K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2020

Mẹ về như nắng mới

Sáng ấm cả gian nhà

Đó là hai câu thơ nói lên niềm vui của cả nhà khi mẹ trở về.

27 tháng 12 2017

Những hình ảnh thể hiện không khí vui tươi của xóm khi có bộ đội về : mái ấm nhà vui, tiếng hát câu cười rộn ràng xóm nhỏ, đàn em hớn hở chạy theo sau,..

13 tháng 2 2020

Cuộc sống có biết bao điều kì diệu, nó luôn ban tặng cho ta nhiều thú vị, nhiều bất ngờ. Nó cho ta cảm giác bình yên và vui vẻ, mở ra cho ta một thế giới mới để khám phá. Nhưng điều hạnh phúc hơn cả là khi ta được cắp sách đến trường.

Khi còn thơ bé được cha mẹ chăm sóc, nuôi nấng, bế bồng, chiều chuộng, ta thấy thật hạnh phúc. Với ta lúc ấy, gia đình thực sự là thiên đường của hạnh phúc. Lớn hơn chút nữa, nhìn thấy các anh chị cắp sách đến trường với vẻ mật tươi cười, rạng rỡ, ta tò mò tự hỏi còn có nơi nào vui hơn thiên đường ở nhà?

Rồi cũng đến ngày ta hồi hộp được mẹ đeo vào vai chiếc cặp nhỏ xinh, dắt tay tới trường. Bàn chân nhỏ xíu của ta bước qua cánh cổng trường truớc ánh mắt yêu thương, hi vọng của mẹ. Ta đọc được trong ánh mắt ấy lời động viên: “Vững vàng lên con! Tự tin lên con! Một thế giới mới với bao điều kì diệu đang chờ con ở phía trước..

Thật vậy! Trong thế giói ấy, ta được học tập, được thầy cô truyền đạt kiến thức, sẵn sàng chia sẻ tâm sự… Những lời hỏi han dịu dàng, ân cần, mỗi khi ta bị mệt, ốm hay gặp chuyện buồn… đã cho ta thấy thầy cô luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho ta, là “chuyên gia tâm lý ’ của ta. Và bất chợt, ta nhận ra: hạnh phúc đơn sơ và giản dị vô cùng.

Không những thế, ta còn được vui chơi, được sinh hoạt tập thể, được chia sẻ buồn vui với bạn bè để quên hết những âu lo, mệt mỏi sau những giờ học căng thảng. Một câu chuyện cười của lũ bạn có thể làm cho ta vơi đi nỗi buồn mỗi khi bị điểm kém. Một món quà nhỏ của nhóc nào đó có thể làm cho ngày mồng tám tháng ba của ta hạnh phúc hơn, ý nghĩa hơn. Một thanh sô-cô-la của đứa bạn thân có thể làm cho ta quên đi cảm giác đắng cay khi thất bại. Và từ đó, ta thấy cuộc sống mới hạnh phúc và đáng yêu làm sao!

Tri thức loài người mênh mông như biển cả, mỗi người chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ bé trong cái đại dương bao la ấy mà thôi. Dẫu chúng ta có miệt mài học tập suốt cả cuộc đời thì cũng chưa bao giờ khám phá hết kho tàng kiến thức của nhân loại. Vì vậy Lê-nin đã khuyên con người nên “Học, học nữa, học mãi”.

Đúng như vậy, con đường học vấn luôn mang đến cho ta nhiều điều bổ ích và lí thú. Ta hãy nghĩ xem tại sao có những người thợ sau một ngày lao động vất vả và mệt nhọc mà vẫn đến trường. Rồi những người lính ở thao trường trở về vẫn miệt mài với những trang sách. Hay thầy Nguyễn Ngọc Ký – người bị liệt cả hai tay vẫn ham học tập, vẫn nuôi ước mơ trở thành một nhà giáo. Sau bao nổ lực khổ luyện viết bằng bàn chân, cuối cùng thầy đã thành công. Được cắp sách đến trường là một niềm hạnh phúc nhưng chưa chắc hanh phúc đó là mãi mãi nếu như chúng ta không hiểu được giá trị của nó.

Hiện nay, một số bạn trong chúng ta vẫn đang mải chìm đắm trong vui chơi, giải trí mà bỏ bê việc học hành. Thử hỏi, tương lai của các bạn ấy sẽ ra sao đây? Câu trả lời thật khó nhưng cũng rất dễ thấy. Thời gian không thể giúp chúng ta quay trở lại để làm lại từ đầu, nhưng thời gian có thể cho ta ý chí và nghị lực, giúp ta nhìn nhận lại mình và tự cố gắng hoàn thiện mình. Nếu kí ức của mỗi chúng ta mà không có mái trường, không được học tập và vui chơi bên bạn bè và thầy cô thân yêu thì thật là đáng tiếc. Cuộc sống sẽ trống trải và vô vị biết bao.

Chúng ta được đi học, được hưởng hạnh phúc, niềm vui. Vì vậy, trách nhiệm của ta là phải giữ gìn và trân trọng niềm hạnh phúc ấy. Bằng cách nào ư? Chỉ cần ta học tập và rèn luyện tốt, phấn đấu trở thành một người có ích thì niém hạnh phúc sẽ mãi là vô biên.

Đọc thầmCây gạo   Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hổng tươi. Hồng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen ... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu...
Đọc tiếp

Đọc thầm

Cây gạo

   Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hổng tươi. Hồng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen ... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ã mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đây. Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ổn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lên, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con vể thăm quê mẹ.

Dựa theo nội dung bài văn trên, ghi dấu x vào ô trống trước ý trà lời đúng:

Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh ?

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 | Giải VBT Tiếng Việt 31 hình ảnh:

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 | Giải VBT Tiếng Việt 32 hình ảnh:

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 | Giải VBT Tiếng Việt 33 hình ảnh:

1
10 tháng 9 2017

[X] 3 hình ảnh:

- Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.

- Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hổng tươi.

- Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.

13 tháng 2 2017

Sau đây là những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường : bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ, họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ, họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

16 tháng 2 2019

Đáp án đúng A,B,D

11 tháng 7 2019

Các câu văn đã được điền dấu phẩy như sau:

a) Tiếng gà gợi cho anh bộ đội nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ:ổ trứng hồng, những con gà mái mơ, những mùa đông sương muối, bộ quần áo mới và hình ảnh người bà thân yêu.

b) Đối với anh, tiếng gà nhảy ổ là tín hiệu của niềm vui, của những điều tốt lành, hạnh phúc.

13 tháng 3 2017

Những hình ảnh sau đây nói lên lòng yêu thương của dân làng với bộ đội : mẹ già bịn rịn, vui đàn con ở rừng sâu mới về, nhà lá đơn sơ nhưng tấm lòng rộng mở, bộ đội và dân ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nồi cơm nấu dở, bát nước chè xanh.

Nêu cảm nghĩ của bn khi đọc : Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc...
Đọc tiếp

Nêu cảm nghĩ của bn khi đọc :

 

Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.

Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh. Người mẹ thì từng mũi kim sợi chỉ may vá đan áo cho con. Ngày tiếp ngày, năm kế năm những tấm bằng khen cứ đắp lên vách tường đất loang lổ của họ. Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới, nhìn đứa con cao nhanh hẳn thì đuôi mắt mẹ cũng xuất hiện nhiều nếp nhăn mỗi lần cười khi nhìn thấy con nhận phần thưởng.

Nhưng dường như trời không thương mẹ con họ, khi đứa con vừa thi vào trường trung học của huyện thì mẹ bị bệnh phong thấp nặng. Việc đồng áng làm không nổi, có khi cơm ngày hai bữa cũng không đủ ăn. Lúc đó học sinh ở trường trung học mỗi tháng phải nộp 30kg gạo. Đứa con biết mẹ không có khả năng nên nói với mẹ: “Mẹ, con sẽ nghỉ học để giúp mẹ làm ruộng”. Mẹ vò đầu con, âu yếm nói: “Con có lòng thương mẹ như vậy, mẹ rất vui, nhưng không đi học không thể được, yên tâm. Mẹ sanh con mẹ sẽ có cách nuôi con. Con đến trường ghi danh đi, mẹ sẽ mang gạo lên sau. Đứa con ngang bướng cãi lại, không chịu lên trường, người mẹ bực mình tát mạnh lên mặt con, đó là lần đầu tiên 16 tuổi trong đời bị mẹ đánh như vậy.

Câu chuyện cảm động về Mẹ khiến ai đọc cũng rơi nước mắt - ảnh 1

Đứa con cuối cùng cũng cắp sách đến trường, nhìn sau lưng con cứ xa xa dần theo con đường mòn, người mẹ vò trán suy nghĩ. Không lâu, bếp của trường cũng nhận được gạo của người mẹ bệnh tật mang đến. Bà khập khễnh bước vào cổng, với hơi thở hổn hểnh từ trên vai thả xuống một bao gạo nặng trĩu. Người phụ trách nhà bếp mở gạo ra xem, hốt một vóc lên xem lập tức cột chặt miệng bao lại nói: “Bậc phụ huynh các người thích làm những việc có lợi cho mình. Bà xem gạo nè, có thóc có sạn có hạt cỏ… làm sao mà ăn”. Người mẹ ngượng ngùng đỏ cả mặt, nói lời xin lỗi. Người phụ trách nhà bếp không nói gì thêm mang gạo vào nhà. Người mẹ lại móc trong túi gỡ ra mấy lớp lấy ra 5 tệ nói với người phụ trách: “Đây là tiền phí sinh hoạt của con tôi tháng này làm phiền ông chuyển đến dùm. Ông đùa nói: “Thế nào bà nhặt được trên đường đó à”, bà mắc cỡ đỏ mặt nói cám ơn rồi quay lưng đi.

Rồi lại đến một tháng, bà nhọc nhằn vác bao gạo đến nhà bếp, người phụ trách nhà bếp vừa nhìn gạo xong thì cột chặt lại, cũng là thứ gạo đủ màu sắc. Ông nghĩ, có lẽ lần trước do không dặn người này rõ ràng, ông nhẹ nhàng từng chữ nói với bà: “Bất cứ thứ gạo gì chúng tôi đều nhận, nhưng làm ơn để riêng ra, cho dù thế nào cũng không được để chung, như vậy chúng tôi không thể nào nấu được, nấu ra thì cơm sẽ bị sượng. Nếu lần sau còn như vậy tôi sẽ không nhận”. Bà hốt hoảng thành khẩn nói: “Thưa ông! Gạo nhà tôi đều như vậy cả, phải làm thế nào?” Người phụ trách đùng đùng nói: “Một sào ruộng nhà bà mà có thể trồng được cả trăm giống lúa như vậy à? Thật buồn cười”. Bị la như thế bà không dám nói năng gì, lặng lẻ cúi đầu, người phụ trách cũng làm lơ để bà đi.

Đến tháng thứ ba, bà lại vất vả vác đến một bao gạo, vừa nhìn thấy người đàn ông la bà lần trước, trên mặt bà lại hiện lên nụ cười còn tội hơn là khóc. Ông ta vừa nhìn thấy gạo bỗng giận dữ quát lớn nói: “Tôi nói vậy mà bà vẫn cứ như vậy không đổi. Sao mà ngoan cố, cũng thứ gạo tạp nham này, bà xem đi. Lần này mang đến thế nào thì mang về vậy!".

Hình như bà đã dự đoán trước được điều đó, bà liền quỳ xuống trước mặt người phụ trách, hai dòng lệ trào ra trên khóe mắt, buồn bã nói: “Tôi nói thật với ông, gạo này là… tôi đi xin đấy", ông giật bắn người, hai mắt tròn xoe nói không nên lời.

Bà ngồi phịch xuống đất, lộ ra đôi chân biến dạng, sưng húp… rơi lệ nói: “Tôi bị bệnh phong thấp đi lại rất khó, không thể làm ruộng được. Con tôi đòi bỏ học giúp tôi, bị tôi đánh nên trở lại trường học".

Bà cầu xin người phụ trách làm thế nào vừa giấu bà con hàng xóm lại càng sợ đứa con biết được sẽ tổn thương lòng tự trọng của nó. Mỗi ngày trời còn chưa sáng bà len lén cầm cái bao chống gậy đi cách thôn khoảng 10 dặm để van xin lòng thưong của những người khác, rồi đợi trời thật tối bà một mình âm thầm về. Gạo bà xin được đều để chung vào. Tháng kế tiếp vừa mang gạo đến trường bà nhìn người phụ trách, chưa nói mà nước mắt lưng tròng. Ông đỡ bà dậy nói: “Thật là ngừơi mẹ tốt, tôi sẽ lập tức đi trình với hiệu trưởng, để trường miễn học phí cho con bà”. Bà vừa nghe xong hốt hoảng lắc đầu nói: “Đừng…đừng…nếu con tôi mà biết tôi đi xin để nuôi nó đi học sẽ làm nó tổn thương và như thế ảnh hưởng đến sự học của nó. Ông hiểu ý bà nói: “À, thì ra bà muốn tôi giấu kín điều này, được rồi, tôi nhớ”. Bà khập khễnh như người què quay lưng đi.

Cuối cùng thì hiệu trưởng cũng biết được sự việc với nét mặt hiền hoà nói: “Vì gia đình bà quá nghèo, trường sẽ miễn học phí và tiền sinh hoạt 3 năm. Ba năm sau, đứa con đã thi đậu vào trường đại học Thanh Hoa. Ngày tốt nghiệp, chiêng trống vang trời, hiệu trưởng đặc biệt chú ý người học sinh có hoàn cảnh khó khăn này và mời cậu ta lên lễ đài. Cậu ta khó chịu nói: “Thi đạt điểm cao có rất nhiều, vì sao bảo em lên lễ đài? Lại càng làm mọi người ngạc nhiên hơn là trên lễ đài đổ liên tiếp ba hồi trống vang dội. Lúc đó người phụ trách nhà bếp cầm ba cái bao đựng gạo của người mẹ lên lễ đài kể câu chuyện Người mẹ đi xin gạo để nuôi con ăn học. Dưới lễ đài mọi người im bặt, Hiệu trưởng nhìn ba cái bao giọng hùng hồn nói: “Đây là câu chuyện ba cái bao gạo của người mẹ đi xin, trên đời này đem vàng cũng không mua được những hạt gạo này, sau đây tôi sẽ mời người mẹ vĩ đại đó lên lễ đài".

Đứa con trong lòng nghi nghi, nhìn lại phía sau xem, thấy người phụ trách dìu mẹ từng bước từng bước tiến lên lễ đài. Hai mẹ con nhìn nhau, từ ánh mắt lấp lánh tình yêu thương của người mẹ, vài sợi tóc trắng bay bay trước trán. Đứa con bước đến trước, ôm chầm lấy mẹ và bật khóc, “Mẹ… Mẹ của con…”.

Trải qua bao nhiêu năm tháng câu chuyện của mẹ vẫn còn sáng mãi trong truyền thuyết.

1
5 tháng 9 2021
Hay và cảm động quá!