K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 9 2016

- Qua cầu ngả nón trông cầu,
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu

- Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

- Trăng bao nhiêu tuổi trăng già? 
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?

- Chờ chờ, đợi đợi, trông trông,
Bao nhiêu chờ đợi mặn nồng bấy nhiêu.

-Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
 

-Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

Chúc bạn học tốt!

21 tháng 9 2021

Tham khảo:

Ngó lên nuộc lạt mái nhàBao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.Cái hay của cách diễn đạt trong bài nằm ở cách dùng từ và cách dùng hình ảnh so sánh. Bài ca dao mở đầu bằng động từ "ngó lên", “ngó lên” là ngước lên, là nhìn lên. Hành động ấy chí sự thành kính, nó giống như việc thành khẩn thắp nén nhang dâng lên tiên tổ. “Ngó lên nuộc lạt mái nhà”, chỉ riêng việc ngó lên phía mái nhà đã gợi đến lòng biết ơn đối với những lớp người đi trước - những lớp người đã tạo ra và giữ yên mái ngói yên bình của ngòi nhà, dòng tộc. Không chỉ vậy, hướng ánh mắt lên mái nhà để ngó nhưng nuộc lạt. Và hình ảnh so sánh ở đây thật độc đáo: “Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bây nhiêu”. Nỗi nhớ được so sánh với số lượng nuộc lạt trên mái nhà! Có ai lại đi đo, đi đếm nỗi nhớ bao giờ... Nhưng trong thực tế, cùng chẳng ai đếm, ai đo lượng nuộc lạt trên mái nhà! Bởi nhắc đến hình ảnh “nuộc lạt”, ta chỉ thấy nó nhiều về số lượng và hơn thế nó tạo ra sự kết nối bền chặt cho mái nhà.Ở đây, tác giả so sánh nỗi nhớ với ông bà là dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính đồng thời gợi ra sự nối kết bền chặt của tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha. Không chỉ thế, trong bài ca dao này, dân gian sử dụng thể lục bát biến thế. Câu tám tiếng lại gồm chín tiếng, nỗi nhớ ông bà như tràn ra khỏi phạm vi câu chữ. Bài ca dao ngắn gọn, giản dị nhưng xiết bao cảm động.

2, các từ ngữ " chiều chiều" và " chín chiều" ko đồng nghĩa , Vì :

- Chiều chiều kết hợp với ra đứng ngõ sau : Khung cảnh heo hút ,lặng im trong buổi xế chiều .

- Chín chiều : thể hiện ''nhiều bề'' , thể hiện nỗi lòng sầu khổ , buồn man mác .

=> Thể hiện nỗi bi sầu , khổ đau , cô đơn của người phụ nữ thời pk khi xa quê , xa mẹ  .

3,

Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

- Hình thức so sánh : Ngang bằng .

- Y/n : Mỗi tấc đất là 1 tấc vàng , tấc bạc , nó rất quý giá . Phải trân trọng , phát triển , bảo vệ nó nên màu mỡ . Nhờ thế , ta có thể thu đc nhiều thành quả tốt đẹp . Hãy chăm chỉ , kiên trì , đừng để cơ hội vụt mất khỏi bàn tay ta .

~Duong~

26 tháng 9 2021

Người phụ nữ thời pk là gì vậy ạ, mình không hiểu? 

9 tháng 12 2019

Chọn A

24 tháng 8 2019

Đáp án: C

-Khái niệm:

 + Than thân và châm biếm:

* Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, phản ánh tâm tư tình cảm, thế giới tâm hồn của con người (trữ: phát ra, bày tỏ, thể hiện ; tình: tình cảm, cảm xúc). Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,... trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người nông dân, người phụ nữ,... trong quan hệ xã hội. Cũng có những bài ca dao châm biếm phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội. Ca dao châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.

- Phân tích bài ca dao 2 và 3

+Bài ca dao 2:

*Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao số 2: thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực cho kẻ khác; thương lũ kiến li ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn; thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi); thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót.

Bốn con vật, bốn nỗi khổ, bốn cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.

+ Bài ca dao 3:

- Trái bần, tên của loại quả đồng âm với từ bần có nghĩa là nghèo khó.

- Hình ảnh trái bần trôi nổi. Không những thế, nó còn bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần đã trôi nổi, lại càng bấp bênh vô định. Nó chỉ mong được dạt, được tấpvào đâu đó nhưng nào có được. Câu ca dao là lời than của người phụ nữ trong xã hội cũ về cuộc đời nghèo khó, phải chịu bao sóng gió của cuộc đời và không thể tự quyết định được số phận của mình.

-  3 câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ '' thân em''

                                     - Thân em như hạt mưa sa

                                  Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

                                      -Thân em như hạt mưa rào 

                              Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

                                     - Thân em như trái bần trôi

                                Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

- Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.

- Về nghệ thuật, ngoài mô típ mở đầu bằng cụm từ thân em (gợi ra nỗi buồn thương), các câu ca dao này thường sử dụng các hình ảnh ví von so sánh (để nói lên những cảnh đời, những thân phận, những lo lắng khác nhau của người phụ nữ).

 

19 tháng 1 2022

tham khảo 

Khi bác trống trường kêu: "Tùng ...tùng...tùng" học sinh ùa ra sân trường đông như kiến. Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.

19 tháng 1 2022

tham khảo 

Ngôi trường THCS Võ Thị Sáu nơi em đang học và dạy bảo nên người. Ngôi trường khang trang từ xa nhìn lại ngôi trường trông uy nghi tráng lệ. Nó khoác trên mình bộ áo màu vàng xen một chút màu xanh , làm cho ngôi trường nổi bật nữa bầu trời bao la.

 

Ngôi trường nhộn nhịp nhất vào giờ ra chơi, từng lớp các bạn học sinh ùa ra như một đàn ong vỡ tổ vậy.  Một bức tranh về ngôi trường tráng lệ, khiến những đứa học trò chúng tôi tự hào về ngôi trường THCS Võ  Thị Sáu

28 tháng 11 2021

vai trò ngữ pháp: định ngữ

 

26 tháng 9 2019

Câu 1 : 

Đại từ là những từ dùng để xưng hô hay dùng để thay thế danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu, tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần . 

Các từ đó là : tôi , mình ,....

Câu 2 : 

Đại từ : Mình 

Loại : Trỏ người 

~~ HOk tốt ~

26 tháng 9 2019

Thank you!!!

19 tháng 9 2021

THAM KHẢO!

Khi em hỏi các bạn của em rằng “Bạn quý ông hay bà hơn?” thì đa số các bạn của em đều nói rằng quý bà hơn vì bà gần gũi, tình cảm và chiều chuộng hơn. Thế nhưng em lại khác, em yêu quý cả hai ông bà nhưng lại quấn quýt và yêu quý ông nhiều hơn. Ông nội của em năm nay đã gần bảy mươi tuổi, sở dĩ như vậy là vì bố em là con út trong gia đình và em cũng là con út của bố mẹ. Ông của em là một kỹ sư đã về hưu, hình ảnh của ông bây giờ gắn với mái tóc bạc và đôi kính lão luôn thường trực. Tóc của ông tuy đã trắng gần hết nhưng vẫn dày, chắc khỏe và bồng bềnh như một đám mây. Răng của ông cũng rất chắc khỏe, ở tuổi của ông nhiều người phải trồng răng giả, rụng vài cái nhưng răng ông vẫn trắng sáng và đều tăm tắp, nụ cười của ông rất hiền hậu và đầy ắp tình yêu thương. Ông em có một đời sống tinh thần rất lành mạnh và lạc quan, ngoài việc ưa thích là đọc báo và tưới cây thì ông còn rất chăm chỉ tập thể dục và đạp xe. Hằng ngày, khi ông mặt trời còn chưa thức dậy, ông đều dậy sớm tập thể dục, còn chiều mát ông lại đi bộ hoặc đạp xe, có hôm mang theo vợt để đánh với các ông bà trong xóm. Em mong sao ông sẽ luôn giữ được phong độ và sức khỏe như bây giờ để sống vui vẻ bên con cháu, là chỗ dựa tinh thần cho cả gia đình.

19 tháng 9 2021

Bài văn hay lắm củm mơn nha😄