ? Thực ra không phải như vậy, bởi nếu bạn có gì đáng học thì bạn đã là thầy...

(Theo Ngữ văn 7, tập hai)

   b) Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thê' văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Vũ trụ này tầm thường chật hẹp, không thỏa mãn nổi tình cảm dạt dào của nhà văn. Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những vật khác. Sự sáng tạo này cũng có thể xem là xuất phát ở một mối tình yêu thương tha thiết. Yêu thương ngay những điều chưa có trong thực tê để gọi nó vào thực tế.. .

   /.../, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cùng là giúp cho tình cảm vả gợi lòng vị tha.

(Theo Hoài Thanh)

0