Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
VD : Quần áo phơi ngoài sân, sau một thời gian thì khô.
Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.
VD : Nước bay hơi thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống mặt đất.
* Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
VD:
Sau khi giặt quần áo xong, phơi quần áo dưới ánh nắng, nước trong quần áo sẽ bị bay hơi.
* Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.
VD:
Bỏ đá vào trong cốc nước, sau một thời gian ta sẽ thấy nước bị ngưng tụ bên ngoài mặt cốc.
Sự nóng chảy : Để viên đá từ trong tủ đá ra, một lúc sau nó sẽ nóng chảy thành nước.
Sự đông đặc : Để nước trong tủ đá thì một thời gian sau nó sẽ đông đặc thành đá viên.
Chúc bạn học tốt!
sự bay hơi:áo quần bị ướt, ta đem ra phơi. sau 1 thời gian áo quần khô-> do nước bay hơi
sự ngưng tụ:sự tạo thành mây mưa
sự nóng chảy, sự đông đặc, không biết, xin lỗi nha, mình không giúp được bạn
bạn ơi cho mình hỏi có đúng ko vậy vì câu này có trong đề hi của mình
Những sự biến đổi của chuyển động
- Vật đang chuyển động bị dừng lại. Ví dụ: xe đang đi thì phanh gấp, dừng lại.
- Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động. Ví dụ: Quả bóng đang đứng yên, bị chân đá vào nên nó bắt đầu chuyển động.
- Vật chuyển động nhanh lên. Ví dụ: Viên bi từ trên đỉnh máng nghiêng chuyển động xuống chân máng nghiêng, nó chuyển động nhanh dần lên.
- Vật chuyển động chậm lại. Ví dụ: Viên bi a lăn trên mặt bàn chậm dần rồi dừng lại.
- Vật đang chuyển động theo hướng ban đầu chịu tác dụng của lực chuyển hướng chuyển động.
Những sự biến dạng.
- Vật bị nén lại. Ví dụ: lò xo lá tròn bị nén khi dùng tay ép lại.
- Vật bị kéo dãn. Ví dụ: Lò xo treo thẳng đứng bị vật nặng kéo xuống, dãn dài ra.
- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Ví dụ: Lắp chặt nút cao su có gắn ống thủy tinh với giọt nước màu trong ống vài bình cầu thủy tinh, để nhốt một lượng khí ở trong bình. Xoa hai tay vào nhau cho nóng lên rồi áp chặt vào bình cầu. Giọt nước màu dâng lên trong ống thủy tinh, chứng tỏ không khí nở ra khi nóng lên. Thôi không áp tay vào bình nữa, giọt nước màu tụt xuống thấp, chứng tỏ không khí co lại khi lạnh đi.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Ví dụ: Ba bình đựng không khí, hơi nước, khí ôxi có thể tích ban đầu là 1000 cm3. Độ tăng thể tích của ba chất khí khi nhiệt độ của nó tăng thêm 500C là:
Để biết có lực tác dụng vào vật hay không, ta cần chú ý quan sát những hiện tượng sau:
1. Những sự biến đổi của chuyển động.
Ví dụ: Thùng hàng đang đứng yên thì chuyển động do tác dụng lực kéo của người.
2. Những sự biến dạng
Ví dụ: Lò xo bị dãn dài ra do tác dụng của lực kéo.
Tác dụng kéo, đẩy, ... của vật này lên vật khác gọi là lực
VD : Dùng tay kéo ghế ra ngoài
b ) 2 lực cân bằng là : Hai lực mạnh như nhau, có cùng phương, ngược chiều nhau, và cùng tác dụng lên 1 vật
VD : Quyển sách nằm yên trên bàn
c ) Kết quả tác dụng lực có thể làm vật biến đổi chuyển động hoặc biến dạng
Có 3 trường hợp :
Biến đổi chuyển động ( VD ) : Xe buýt rời bến, xe xuống dốc, ...
Biến dạng ( VD ) : Kéo dãn cái lò xo, kéo dây cao su giãn ra, ...
Biến dạng và biến đổi chuyển động ( VD ) : Cầu thủ đá quả bóng lăn trên sân
Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng
VD: Để một hòn đá ra ngoài tủ lạnh, sau một thời gian thì hòn đá chảy ra thành nước.
Sự đông đặc là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn
VD: Để cốc nước vào tủ lạnh, sau một thời gian thì nước trong cố đông thành đá
Chúc bạn học tốt!