Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Dung nham núi lửa sau khi phân huỷ tạo thành loại đất đỏ phì nhiêu, đất đai màu mỡ, thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp. → dân cư thường tập trung đông.
Câu 2:
- Mỏ khoáng sản là nơi tập trung nhiều khoáng sản.
+ Mỏ nội sinh là mỏ được hình thành do nội lực: phun trào mắc ma và đưa lên gần mặt đất thành mỏ. Ví dụ: đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc…
+ Mỏ ngoại sinh là mỏ được hình thành do quá trình ngoại lực: quá trình phong hóa, tích tụ vật chất. Ví dụ: than, cao lanh, đá vôi…
Nguồn: Google
Vì nội lực là lực xảy ra bên ở bên trong Trái Đất, làm cho bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề còn ngoại lực là lực xảy ra ở bên trên bề mặt Trái Đất có tác dụng làm cho bề mặt Trái Đất thêm bằng phẳng.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
(1) -Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.
=> Có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất,...
-Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài Trái Đất.
(2) -Núi lửa là hiện tượng phun trào măcma từ trong lòng đất.
=> Tác hại:
+ Gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
+ Làm tổn hại, hư hỏng vật chất.
+ Gây ô nhiễm môi trường.
-Động đất là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu trong lòng đất làm cho các lớp đất đá gần mặt đất rung chuyển dữ dội.
=> Tác hại:
+ Gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
+ Làm tổn hại, hư hỏng vật chất.
(3) -Trên Trái Đất có những dạng địa hình sau:
+ Địa hình núi
+ Địa hình cácxtơ và các hang động
+ Địa hình đồng bằng
+ Địa hình cao nguyên và đồi
(Đặc điểm có trong sgk cả r, khỏi viết nữa >:)
(4) Sự khác nhau giữa núi già và trẻ:
Núi | Thời gian hình thành | Đỉnh núi | Sườn núi | Thung lũng |
Núi già | cách đây hàng trăm triệu năm | tròn, thấp hơn | thoải hơn | rộng hơn |
Núi trẻ | cách đây khoảng vài chục triệu năm | nhọn, cao hơn | dốc hơn | hẹp, sâu hơn |
Cái này học lâu r nên chả nhớ, lôi lại sách ngày trc :>
Vì nội lực là lực xảy ra bên ở bên trong Trái Đất, làm cho bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề còn ngoại lực là lực xảy ra ở bên trên bề mặt Trái Đất có tác dụng làm cho bề mặt Trái Đất thêm bằng phẳng.
vì nội lực làm cho bề mặt TRÁI ĐẤT ghồ ghề hơn còn ngoại lục làm cho bề mặt TRÁI ĐẤT bằng phẳng
Nội lực là những lực sinh bên trong trái đất . Có tác đọng nén ép đất đá làm cho chúng bị uốn nép hoặc nứt gãy , vật chất ở dưới sâu phun lên . sinh ra các hiện tượng núi lửa phun trào hoặc động đất.
Ngoại lực là lực sinh ra bên ngoài TĐ có tác động xâm thực đá và phong hóa đá
1. Lực là gì? Cho ví dụ
Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này đã tác dụng lực lên vật kia.
Ví dụ 1: Gió thổi vào cánh buồm làm thuyền buồm chuyển động, khi đó gió đã tác dụng lực đẩy lên cánh buồm.
Ví dụ 2: Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động, khi đó đầu tàu đã tác dụng lực kéo lên các toa tàu.
2. Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật.
Ví dụ: Hai đội đang kéo co. Hai bạn đang gồng tay
Trong vật lý học, lực là bất kỳ ảnh hưởng nào làm một vật thể chịu sự thay đổi, hoặc là ảnh hưởng đến chuyển động, hướng của nó hay cấu trúc hình học của nó. Nói cách khác, lực là nguyên nhân làm cho một vật có khối lượng thay đổi vận tốc của nó, tới chuyển động có gia tốc, hay làm biến dạng vật thể, hoặc cả hai.
Lực tác dụng lên vật gây ra kết quả: Lực tác dụng lên một vật có thể làm nó biến đổi chuyển động howacj biến dạng. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.
Ví dụ:- Lực làm vật biến đổi chuyển động:
+Dùng chân đá trái banh. Lực của chân ta đã làm trái banh đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động.
+Khi chơi bắn bi, viên bi đang nằm yên trên mặt đất thì chịu tác dụng lực của tay ta làm nó biến đổi chuyển động.
+ Khi đóng đinh vào tường, búa tác dụng vào đinh làm đinh đang đứng yên chuyển động đập sâu vào tường.
- Lực làm vật biến dạng:
+ Dùng tay bẻ một cành cây, lực của tay ta làm cành cây biến dạng.
+Dùng tay nén hai đầu lò xo lại, ta thấy cả lò xo và tay đều biến dạng
+Khi cái vợt đập vào một quả bóng thì cả vợt lẫn bóng đều bị biến dạng.
- Lực vừa làm vật biến dạng vừa làm vật biến đổi chuyển động:
+ Đá trái banh vào tường. Lực cản của tường làm trái banh biến dạng đồng thời làm cho trái banh biến đổi chuyển động
2 lực cân bằng là 2 lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều ,tác dụng vào cùng một vật
vd:2 người mạnh ngang nhau đứng ngược chiều nhau kéo 1cái bàn thì sẽ tác dụng lên bàn hai lực cân bằng
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương, khác chiều, cùng tác dụng lên một vật làm cho vật đó đứng yên.
VD: Treo một vật nặng lên một sợi dây dọi (nếu bạn không biết nó là gì thì nhìn vào hình 8.2 SGK Vật lí lớp 6 trang 28)
Quả nặng đứng yên do chịu tác dụng của hai lực cân bằng:
- Trọng lực: có phương thẳng đứng (hướng về tâm Trái đất), có chiều từ trên xuống
- Lực kéo của sợi dây: có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên
I - NỘI LỰC
Nội lực là lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất.
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực là các nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất, như: năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất theo trọng lực, sự ma sát vật chất…
Nội lực làm di chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển, hình thành các dãy núi, tạo ra các đứt gãy, gây ra động đất, núi lửa…
II – TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC
Nội lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa…
Vận động kiến tạo là các vận động do nội lực sinh ra, làm cho địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn.
1. Vận động theo phương thẳng đứng
Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên, hạ xuống) diễn ra phổ biến ở nhiều nơi trong vỏ Trái Đất, trên một diện tích lớn, làm cho vỏ Trái Đất được nâng lên, mở rộng diện tích lục địa ở khu vực này và hạ xuống, thu hẹp diện tích lục địa ở khu vực kia một cách chậm chạp và lâu dài.
Những hiện tượng nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất hiện nay vẫn xảy ra tuy rất chậm. Ví dụ: vùng phía bắc của Thuỵ Điển và Phần Lan đang tiếp tục được nâng lên trong khi phần lớn lãnh thổ Hà Lan lại bị hạ xuống…
2. Vận động theo phương nằm ngang
Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
a) Hiện tượng uốn nếp
Vân động theo phương nằm ngang làm biến đổi thế nằm ban đầu của đá, khiến chúng bị xô ép, uốn cong thành các nếp uốn, đặc biệt ở những nơi đá có độ dẻo cao, rõ rệt nhất là các đá trầm tích
Khi cường độ ép tăng mạnh trong toàn bộ khu vực thì sẽ hình thành các dãy núi uốn nếp. Ví dụ như các dãy núi U-ran, Thiên Sơn, Hi-ma-lay-a, Cooc-đi-e, An-đet…
b) Hiện tượng đứt gãy
Vận động theo phương nằm ngang xảy ra ở những vùng đá cứng sẽ làm cho các lớp đá bị gãy, chuyển dịch tạo ra các hẻm vực, thung lũng…
Nếu cường độ tách dãn còn yếu, đá chỉ bị nứt nẻ, không chuyển dịch, tạo nên khe nứt.
Khi sự chuyển dịch diễn ra với biên độ lớn, có bộ phận trồi lên nhưng cũng có bộ phận sụt xuống giữa hai đường đứt gãy, sẽ tạo ra các địa luỹ, địa hào.
Nói chung, núi thường tương ứng với địa luỹ: dải núi Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy là địa luỹ điển hình của Việt Nam. Thung lũng và các bồn địa giữa núi… tương ứng với địa hào: thung lũng sông Rai-nơ, Biển Đỏ, các hồ dài ở Đông Phi… đều là những địa hào.
- NGOẠI LỰC
Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất như các nguồn năng lượng của gió, mưa, băng, nước chảy, sóng biển…
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng bức xạ của Mặt Trời.
Nói chung, xu hướng tác động của ngoại lức là làm cho các dạng địa hình bị biến đổi. Chúng phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên, đồng thời cũng tạo ra những dạng địa hình mới.
II – TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC
Tác động của ngoại lực xảy ra trên bề mặt Trái Đất, thể hiện ở các quá trình khác nhau: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.
1. Quá trình phong hoá
Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ, làm thay đổi các loại đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật… Quá trình này gồm có: phong hoá lí học, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học.
a) Phong hoá lí học
Phong hoá lí học là sự phá huỷ đá thành những khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau. Đó là sự nứt vỡ cơ giới, không làm thay đổi thành phần hoá học của đá. Quá trình này xảy ra chủ yếu do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước…
Phong hoá lí học có thể thấy ở nhiều nơi trên bề mặt Trái Đất nhưng diễn ra mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào các điều kiện khí hậu, vào tính chất và cấu trúc của các loại đá…
b) Phong hoá hoá học
Phong hoá hóa học là quá trình phá huỷ, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hoá học của đá và khoáng vật bằng tác động của các chất khí, nước, những chất khoáng hoà tan trong nước…
Nước có tác động hoà tan rất nhiều loại khoáng vật. Trên Địa Cầu, ở những nơi có những lớp đá dễ bị hoà tan, nứt nẻ nhiều như đá vôi, thạch cao… nước thấm xuống rồi chảy ngầm, hoà tan và tạo nên những dạng địa hình độc đáo như địa hình cacxtơ.
Phong hoá hóa học diễn ra mạnh nhất ở những miền khí hậu Xích đạo nóng ẩm và khí hậu gió mùa ẩm ướt…
c) Phong hoá sinh học
Phong hoá sinh học là sự phá huỷ đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật như: các vi khuẩn, nấm, rễ cây… Các sinh vật này làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá huỷ về mặt cơ giới vừa bị phá huỷ về mặt hoá học.
2. Quá trình bóc mòn
Quá trình bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực như nước, gió, sóng biển… làm chuyển dời các vật liệu ( sản phẩm phong hoá ) ra khỏi vị trí ban đầu của chúng.
Quá trình bóc mòn gồm có các quá trình: xâm thực, thổi mòn, mài mòn…
a) Xâm thực
Xâm thực được thực hiện do gió, nước chảy, sóng biển, băng hà…
Xâm thực do nước chảy diễn ra theo chiều sâu, với tốc độ nhanh tạo thành những dạng
-Nội lực là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất
-Ngoại lực là lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt
Ví dụ về ngoại lực:
– Sự thay đổi nhiệt độ không khí làm cho đá ở bề mặt Trái Đất bị nứt vỡ.
– Nước mưa chảy thành đòng tạm thời ở bề mặt đất tạo nên những khe rãnh do đất bị xói mòn.
– Nước làm hoà tan đá vôi, tạo nên các hang động trong các khối núi đá vôi
– Gió thổi mòn ở phần chân của các tảng đá, tạo ra các “nấm đá”.