K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2017

Nguyên nhân :

Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu (glucose) giảm xuống mức quá thấp. Có nhiều lý do tại sao điều này có thể xảy ra, được phổ biến nhất tác dụng phụ của thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường. Nhưng để hiểu được cách hạ đường huyết xảy ra, nó giúp để biết làm thế nào cơ thể bình thường quy định sản xuất đường trong máu, hấp thụ và lưu trữ.

Cách hạn chế :

Nếu bị tiểu đường, Cẩn thận làm theo các kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường bạn và bác sĩ đã phát triển.

Nếu không có bệnh tiểu đường nhưng định kỳ của hạ đường huyết, ăn bữa ăn nhỏ thường xuyên trong suốt cả ngày là một biện pháp ngăn chặn, khoảng cách để giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu khỏi bị quá thấp. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không phải là một chiến lược thích hợp lâu dài. Làm việc với bác sĩ để nhận dạng và điều trị các nguyên nhân cơ bản của hạ đường huyết.

Câu 3

Ý 1

- Khi lượng đường (glucose) trong máu tăng cao ​vì vậy kích thích tế bào β nên ​tiết hoocmon insulin nên ​phân giải glucose thành glicogen tích trữ trong gan và cơ \(\Rightarrow\)​đường trong máu giảm xuống.

- Khi lượng đường (glucose) trong máu giảm \(\Rightarrow\) kích thích tế bào α \(\Rightarrow\)​tiết hoocmon glucagon \(\Rightarrow\) ​chuyển hóa glicogen tích lũy trong gan thành glucose \(\Rightarrow\)đường trong máu tăng lên.

\(\Rightarrow\)Nhờ có tác dụng đối lập của hai loại hoocmon của tế bào đảo tụy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định. 

Ý 2

- Ở nữ thì là  hormone estrogen.

- Ở nam thì là Testosterone .

Ý 3 

*Hormone estrogen

- Làm  tăng cường và duy trì lớp chất nhầy lót tử cung. Nó làm tăng kích thước của nội mạc tử cung cũng như tăng cường lưu lượng máu, hàm lượng protein và hoạt động của enzyme.

- Giúp kích thích các cơ trong tử cung phát triển và co bóp.

* Testosterone

- Testosterone có vai trò quan trọng đối với hầu hết mọi chức năng của nam giới, từ hệ thống sinh sản và tình dục đến khối cơ và mật độ xương

4 tháng 4 2018

- Bệnh bứu cổ:

+ Bướu cổ là tên gọi phổ biến để chỉ bướu xuất phát từ tuyến giáp, trong y học gọi là bướu tuyến giáp, bao gồm nhiều loại như phình giáp lan tỏa hay có hạt, viêm giáp, bướu lành, ung thư.

- Bệnh hạ đường huyết:

+ Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu quá thấp. Cơ thể hấp thụ đường qua các thức ăn có nhiều carbohydrates như gạo, khoai tây, bánh mì, ngũ cốc, sữa, trái cây, và đồ ngọt. Đường tích trữ trong gan và mô dưới dạng glucogen và sẽ được phân hóa thành glucose để tạo năng lượng cho cơ thể.

- Bệnh tiểu đường:

+ Bệnh tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.

Bạn tham khảo nha! Cái này chịu khó một xíu nhờ anh Google là được à ^^

9 tháng 5 2018

Những nguyên nhân có thể gây hạ đường huyết ở người bình thường bao gồm:

  • Một số loại thuốc
  • Uống nhiều rượu
  • Một số bệnh lí cụ thể gây hại đến gan,thận
  • Chứng chán ăn tâm lí- Đây là tình trạng rối loạn ăn uống, người mắc bệnh này thường luôn nghĩ mình luôn béo, xấu và nhịn ăn để giảm cân
  • Các khối u hoặc các bệnh lí ở tụy- Một cơ quan quan trọng trong cơ thể, giúp sản xuất hormon và các dịch tiêu hóa để phân giải thức ăn
  • Tác dụng phụ của việc giảm cân bằng phẫu thuật cắt dạ dày
  • Rối loạn một số hormone bẩm sinh

Hạ đường huyết xảy ra khi tế bào \(\alpha\) không tiết đủ hoocmon glucagôn để biến glucogen thành glucozo

25 tháng 7 2021

Tham khảo:

- Nguyên nhân tiểu đường có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy. Điều này khiến bạn có ít hoặc không có insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.

- Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì. Theo đó, những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:

Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào... Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...

Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.

Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng các

-​ Các biến chứng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

Biến chứng mắt. Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. ...Biến chứng về tim mạch. ...Biến chứng về thần kinh. ...Biến chứng về thận. ...Hạ đường huyết. ...Hôn mê                
15 tháng 3 2017

Nguyên nhân bệnh Basedow

Bệnh xảy ra ở mọi độ tuổi, nhất là độ tuổi 20 - 40 tuổi, phụ nữ gặp nhiều hơn nam giới, tỉ lệ nam / nữ = 1/5 - 1/7 ở vùng không bị bướu cổ địa phương. Tuy nhiên, ở vùng dịch tễ tỉ lệ này thấp hơn. Theo Volpé có lẽ liên quan đến sự khiếm khuyết của tế bào lympho T ức chế, là yếu tố cơ bản trong bệnh lí tự miễn ở tuyến giáp. Một vài yếu tố được ghi nhận có thể gây đáp ứng miễn dịch trong Basedow như:

Thai nghén nhất là giai đoạn sau sinh.

Dùng nhiều iod, đặc biệt dân cư sống trong vùng thiếu iod, có thể iod làm khởi phát bệnh Basedow tiềm tàng.

Dùng lithium làm thay đổi đáp ứng miễn dịch.

Nhiễm trùng và nhiễm virus.

Ngừng corticoid đột ngột.

Người có HLA B8, DR3 (dân vùng Caucase) HLA BW 46, B5 (Trung Quốc) và HLA B17 (da đen).

Vai trò Stress chưa được khẳng định.

Yếu tố di truyền, với 15% bệnh nhân có người thân mắc bệnh tương tự và khoảng chừng 50% người thân của bệnh nhân có tự kháng thể kháng giáp trong máu.

hạn chế bằng cách ăn uống hợp lí

dùng iod vừa phải

16 tháng 3 2017

Trong trường hợp tỉ lệ đường huyết giảm so với mức bình thường sẽ kích thích các tế bào α tiết ra glucagôn biến glicôgen thành glucôzơ glicôgen để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường .

Nhờ tác dụng đối lập của hai loại hoocmon trên của các tế bào đảo tụy làm đường huyết luôn ổn định.

Nếu hoạt động nội tiết của tuyến tụy bị rối loạn sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lí là bệnh tiểu đường hoặc chứng hạ đường huyết .

30 tháng 1 2022

Một số bệnh, tật về mắt mà em biết:

- Cận thị

- Loạn thị

- Tăng nhãn áp

- ...

Nguyên nhân:

- Do nhiễm khuẩn

- Chấn thương

- Kí sinh trùng 

- ...

Cách khắc phục:

- Vệ sinh mắt

- Mang các loại kính phù hợp

- ...

Đau mắt đỏ

Nguyên nhân hay gặp các triệu chứng ra ghèn dây, ngứa, chảy nước mắt do cộm, sưng mi, thị lực giảm, chói sáng khi biến chứng khô mắt

Cách khắc phục:

Chữa đau mắt đỏ bằng thuốc nhỏ mắt

chữa đau mắt đỏ bằng chế độ ăn

 

 

Nêu nguyên nhân, triệu chứng, đường lây, hậu quả, cách phòng chống bệnh đau mắt hột?

Nguyên nhân

- Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis là tác nhân đặc trưng gây bệnh đau mắt hột

Triệu chứng

- Khi bị bệnh đau mắt hột, người bệnh thường có các dấu hiệu như ngứa, sưng và kích ứng mí mắt; gỉ mắt chứa chất nhầy hoặc dịch mủ; cảm giác đau mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng.

- Hột ở mắt xuất hiện. Hột có hình tròn thường nổi trên bề mặt kết mạc hay ở rìa giác mạc, màu xám trắng, mạch máu vây quanh, bò lên trên mắt hột. Hột thường xuất hiện nhiều, có kích thước không đồng đều từ 0,5 mm trở lên.

- Xuất hiện nhú gai là những khối có hình đa giác, màu hồng, có trục máu ở giữa tỏa ra các mao mạch xung quanh.

- Sẹo xuất hiện điển hình ở kết mạc sụn mi trên. Sẹo là những dải xơ trắng hình sao, có nhánh hình thành dạng lưới.

- Sẹo là tổn thương chứng tỏ bệnh đau mắt hột đã tiến triển lâu.

Đường lây

- Từ người sang người hoặc do ruồi mang mầm bệnh từ người lày sang người khác 

Hậu quả

- Gây giảm thị lực và đau mắt  và tạo sẹo kết mặc làm cho sụn mi ngắn lại, bờ mi lộn vào trong gây lông quặm và nặng nhất là mù vĩnh viễn.

Cách phòng chống 

- Phải nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ trong cộng đồng.

- Người bệnh không dùng chung các dụng cụ sinh hoạt cá nhân với người lành. Nguồn nước vệ sinh cá nhân phải là nước sạch.

- Khi phát hiện phải đi khám kịp thời.

9 tháng 3

Nêu nguyên nhân, triệu chứng, đường lây, hậu quả, cách phòng chống bệnh đau mắt hột?

Nguyên nhân

- Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis là tác nhân đặc trưng gây bệnh đau mắt hột

Triệu chứng

- Khi bị bệnh đau mắt hột, người bệnh thường có các dấu hiệu như ngứa, sưng và kích ứng mí mắt; gỉ mắt chứa chất nhầy hoặc dịch mủ; cảm giác đau mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng.

- Hột ở mắt xuất hiện. Hột có hình tròn thường nổi trên bề mặt kết mạc hay ở rìa giác mạc, màu xám trắng, mạch máu vây quanh, bò lên trên mắt hột. Hột thường xuất hiện nhiều, có kích thước không đồng đều từ 0,5 mm trở lên.

- Xuất hiện nhú gai là những khối có hình đa giác, màu hồng, có trục máu ở giữa tỏa ra các mao mạch xung quanh.

- Sẹo xuất hiện điển hình ở kết mạc sụn mi trên. Sẹo là những dải xơ trắng hình sao, có nhánh hình thành dạng lưới.

- Sẹo là tổn thương chứng tỏ bệnh đau mắt hột đã tiến triển lâu.

Đường lây

- Từ người sang người hoặc do ruồi mang mầm bệnh từ người lày sang người khác 

Hậu quả

- Gây giảm thị lực và đau mắt  và tạo sẹo kết mặc làm cho sụn mi ngắn lại, bờ mi lộn vào trong gây lông quặm và nặng nhất là mù vĩnh viễn.

Cách phòng chống 

- Phải nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ trong cộng đồng.

- Người bệnh không dùng chung các dụng cụ sinh hoạt cá nhân với người lành. Nguồn nước vệ sinh cá nhân phải là nước sạch.

- Khi phát hiện phải đi khám kịp thời.