K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2018

Khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh thường có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, sốt, mệt mỏi… Các biến chứng nghiêm trọng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm là cơ thể mất nước và các chất điện giải có thể dẫn tới tử vong.

Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra sau khi ăn phải những món ăn có chứa chất độc hại. Ảnh minh họa

Đau bụng và tiêu chảy nhiều lần

Đối với người bị ngộ độc thực phẩm, triệu chứng dễ nhận thấy đầu tiên là đau bụng và tiêu chảy. Tiêu chảy có thể ra máu, đặc biệt nếu ngộ độc thực phẩm là do vi khuẩn Shigella, Salmonella, Campylobacter hoặc vi khuẩn E. coli gây ra. Các dấu hiệu và triệu chứng đi kèm phổ biến khác có thể bao gồm tiếng ùng ục trong bụng hoặc đầy hơi và chướng bụng.

Đối với người già hoặc trẻ em, triệu chứng thường nặng hơn vì hệ miễn dịch yếu. Khi bị tiêu chảy nhiều lần sẽ dẫn tới hiện tượng mất nước và chất điện giải, có thể đe dọa đến tính mạng.

Buồn nôn và nôn

Sau khi ăn hoặc uống thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), người bị nhiễm độc có triệu chứng buồn nôn và nôn ngay. Sau khi nôn hết thực phẩm trẻ đã ăn/uống trước đó, thì người bệnh tiếp tục có dấu hiệu nôn khan liên tiếp sau vài giờ, không ăn gì cũng nôn. Người bệnh nôn nhiều thường dẫn đến tình trạng rối loạn nước và chất điện giải.

Sốt và đau khắp người

Ngoài những triệu chứng đau bụng, nôn mửa... nêu trên, theo Theo Bs. Cẩm Tú chia sẻ trên báo Sức Khỏe & Đời Sống, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu nóng lên và sẽ có các triệu chứng như cúm sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Nếu người bệnh bị sốt hoặc nhiệt đột tăng đến 40 độ, cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để không gây những biến chứng nguy hiểm.

Thức ăn vỉa hè không đảm bảo ATVSTP - một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Sức khỏe & đời sống

Một triệu chứng phổ biến khác của ngộ độc thực phẩm là chóng mặt hoặc đầu óc quay cuồng. Triệu chứng này cũng có thể kéo dài trong vài giờ.

Ngoài ra, nhức đầu có thể xảy ra là do mất nước do tiêu chảy nặng. Triệu chứng đau người không phổ biến ở hầu hết các loại ngộ độc thực phẩm, nhưng đặc trưng của bệnh listeriosis - một chứng bệnh do ăn thức ăn bị nhiễm Listeria monocytogenes.

Mùa hè, tiết trời oi bức, nhiệt độ cao khiến cho rất nhiều vi khuẩn có hại phát triển, vì vậy việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu để phòng tránh ngộ độc thực phẩm.

Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể tự điều trị tại nhà mà không cần điều trị đặc hiệu trong khoảng từ 1 đến 10 ngày, tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh. Tuy nhiên, một số người có triệu chứng nặng hoặc biến chứng. Các nhóm có nguy cơ cao bao gồm trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ có thai, những người có hệ miễn dịch suy yếu, người ghép tạng và những người điều trị ung thư hoặc dùng steroid đường uống thì cần đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt nếu bạn nghi ngờ ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra, nếu bạn phát hiện dấu hiệu mất nước hoặc các dấu hiệu cảnh báo như đau bụng trầm trọng; sốt cao - nôn ra máu; giảm lượng nước tiểu; đau, ngứa ran hoặc tê ở chân; mệt mỏi, lơ mơ... thì nhanh chóng đến các cơ sở y tế để đươc hỗ trợ kịp thời.

Minh Triết phú yên std

16 tháng 2 2019

ngo doc thuc an do:

nhiem vi sinh vat hoac doc to cua vi sinh vat.

thuc an bi bien chat

nhiem chat doc san trong no:VD:mam khoai tay,nam doc,...

nhiem chat doc hoa hoc :VD:nhiem chat hoa hoc ,chat bao quan,...

em nen bao voi bo hoac me hoac nguoi than de di kham

12 tháng 5 2021

-Nguyên nhân chính của việc ngộ độc thực phẩm là do ăn, uống thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc bị ô nhiễm hóa học (kim loại nặng, độc tố vi nấm...). Ngộ độc thực phẩm mùa hè thường do thức ăn nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng), vì mùa hè nhiệt độ cao thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển.

-Khi bị trúng thực, điều quan trọng là bạn cần phải nôn hết thức ăn đã ăn vào và uống oresol để bù nước, điện giải. Tuy nhiên, với trẻ bị ngộ độc thực phẩm, bạn không nên cố gắng ép trẻ nôn vì điều này rất dễ làm bé sặc. Nếu người bệnh bị co giật, ngừng thở và ngừng tim, bạn hãy hô hấp nhân tạo.

12 tháng 5 2021

bạn cho mình hỏi là làm sao để  hô hấp nhân tạo. được vậy???

 

24 tháng 4 2019

goi ba me cho den bac si dieu tri

26 tháng 4 2019

nên báo ngay cho ba mẹ biết để đưa đến trạm y tế hoặc bệnh viện

27 tháng 4 2017

Gọi cấp cứu và đưa vào bệnh viện.

2 tháng 5 2017

Em sẽ gọi người lớn đến để nhanh chóng đưa người đó đến bệnh viện

Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi : “ Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi :

“ Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... nó cũng có thể coi là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng.... Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi.”

a/ Nêu những nguyên nhân có thể dẫn đến ngộ độc thức ăn?

b/ Nêu các biểu hiện khi cơ thể bị ngộ độc thực phẩm?

c/ Theo em sẽ cần làm gì để phòng tránh ngộ độc khi ăn uống ở tại nhà ?

1

a) Nguyên nhân:Ăn phải đồ ăn nhiễm khuẩn, nhiễm độc, chứa chất gây độc. Đồ ăn ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

b) Biểu hiện: Các triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng....

c) Những việc cần làm:

- Vệ sinh, chế biến thức phẩm sạch sẽ.

- Ăn chín, uống sôi.

- Rửa rau sống thật kĩ.

- Rửa tay trước khi ăn.

- Không ăn cơm ôi, thiu.

- Nên chỉ nấu ăn trong ngày.

6 tháng 5 2021

- Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm gọi là nhiễm trùng thực phẩm.

- Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm gọi là nhiễm độc thực phẩm.

* Biện pháp phòng tranh nhiễm trùng thực phẩm:

+ Thực hiện ăn chín, uống sôi

+ Rửa tay sạch trước khi ăn

+ Bảo quản thực phẩm chu đáo

...

* Biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm:

+ Không dùng các thực phẩm có chất độc

+ Không dùng thức ăn bị biến chất hoặc nhiễm chất độc hoá học

+ Không dùng đồ hộp quá hạn sử dụng

...

Chúc bạn học tốt!! ^^

Nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào trong thực phẩm.

Nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm.

Ngộ độc do:

-Bản thân thực phẩm có sẵn chất độc.

-Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn.

-Hoá chất xâm nhập vào thực phẩm.

-Thực phẩm bị biến chất.

 

17 tháng 3 2021

Nguyên nhân:

- Ăn những thức ăn có sẵn chất độc như cá nóc, nấm độc, ...

- Ngộ độc do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật.

- Ngộ độc do thức ăn bị biến chất.

- Thức ăn bị ô nhiễm, hóa chất bảo vệ thực vật, ...

-Ngộ độc do:

+Bản thân thực phẩm có độc.

+Thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật, độc tố của vi sinh vật.

+Thực phẩm bị nhiễm các chất hóa học.

+Thực phẩm bị biến chất.

23 tháng 4 2021

Chọn thực phẩm tươi sạch. ...

Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm. ..

Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ ...

Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ ...

Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong.

23 tháng 4 2021
1. Chọn thực phẩm tươi sạch
- Với rau quả: chọn các loại rau, quả tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ.
- Với thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi.
- Cá và thủy sản phải còn tươi, giữ nguyên màu sắc bình thường, không có dấu hiệu ươn.
- Các thực phẩm đã chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo, phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ nội dung như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến; có số đăng ký sản xuất và còn thời hạn sử dụng. Với đồ hộp không chọn hộp bị méo, phồng hay gỉ.
- Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc.
- Không sử dụng các loại thực phẩm lạ (cá lạ, rau, quả hoặc nấm lạ) chưa biết rõ nguồn gốc.
- Không sử dụng các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục Bộ Y tế cho phép.2. Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm
- Khu vực chế biến thực phẩm không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn, nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường.
- Tất cả các bề mặt sử dụng để chuẩn bị thực phẩm phải dễ cọ rửa, luôn giữ gìn sạch sẽ, khô ráo.
- Bếp phải đủ ánh sáng và thông gió.
- Phải đủ nước sạch sử dụng để chế biến thực phẩm và vệ sinh khu vực chế biến thường xuyên.
- Ngăn ngừa sự đi lại của gián, chuột và các động vật khác trong khu vực chế biến thực phẩm.3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ
- Không để dụng cụ bẩn qua đêm.
- Bát đĩa dùng xong phải rửa ngay. Không dùng khăn ẩm mốc, nhờn mỡ để lau khô bát đĩa. Nếu dụng cụ vừa rửa xong cần dùng ngay thì nên tráng lại bằng nước sôi.
- Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt.
- Không sử dụng những dụng cụ bị sứt mẻ, hoen gỉ vì khó rửa.
- Thức ăn còn thừa, thực phẩm thải bỏ phải đựng vào thùng kín có nắp đậy và chuyển đi hằng ngày.
- Chỉ sử dụng xà phòng, các chất tẩy rửa dụng cụ ăn uống được ngành Y tế cho phép để không tồn dư gây độc sang thực phẩm.
- Không dùng dụng cụ bằng đồng, nhôm, thủy tinh gia công, nhựa tái sinh có màu để nấu nướng, chứa đựng thực phẩm lỏng có tính acid hoặc các loại cồn rượu vì chúng có thể làm tan các kim loại nặng như chì, đồng … hoặc phụ gia vào thực phẩm.
- Tuyệt đối không được dùng bao bì từng chứa đựng các hóa chất độc, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc tẩy, chất sát trùng để đựng thực phẩm.4. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ
- Rau, quả phải ngâm ngập trong nước sạch rồi rửa kỹ dưới vòi nước chảy hoặc rửa trong chậu, thay nước 3-4 lần.
- Các loại thực phẩm đông lạnh phải làm tan đá hoàn toàn và rửa sạch trước khi nấu nướng.
- Nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh nhưng phải nấu kỹ để đạt nhiệt độ sôi đồng đều. Chú ý phần thịt gần xương nếu thấy còn có màu hồng hoặc màu đỏ thì bắt buộc phải đun lại cho chín hoàn toàn.
- Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, gỏi …5. Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong
- Thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Để đảm bảo an toàn nên ăn ngay khi thức ăn còn nóng vừa nấu chín xong.
- Đối với các thực phẩm không cần nấu chín như chuối, cam, dưa và các loại quả khác thì cần ăn ngay sau khi vừa bóc hay vừa cắt ra.6. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn
- Nếu thức ăn phải chuẩn bị trước hoặc phải đợi sau 3 giờ thì cần giữ nóng ở nhiệt độ 600C hoặc duy trì ở điều kiện lạnh ≤ 100C. Với trẻ nhỏ, phải cho ăn ngay sau khi thức ăn vừa nguội và không áp dụng cách bảo quản này.
- Không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh.
- Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.
- Không dùng dao, thớt vừa cắt, thái thịt sống chưa được rửa sạch để thái thức ăn chín.
- Thức ăn phải đậy kỹ tránh ruồi, côn trùng xâm nhập.
- Không dùng tay để bốc thức ăn chín hay đá để pha nước uống.
- Không để các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất gây độc khác ở trong khu chế biến thực phẩm.
- Bảo quản tốt các thực phẩm đóng gói theo đúng yêu cầu ghi của nhãn.
- Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều ngay trước khi ăn là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản.7. Giữ vệ sinh cá nhân tốt
- Người chăm sóc trẻ cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống.
- Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi chuẩn bị thức ăn.
- Không hút thuốc, không ho, hắt hơi trong khi chuẩn bị thực phẩm.
- Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ.
- Nếu có vết thương ở tay cần băng kín bằng vật liệu không ngấm nước.
- Không tiếp xúc với thực phẩm khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt hay có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm.8. Sử dụng nước sạch trong ăn uống
- Dùng các nguồn nước thông dụng như nước máy, nước giếng, nước mưa, sông suối đã qua xử lý để rửa thực phẩm, chế biến đồ ăn uống và rửa dụng cụ.
- Nước phải trong, không có mùi, không có vị lạ.
- Dụng cụ chứa nước phải sạch, không được để rêu, bụi bẩn bám xung quanh hoặc ở đáy, có nắp đậy.
- Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm kem, đá.9. Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh
- Không sử dụng sách, báo cũ để gói thức ăn chín.
- Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, giữ được tính hấp dẫn về mùi vị, màu sắc và không thấm chất độc vào thực phẩm.
- Nhãn thực phẩm phải trung thực, có đầy đủ thông tin cần thiết như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến, có số đăng ký sản xuất, thời hạn sử dụng.10. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ
- Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột … và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế.
- Rác thải phải đựng vào thùng kín có nắp đậy, đổ đúng giờ và đúng nơi quy định. 
4 tháng 3 2020

Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn phải:

Ngay khi có các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm, bạn nên bù đủ dịch sớm (nhất là người già và trẻ em) bằng cách uống dung dịch có chất điện giải, ăn thức ăn lỏng, nhẹ và ít chất béo. Khi các dấu hiệu mất nước hay dấu hiệu tăng lên đến mức báo động, phải nhanh chóng đến các cơ cở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

6 tháng 5 2021

Nguyên nhân chính của việc ngộ độc thực phẩm là do ăn, uống thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc bị ô nhiễm hóa học (kim loại nặng, độc tố vi nấm...). Ngộ độc thực phẩm mùa hè thường do thức ăn nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng), vì mùa hè nhiệt độ cao thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển.

6 tháng 5 2021

- Qua đây chúng ta thấy ăn chín, uống sôi là rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cho nên khi nấu thực phẩm phải nấu chín khi đó vi khuẩn gây hại mới bị tiêu diệt.

- Thực phẩm chỉ nên ăn gọn trong ngày và không để thực phẩm, thức ăn quá lâu vì như thế sẽ có vi khuẩn sẽ sinh nở làm thực phẩm bị nhiễm trùng.