K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2018

'Chế độ quân điền' là một chính sách về ruộng đất ban hành trong thời đại nhà Lê, và có nội dung theo hướng 'người cày được quyền và phải được có ruộng'. 
Lịch sử ghi lại rằng: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1417-1427) thắng lợi đã mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam, thời kỳ xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền cao độ. Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh, nền độc lập dân tộc được khôi phục và giữ vững, nạn ngoại xâm phương Bắc bị đánh bại hoàn toàn. 
Tình hình đó đã tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi để củng cố nền chính trị và đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. Nhân dân Đại Việt tích cực sản xuất trong không khí hồ hởi của một nền hoà bình vừa được giành lại. Nền nông nghiệp lâu đời tiếp tục được coi trọng, trong đó ruộng đất được nhà nước phong kiến quan tâm hàng đầu. Nhà Lê thời kỳ này rất chăm lo đến sự phát triển kinh tế, thi hành một số biện pháp tích cực thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Đó là chính sách khẩn hoang, lập đồn điền, xây dựng đê điều và các công trình thuỷ lợi; nhưng quan trọng nhất là chính sách ruộng đất với chế độ 'lộc điền' và 'quân điền'. Nhà Lê tịch thu ruộng đất trong tay quân Minh và bọn tay sai, tịch thu điền trang thái ấp của quý tộc trước đây, cộng với ruộng hoang hoá; tất cả sung làm ruộng đất công. Với quỹ đất công lớn, nhà Lê đã sử dụng một phần ban cho quý tộc tôn thất và quan lại cao cấp (lộc điền), phần lớn bổ sung cho công xã để chia cho dân cày cấy (quân điền). Phép quân điền được Lê Lợi ban hành năm 1429 và hoàn thiện vào thời Lê Thánh Tông; bộ 'luật quân điền' được chép trong Thiên Nam dư hạ tập năm 1481. Như vậy, ruộng đất phong thì được thu hẹp lại còn ruộng đất công xã trực tiếp đến tay người dân thì được mở rộng thêm. 
Chính sách này cho phép giải quyết khá ổn thoả mối quan hệ sở hữu ruộng đất giữa nhà nước với quý tộc quan lại và giữa nhà nước với nhân dân. Trong thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497), nông nghiệp được rất mực chú trọng. Vua đích thân đi cày đầu năm (lễ Tịch điền) để cổ vũ cho mùa vụ mới. Một năm sau khi lên ngôi, Lê Thánh Tông ra sắc chỉ cho các quan phủ, huyện, lộ, trấn rằng: “Từ nay về sau, trong việc làm ruộng, phải khuyến khích quân dân đều chăm nghề nghiệp sinh nhai, để đủ ăn mặc, không được bỏ gốc theo ngọn, hoặc kiếm chuyện buôn bán, làm trò du thủ du thực. Người nào có ruộng đất mà không chăm cày cấy, thì quan cai trị bắt trình trị tội". 
'Chế độ lộc điền' xuất hiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho quý tộc, tông thất và những quan lại cao cấp, đẩy mạnh sự phát triển của giai cấp địa chủ - tầng lớp thống trị mới trong xã hội phong kiến lúc đó. Còn 'chế độ quân điền' thì lại có tác dụng tích cực nhằm phục hồi và phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện cho nhà nước huy động nhân lực và vật lực cho quốc phòng. 'Chế độ quân điền' thời Lê Sơ còn có tác dụng làm giảm bớt bất công trong xã hội, góp phần động viên những người đã và đang có công đóng góp xây dựng quân đội, đánh giặc giữ nước, như Lê Lợi (Lê Thái Tổ) đã nói: "Người đi đánh giặc thì nghèo, người đi rong chơi thì giàu, người đi chiến đấu thì không có một thước, một tấc đất để ở, mà những kẻ du thủ du thực không có ích gì cho nước lại có ruộng đất quá nhiều... Nay sắc cho các đại thần bàn định số ruộng cấp cho quan, quân và dân, trong từ đại thần trở xuống đến các người già yếu, mồ côi, goá chồng, đàn ông, đàn bà trở lên"

13 tháng 9 2018

Chế độ quân điền nghĩa là: thực hiện việc lấy đất công và ruộng bỏ hoang đem chia cho nông dân. 
Nội dung chính của chế độ quân điền là: 
- Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lý chia cho nông dân cày cấy. 
- Các quan lại, tuỳ theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc 
- Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nối.

Chọn mk nha ^_^

10 tháng 11 2017

Chế độ quân chủ hoặc quân chủ chế hay còn gọi là Chế độ quân quyền, là một thể chế hình thức chính quyền mà trong đó người đứng đầu nhà nước là nhà vua hoặc nữ hoàng.

 chúc bạn hok tốt

10 tháng 11 2017

- Chế độ quân chủ là thể chế nhà nước do vua đứng đầu.
- Chế độ quân chủ chuyên chế là chế độ mà quyền lực tập trung tuyệt đối, tối cao, vô hạn trong tay một người (vua - hoàng đế - Thiên tử...), mọi người phải phục tùng tuyệt đối.
 

k cho mình nha!

4 tháng 12 2021

B

4 tháng 12 2021

B

 

1)nhà nước quân cchủ chuyên chế là nhà nunh như thế nào2)đặc điểm cơ sở kinh tế xã hội phong kiến phương tây là 3)nông nô được hình thành chủ yếu từ giai cấp nào 4)ma gien lan đi vòng quanh trái đTr hết gần 3 năm  ghi rõ mốc thời gian 5)quê hương của phong trào văn hóa phục hưng là nước nào 6)hệ tư tưởng và đạo đức chính thống của giai cấp phong kiếnTrung Quốc là ?thành thị trung...
Đọc tiếp

1)nhà nước quân cchủ chuyên chế là nhà nunh như thế nào

2)đặc điểm cơ sở kinh tế xã hội phong kiến phương tây là 

3)nông nô được hình thành chủ yếu từ giai cấp nào 

4)ma gien lan đi vòng quanh trái đTr hết gần 3 năm  ghi rõ mốc thời gian 

5)quê hương của phong trào văn hóa phục hưng là nước nào 

6)hệ tư tưởng và đạo đức chính thống của giai cấp phong kiếnTrung Quốc là ?thành thị trung đại xuất hiện khi nào 

7)vương quốc su gô thay trước đây là nước nào hiện nay 

8)ai là người khởi xướng phong trào cải ccải tôn giáo 

9)xã hội Trung Quốc đạt đến sự phồn thịnh ở thời đại nào 

10)cuộc kháng chiến chống tống lần thứ nhất của lê hoàn diễn ra khi nào

11)chính sách ngụ binh ngư nông có nội dung gì 

12)lễ cày kịch điền xuất hiện vào triều đại nào 

13)vị vua nào mở đầu triều đại nhà lý 

14)trận chiến trên sông như nguyệt thắng lợi do

15)bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là bộ luật nào? Ban hành năm nào 

16)nhà lý đổi quốc hiệu Đại Việt năm nào 

17)mục mục  của cuộc tiến công tự vệ của nhà li là gì

18)chiến thắng bạch Đằng năm  938 có ý nghĩa gì 

19)bài thơ phần được ngâm lên thì tinh thần quân tống như thế nào 

1
30 tháng 10 2018

c1: là chuyên một chế độ

a) Đoạn trích văn bản sau đây có phải là nghị luận không ? Nêu lí do khẳng định. “Chính phủ đặt nhiệm vụ năm 2003 là năm tăng cường kỉ cương, phép nước. Nhà nước ta, chế độ ta đã trải qua hơn nửa thế kỉ. Nhà nước ấy, chế độ ấy đã biết dùng “phép nước”, dùng “kỉ cương” để huy động toàn dân đánh giặc, xây dựng hậu phương, chiến đấu nơi tiền tuyến, làm kinh...
Đọc tiếp
a) Đoạn trích văn bản sau đây có phải là nghị luận không ? Nêu lí do khẳng định. “Chính phủ đặt nhiệm vụ năm 2003 là năm tăng cường kỉ cương, phép nước. Nhà nước ta, chế độ ta đã trải qua hơn nửa thế kỉ. Nhà nước ấy, chế độ ấy đã biết dùng “phép nước”, dùng “kỉ cương” để huy động toàn dân đánh giặc, xây dựng hậu phương, chiến đấu nơi tiền tuyến, làm kinh tế, làm văn hoá, khoa học, ngoại giao,… Xét về thành tựu, và chỉ nói riêng về kỉ cương, phép nước, thành tựu là rất đáng tự hào… … Trên và dưới, lãnh đạo và nhân dân, Đảng và đoàn thể, công luận báo chí… đều thống nhất hành động, bảo vệ kỉ cương ! Nhà nước ta, phép nước của ta, chế độ của ta là do máu xương công sức hàng báo nhiêu thế hệ xây nên. Vì thế, bảo vệ nó, chăm sóc nó, tuân thủ nó,… không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ, mà còn là lương tâm nữa ! Năm 2003 – năm kỉ cương, phép nước và năm chống thất thoát trong xây dựng cơ bản – chỉ nội làm tốt hai việc ấy, đủ phấn chấn lòng người”. (Theo báo Sức khỏe và Đời sống) b) Đặt đầu đề cho văn bản trích trên. c) Thử tìm trong văn bản trên có bao nhiêu luận điểm (nếu biết đây là phần trích mở đầu và kết thúc văn bản
2
14 tháng 2 2021

✰a) Đoạn trích trên là văn bản nghị luận.✰

Lý do khẳng định: Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng và hệ thống dẫn chứng chân thực, đoạn văn có sức thuyết phục rất lớn. Nhiều thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng như so sánh, liệt kê, lặp cấu trúc câu và hàng loạt động từ có khả năng gợi cảm cao...làm cho câu văn trở nên nhịp nhàng, cân đối, khỏe khoắn. Do vậy mà âm hưởng bài văn hào hùng như âm hưởng của một lời hịch kêu gọi, khích lệ toàn dân toàn kết một lòng đánh đuổi xâm lăng, bảo vệ chủ quyền độc lập thiêng liêng của Tổ Quốc.

b) Mình đặt là:

                   ✿TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA✿

c) Văn bản trên có (khoảng) 3 luận điểm.☠☠☠☠

14 tháng 2 2021

a) Đoạn trích trên là văn bản nghị luận.✰

Lý do khẳng định: Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng và hệ thống dẫn chứng chân thực, đoạn văn có sức thuyết phục rất lớn. Nhiều thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng như so sánh, liệt kê, lặp cấu trúc câu và hàng loạt động từ có khả năng gợi cảm cao...làm cho câu văn trở nên nhịp nhàng, cân đối, khỏe khoắn. Do vậy mà âm hưởng bài văn hào hùng như âm hưởng của một lời hịch kêu gọi, khích lệ toàn dân toàn kết một lòng đánh đuổi xâm lăng, bảo vệ chủ quyền độc lập thiêng liêng của Tổ Quốc.

b) Mình đặt là:

                   ✿TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA✿

c) Văn bản trên có (khoảng) 3 luận điểm.

19 tháng 9 2021

tham khảo

Câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ là câu văn kết thúc tác phẩm: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Giải thích từ - cụm từ: Can đảm: Là có tinh thần mạnh mẽ, không sợ gian khó hay nguy hiểm, khó khăn. Thế giới này: Bao gồm tất cả nhân loại khắp năm châu bốn biển. Thế giới kì diệu: Kì là lạ, diệu là đẹp. Kì diệu: vừa rất lạ, vừa rất đẹp. ==> Ý của cả câu: Nêu lên tầm quan trọng của nhà trường đối với giáo dục, nhà trường sẽ giáo dục con trở thành người có ích cho xã hội đó là một xã hội thân thiện, thầy cô và bạn bè sẽ giúp con trở thành người có ích cho xã hội và dạy cho con những điều tốt đẹp. Nhà trường sẽ dạy con trở thành một người can đảm và là một người có ích, vào đó con sẽ có thế giới của riêng mình và con có thể tự phát triển khả năng của mình.

3 tháng 11 2019

 * Luật pháp:

- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

- Nội dung: quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc.

* Quân đội:

- Gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.

- Thi hành chính sách "ngụ binh ư nông": cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.

- Quân đội kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo; vũ khí trang bị cho quân đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá...

3 tháng 11 2019

Luật pháp:

- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

- Nội dung: quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc.

* Quân đội:

- Gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.

- Thi hành chính sách "ngụ binh ư nông": cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.

- Quân đội kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo; vũ khí trang bị cho quân đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá...

* Đối nội: xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Nhà Lý còn gả các công chúa và ban chức tước cho các tù trường dân tộc miền núi. Nếu người nào có ý định tách khỏi Đại Việt, nhà Lý kiên quyết trấn áp.

* Đối ngoại:

- Với nhà Tống, Lý Công uẩn giữ quan hệ bình thường, tạo điều kiện cho nhân dân ở hai bên biên giới có thể qua lại buôn bán.

- Để ổn định biên giới phía nam, nhà Lý đã dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục. Sau đó, quan hệ Đại Việt - Cham-pa trở lại bình thường.



cái này mk coppy trên mạng nha

2 tháng 3 2021

answer-reply-image

Đây là bài mik làm lần trước bạn tham khảo nhé