K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2023

Một số ứng dụng của quá trình phân giải kị khí trong đời sống: làm bánh mì; muối rau, củ, quả; ủ rượu; làm sữa chua;...

9 tháng 11 2023

Một số ứng dụng của quá trình phân giải kị khí trong đời sống: làm bánh mì; muối rau, củ, quả; ủ rượu; làm sữa chua;...

8 tháng 3 2016

PHẦN I - A: TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

 

I. QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP

- vi sinh vật có thời gian phân đôi ngắn nên quá trình hấp thu, chuyển hoá, tổng hợp các chất của tế bào diễn ra rất nhanh.

- vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các thành phần tế bào của chính mình như: prôtêin, polisaccarit, lipit và axít nucleic … từ các hợp chất đơn giản hấp thụ từ môi trường.

II. QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI

1. Phân giải prôtêin và ứng dụng

- Quá trình phân giải các prôtêin phức tạp thành các axit amin diễn ra bên ngoài tế bào nhờ vsv tiết prôtêaza ra môi trường. Các axit amin này được vsv hấp thu và phân giả đểtạo thành năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.

- Ứng dụng: phân giải prôtêin của cá và đậu tương để làm nước mắm, nước chấm …

2. Phân giải polisccharit và ứng dụng

a. Lên men êtilic

Tinh bột Nấm (đường hoá) Glucôzơ Nấm men rượu Êtanol + CO2

b. Ứng dụng: sản xuất rượu, bia, làm nở bột mì

c. Lên men lactic

Tinh bột Vi khuẩn lactic đồng hình Axit lactic

Tinh bột Vi khuẩn lactic dị hình Axit lactic + CO2 + Êtanol + Axit axêtic …

- Ứng dụng: làm sữa chua, muối chua, ủ chua các loại rau quả, thức ăn gia súc

d. Phân giải xenlulôzơ

- Vi sinh vât có khả năng tiết ra hệ enzim phân giải xenlulôzơ để phân giải xác thực vật làm cho đất giàu dinh dưỡng và tránh ô nhiễm môi trường.

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI

- Tổng hợp và phân giải là 2 quá trình ngược chiều nhau, nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào.

- Con người đã sử dụng mặt có lợi và hạn chế mặt có hại của quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật → phục vụ cho đời sống và bảo vệ môi trường.

PHẦN I - B: MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

Câu 1. So sánh lên men rượu và lên men lactic

Câu 2. So sánh quá trình lên men rượu từ đường và lên men lactic.

Câu 3. Người ta đã ứng dụng hình thức lên men nào trong muối dưa, muối cà? Quá trình đó diễn ra như thế nào?

Câu 4. Tại sao sữa chua lại được ưa thích như thế?Chúng được sản xuất như thế nào ?Giải thích hiện tượng: trạng thái, hương và vị được tạo ra từ sữa chua.Viết pt tổng quát

Câu 5. Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nắp có mùi giống nhau không? Vì sao?

Câu 6. Việc làm tương và làm nước mắm có sử dụng cùng một loại vi sinh vật không? Đạm trong tương và trong nước mắm có nguồn gốc từ đâu?

Câu 7. Tại sao bánh mì, bánh bao khi làm xong lại trở nên xốp?

Câu 8. Việc làm nem chua dựa trên cơ sở nào?

Câu 9. Vì sao trẻ em ăn nhiều kẹo thường bị sâu răng?

5 tháng 9 2023

Quá trình phân giải kị khí tạo rất ít ATP nhưng vẫn được các sinh vật sử dụng vi kiểu hô hấp này vẫn được duy trì ở tế bào cơ vì không tiêu tốn oxygen.

Khi cơ thể vận động mạnh như chạy, nhảy, nâng vật nặng ... các tế bào cơ trong mô cơ co cùng một lúc, hệ tuần hoàn chưa kịp cung cấp đủ oxygen cho hô hấp hiếu khí, khi đó giải pháp tối ưu là hô hấp kị khí đáp ứng kịp thời ATP mà không cần đến oxygen.

23 tháng 3 2023

Quá trình phân giải kị khí tạo rất ít ATP nhưng vẫn được các sinh vật sử dụng vì: Phân giải kị khí không tiêu tốn oxygen. Khi thiếu oxygen, lượng oxygen không đủ để cung cấp cho hô hấp hiếu khí trong khi tế bào vẫn cần có năng lượng để duy trì sự sống. Lúc này, tế bào sẽ chuyển sang hình thức phân giải kị khí như một giải pháp tối ưu để đáp ứng ATP tạm thời cho cơ thể.

6 tháng 2 2023

Ví dụ về quá trình phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng:

- Phân giải các tinh bột ở nấm men Saccharomyces cerevisiae.

→ Ứng dụng trong sản xuất rượu, bia.

- Quá trình phân giải Cellulose ở vi khuẩn Clostriduim cellulolyticum.

→ Ứng dụng để sản xuất xăng sinh học.

- Quá trình phân giải protein ở nấm mốc Aspergillus oryzae

→ Ứng dụng trong sản xuất nước mắm.

22 tháng 3 2023
Các yếu tố vật lý:

Yếu tố

Ảnh hưởng

Ứng dụng

Nhiệt độ

Căn cứ vào nhiệt độ, vị sinh vật được chia thành các nhóm:

- Vi sinh vật ưa lạnh (dưới 15 độ C)

- Vi sinh vật ưa ấm (từ 20 – 40 độ C)

- Vi sinh vật ưa nhiệt (từ 55 – 65 độ C)

- Vi sinh vật siêu ưa  nhiệt (từ 75-100 độ C)

Con người dùng nhiệt độ cao để thanh trùng các chất lỏng, thực phẩm, dụng cụ…, nhiệt độ thấp để kìm hãm sinh trưởng của vi sinh vật.

Độ ẩm

Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm. Nước là dung môi hòa tan các chất. Mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định.

- Dùng nước để khống chế sinh trưởng của các nhóm vi sinh vật có hại và kích thích sinh trưởng của nhóm vi sinh vật có ích cho con người.

- Điều chỉnh độ ẩm của lương thực, thực phẩm, đồ dùng để bảo quản được lâu hơn bằng cách phơi khô, sấy khô.

Độ pH

Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, sự chuyển hóa các chất trong tế bào, hoạt hóa enzyme, sự hình thành ATP,…Dựa vào độ pH của môi trường, vi sinh vật được chia thành 3 nhóm: vi sinh vật ưa acid, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính.

- Tạo điều kiện nuôi cấy thích hợp với từng nhóm vi sinh vật.

- Điều chỉnh độ pH môi trưởng để ức chế các vi sinh vật gây hại và kích thích các vi sinh vật có lợi.

Ánh sáng

Cần thiết cho quá trình quang hợp của các vi sinh vật quang tự dưỡng, tác động đến bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng.

Dùng bức xạ điện tử để ức chế, tiêu diệt vi sinh vật.

Áp suất thẩm thấu

Áp suất thẩm thấu cao gây co nguyên sinh ở các tế bào vi sinh vật khiến chúng không phân chia được. Áp suất thẩm thấu thấp làm các tế bào vi sinh vật bị trương nước và có thể vỡ ra (đối với các vi khuẩn không có thành tế bào)

Điều chỉnh áp suất thẩm thấu để bảo quản thực phẩm như ướp muối, ướp đường,…

Các yếu tố hóa học:

- Chất dinh dưỡng: Các loài vi sinh vật chỉ có thể tồn tại và sinh sản trong môi trường có các chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate, lipid, ion khoáng,...
- Chất ức chế: Một số chất hoá học có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật theo các cơ chế khác nhau:

Chất hóa học

Ảnh hưởng

Ứng dụng

Các hợp chất phenol

Biến tính protein, màng tế bào

Khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện

Các loại cồn (ethanol, izopropanol 70% đến 80%)

Làm biến tính protein, ngăn các chất qua màng tế bào

Diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện

Iodine, rượu iodine (2%)

Oxy hóa các thành phần tế bào

Diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện

Clo (cloramin, natri hypoclorid)

Oxy hóa mạnh các thành phần tế bào

Thanh trùng nước máy, nước bể bơi, công nghiệp thực phẩm

Hợp chất kim loại nặng (Ag, Hg…)

Làm bất họat các protein

Diệt bào tử đang nảy mầm

Các aldehyde (formaldehyde 2%)

Làm bất họat các protein

Sử dụng để thanh trùng nhiều đối tượng

Các loại khí ethylene oxide (từ 10% đến 20%)

Oxy hóa các thành phần tế bào

Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại

Kháng sinh

Diệt khuẩn có tính chọn lọc

Dùng chữa các bệnh nhiễm khuẩn trong y tế, thú y,…

 
23 tháng 3 2023

Trong quá trình phân giải kị khí, do không có oxygen nên pyruvic acid được giữ lại ở bào tương và chuyển hóa trực tiếp thành các sản phẩm khác mà không được chuyển vào ti thể, do đó quá trình phân giải kị khí không có sự tham gia của ti thể.

17 tháng 5 2019

Đáp án: C

23 tháng 3 2023

Quy trình muối chua rau, củ, quả:

- Bước 1. Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch nguyên liệu, sơ chế (cắt rau cải thành đoạn ngắn; gọt vỏ củ, quả và cắt thành lát mỏng, ngắn).

- Bước 2. Lên men: Cho nguyên liệu đã xử lí vào vại, hũ sành hoặc lọ thủy tinh, đổ ngập dung dịch nước muối 5 – 6 % (đun sôi, để ấm), nén chặt, đậy kín và đặt ở nơi ấm có nhiệt độ khoảng 28 – 30 oC.

- Bước 3. Thu nhận và bảo quản: Sau khoảng thời gian 2 – 3 ngày, kiểm tra sản phẩm (ăn có vị chua, giòn, có mùi thơm, rau có màu vàng đặc trưng), loại bớt nước và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Lưu ý:

+ Tiệt trùng tất cả dụng cụ làm dưa chua bằng nước sôi trong khoảng thời gian 2 – 3 phút.

+ Có thể phơi héo nguyên liệu để làm giảm lượng nước, dưa chua sẽ giòn hơn.

+ Cần nén chặt để dưa cải không nổi lên mặt nước nhằm đảm bảo quá trình lên men kị khí. Có thể tăng lượng muối hợp lí để hạn chế quá trình lên men, tăng thời gian bảo quản ở nhiệt độ thường.

1 tháng 8 2019

Phân giải prôtêin: vi sinh vật phân giải ngoại bào các hợp chất prôtêin tạo thành axit amin. ứng dụng để làm tương, nước mắm...

III à sai. Trong lên men rượu là quá trình phân giải cacbohydrat nhờ nấm men, còn quá trình phân giải protein là nhờ vi sinh vật tiết enzim proteaza để biến đổi protein.

Đáp án C

9 tháng 11 2023

Ứng dụng trong thực tiễn

Cơ sở khoa học

Xử  lý rác thải, các chất gây ô nhiễm, sản xuất thực phẩm (bánh kẹo, nước mắm, syrup,…)Khả năng phân hủy các chất hữu cơ
Tạo ra các sản phẩm chăm sóc sức khỏe con ngườiKhả năng tổng hợp các chất hữu cơ, tiết kháng sinh
Sản xuất thuốc trừ sâu sinh họcKhả năng tiết kháng sinh giúp tiêu diệt các vi sinh vật khác hoặc các loại côn trùng
Sản xuất các chế phẩm dùng trong y học (vaccine, hormone…)Là vectơ chuyển gene hoặc là kháng nguyên
Bảo quản thực phẩmCác yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật