Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
C1:
Đói cho sạch, rách cho thơm
Một mặt người bằng mười mặt của
Ko thầy đố mày làm nên
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Cái răng, cái tóc là góc con người
.................
- Trong đoạn đánh nhau vs tên Cai lệ, chị Dậu đã xưng hô từ "cháu-ông" rồi đến "tôi-ông" và cuối cùng là "bà-mày"
- Sự thay đổi cách xưng hô trên nhằm biểu thị thái độ của chị Dậu. Ban đầu chị nhẫn nhịn nên đã xưng hô nhẹ nhàng là "cháu-ông" sau chị tức quá nhưng vẫn cố kiềm chế nên xưng "tôi-ông" rồi cơn tức không thể kiềm chế được, tức nước quá rồi phải vỡ bờ, chị đã xưng hô 'bà-mày''. Qua đó cho ta thấy chị Dậu là người biết nhẫn nhục, chịu đựng nhưng quá đáng quá chị đã vùng lên bảo vệ chính cuộc sống của mình.
#Trang
Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu:
- Khi hai tên tay sai “sầm sập tiến vào”, nỗi nguy đã ập đến, vấn đề đặt ra với chị Dậu khi đó là sự sống chết của chồng:
+ Anh Dậu ốm yếu quá khiếp đảng “lăn đùng ra không nói được câu gì”.
+ Chị Dậu đã phải một mình đứng ra đối phó với chúng để bảo vệ chồng.
- Lúc này, vận mạng của anh Dậu là ở trong tay của chị. Tình thế thật là hiểm nghèo, nhưng chính trong tình huống hiểm nghèo ấy, hình ảnh chị Dậu đã nổi bật lên với những phẩm chất thật bất ngờ:
+ Ban đầu, chị “cố thiết tha” van xin bọn chúng. Trong tình thế của chị lúc ấy chỉ có cách van xin. Chúng có những hai tên rất hung hãn, tay lăm lăm “những roi song, tay thước và dây thừng” – toàn những thứ để đánh, trói người. Và điều quan trọng hơn – chúng là “người nhà nước”, nhân danh “phép nước” để trừng trị kẻ có tôi. Mà anh Dậu chính là kẻ “có tội” hiển nhiên: đang thiếu thuế (dù chỉ là thiếu suất thuế của “chú Hợi” đã chết từ năm ngoái). Vợ chông chị, những người nông dân cùng khổ, xưa nay hầu như chỉ biết an phận, đâu cưỡng lại “phép nước” được.
+ Nhưng khi tên cai lệ đáp lại những lời van xin thống thiết lễ phép của chị Dậu bằng “trợn ngược hai mắt” quát, thét, bằng những quả bịch vào ngực chị Dậu và cứ chồm đến anh Dậu, thì chỉ đến lúc ấy, “hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại”.
Sự “liều mạng cự lại” của chị Dậu cũng có hai bước, mức độ khác nhau. Thoạt tiên chị “cự lại” bằng lí:
+ “ – Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!” Kì thực, chị Dậu đâu biết đến luật pháp cụ thể, chị chỉ nói cái lí tự nhiên, cái nguyên tắc đạo lí tối thiểu của con người. Tư thế của chị Dậu lúc này khác hẳn trước: không phải là một kẻ bề dưới cúi đầu van xin, mà là tư thế người ngang hàng, đanh thép cảnh cáo kẻ ác.
Nhưng khi tên cai lệ hung dữ như chó sói ấy quay lại “tát vào mặt chị đánh bốp, rồi hắn cứ nhảu vào cạnh anh Dậu”, thì chị Dậu đã bật dậy với sức mạnh ghê ghớm bất ngờ.
Chị Dậu “nghiến hai hàm răng” (biểu hiện của sự nổi giận cao độ, không nén nổi) và ném ra lời thách thức quyết liệt, dữ dội: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Không còn đấu lí nữa, chị quyết rat ay đấu lực với bọn ác ôn này.
Chị Dậu đã rat ay với sức mạnh của sự căm thù, phẫn nộ:
“Túm ngay cổ” tên cai lệ, “ấn dúi ra cửa” làm cho “hắn ngã chỏng queo”.
- Nhận xét: Hành động của chị Dậu hiển nhiên là liều lĩnh, cô độc và tự phát; trước sau, chị vẫn chỉ là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh, vì vậy lời anh Dậu khuyên can vợ là cái sợ “cố hữu” của anh.
Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị “ra đòn” bất ngờ.
Chúng ta cũng đồng tình với thái độ của chị Dậu. Ta thấy chị là con người đáng thương và đáng kính nể (“thà ngồi tù chứ không cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được”).
* Vật dụng: (miền bắc) mũ -> (miền nam) nón
* Xưng hô: mẹ -> má, bố -> ba
* Động vật: lợn -> heo
* Thực vật: dứa -> thơm
* Hành động: đi vào -> đi vô
* Ca dao:
- Miền Bắc
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu"
- Miền Nam:
"Tháp mười sinh nghiệp phèn chua
Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng"
=> câu ca đậm chất Nam Bộ
...
Một số từ ngữ xưng hô mang sắc thái riêng của địa phương mình và những địa phương khác mà em biết, ví dụ:
- Đồng bằng Bắc Bộ: thầy u ( bố mẹ).
- Vùng trung du Bắc Bộ: bá ( bác gái), bầm (mẹ).
- Vùng Trung Trung Bộ: eng (anh), mệ (bà), mi (mày).
Em tham khảo:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh -> vào
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, -> này
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông. -> kia
Tay bưng đĩa muối mà lầm
Vừa đi vừa húp té ầm xuống mương. -> ngã
Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi. -> bạn
Tay bưng dĩa muối dĩa gừng -> đĩa
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
=> Các câu này sử dụng từ ngữ ở các địa phương Trung và Nam Bộ
Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xây dựng nhất định
VD:Ngô;Mẹ;bố;...
bạn ới, Thuy Bui hỏi phân biệt sự khác nhau giữa từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân.
Đằng này, bạn chỉ ghi từ ngữ địa phương lại còn chen thêm cả biệt ngữ xã hội
Chẹp....chẹp....