Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Loài hoa các bạn thích là hoa gì? Chắc chắn có nhiều câu trả lời. Chị Huệ trắng muốt duyên dáng hay là chị phong lan tim tím yểu điệu? Còn với em, loài hoa em yêu thích và đẹp nhất là hoa hồng.
Trước hiên nhà em có trồng một chậu hồng nho nhỏ. Hoa hồng quả không hổ danh là nữ hoàng các hoa. Đó là cây hồng nhung. Hoa khoác lên mình bộ váy áo màu đỏ thắm, một màu đỏ thật sang. Nhưng bộ dạ hội đó còn lộng lẫy hơn vào buổi sáng, những hạt sương đọng trên cánh hoa như những viên kim cương lấp lánh trong nắng, điểm xuyến cho tà áo thắm đỏ rực rỡ. Cây hoa chỉ ra ba bông nhưng bông nào bông nấy đều đẹp mê hồn. Ba hông hoa như ba nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễm. Những cánh hoa chắc là đẹp nhất. Lớp lớp cánh hoa như những bậc thang. Cánh hoa thật mịn màng, mượt mà như tơ lụa đỏ thắm, chúng kết vào nhau tạo nên bông hồng duyên dáng. Đường nét từng cánh hoa thật uyển chuyển, đó là tuyệt tác của bông hồng, là một sự kì ảo vô hình thu hút người ngắm. Nhị hoa màu vàng thật hợp với dáng vẻ sang trọng của hồng nhung. Đầu nhị có đôi chút phấn trắng như hạt cát vàng nhấp nhánh. Thân cây chắc chỉ to và dài bằng cái đũa. Thân hoa có gai, những cái gai bé nhưng nhọn bảo vệ cho ba nàng công chúa Hồng trẻ đẹp. Mỗi chiếc lá nhỏ nhỏ, xanh đậm, sờ cưng cứng, ram ráp.
Chà, thế mà nhanh thật! Mới ngày nào, các bông hoa chỉ là nụ hồng e ấp, nhỏ xíu, thế mà bây giờ những cánh hoa đã xòe ra giỡn với gió. Mỗi khi đi học về, em thường ra chỗ cây hồng để thưởng thức hương thơm ngọt ngào đó. Em nhắm mắt lại và thả mình theo những cánh hoa. Nó dắt em đến một thế giới kỳ diệu. Ở đó, có ba nàng tiên đi cùng em vào khu vườn đầy hoa đó. Đó là vương quốc kỳ ảo với muôn vàn điều mới mẻ. Một thảm hoa rực rỡ hiện ra trước mắt em. Trên bầu trời là những đám mây bồng bềnh trôi, trong ánh mặt trời rực rỡ và muôn màu muôn vẻ của bảy sắc cầu vồng. Một làn gió nhẹ thoảng qua làm rung cánh hoa... Tất cả đều hấp dẫn vô cùng. Tiếng xe máy nổ ròn ngoài cổng, làm êm quay lại với hiện tại, xua tan đi nỗi mệt nhọc, lấy lại tinh thần. Đâu chỉ có em thích hồng nhung, còn mấy chú bướm nữa. Chúng suốt ngày đến thăm hoa. Và ba tiểu thư cũng vui với chúng. Có chú bướm vàng điểm đen trên cánh lúc nào cũng bay vòng quanh bông hoa rồi lại đậu xuống. Thật là buồn cười!
Em yêu quí hồng nhung lắm. Em vẫn thường tưới và chăm sóc nó. Cây hồng đã giúp em nhận ra một chân lý giản dị trong cuộc sống: vẻ đẹp luôn đi cùng với gai. Cũng như cuộc đời của mỗi người có nhiều lúc tốt đẹp và cũng không ít lúc gặp khó khăn mà ta luôn phải vượt qua.
Tham khảo:
Mẹ bảo đất nước mình lớn lên nhờ cây lúa, dù xã hội có phát triển đến thế nào thì cây lúa vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người. Nhờ hạt cơm dẻo hôm qua ta mới trưởng thành và khôn lớn. Chẳng có loài cây nào lại gắn bó một nắng hai sương với người nông dân như lúa và cũng chẳng có loài cây nào khiến tôi luôn ghi nhớ, biết ơn như cây lúa quê mình.
Tôi may mắn được sinh ra từ đồng quê của những ruộng lúa bạt ngàn trải dài khắp xóm. Tôi gắn bó với cây lúa từ ngày biết chập chững, bi bô và cũng từ những bước chân nhỏ bé trên con đê bé nhở hai bờ ruộng lúa, tình yêu quê hương trong tôi lớn lên, tình yêu cây lúa cũng từ đấy nồng nàn. Cây lúa không to lớn, cứng cáp như những cây thân gỗ, không xinh đẹp, lộng lẫy như những loài hoa cũng không biết uốn mình như dây leo nhưng loài cây ấy ẩn chứa cả sự mạnh mẽ, tươi đẹp và dẻo dai. Thân lúa nhìn mỏng manh như thân cỏ nhưng chẳng bao giờ ngả rạp trước gió mưa bởi lúa có bao giờ sống đơn lẻ. Ban đầu chúng chỉ là những sợi chỉ nhỏ bé rồi lớn dần cho đến khi người nông dân cấy xuống ruộng, cây lúa từ đấy bén rễ, vươn mình lớn lên. Một thân cây nhỏ mọc thêm nhiều nhánh, thân quấn lấy thân bao bọc nhau, che chở nhau suốt một mùa mưa nắng. Lá lúa dài, nhọn như lá, xanh tươi một màu khiến cả cánh đồng lúa tràn ngập sắc xanh. Trải qua bao nhiêu cơ cực, cuối cùng lúa cũng tích luỹ những hạt ngọc của trời, đem giấu vào lớp vỏ trấu xanh. Lúc ấy người ta gọi lúa trổ đòng đòng. Dưới ánh nắng, những giọt sữa bên trong vỏ trấu dần đông lại và trở thành hạt gạo. Đến một ngày kia khi những nhánh lúa nặng bông quằn mình xuống, hạt lúa ngã vàng nghĩa là lúa đã chín.
Niềm vui lớn nhất của người nông dân là nhìn lúa vàng đầy sân. Cây lúa bao đời đã nuôi người dân quê tôi. Đem đến cho chúng tôi cuộc sống sung túc hơn. Không chỉ thế, những ruộng lúa mênh mông là nơi sống của tôm, cua, ốc, cá và biết bao sản vật đồng quê sinh ra từ lúa. Có biết bao gia đình sống nhờ vào nghề bắt cá, bắt cua, hái rau trên những thửa ruộng. Đối với người nông dân lúa là mẹ hiền nuôi nấng đàn con khôn lớn. Với lũ trẻ chúng tôi lúa là cả một miền kí ức. Chúng tôi thích nhất là khi lúa còn xanh ươm, nước trên ruộng xem xép, men theo những nhánh lúa chúng tôi bắt lũ ốc, cua có khi nhặt được ổ trứng chim. Niềm vui của tôi còn là những ngày lúa chín theo mẹ đi gặt lúa, mẹ gặt trước, tôi theo sau nhặt từng bông lúa rơi. Khi mùa gặt đã xong, tôi theo cha đem vịt vào đồng mót lúa sót lại. Tôi nhớ khôn nguôi những đống rơm khô vàng ngoài sân và những trò chơi đánh trận cùng lũ bạn. Tôi thương những hạt gạo trắng dầu dãi mồ hôi.
Nếu không tận mắt chứng kiến quá trình cây lúa trổ bông sẽ chẳng thể nào hiểu được sự kì diệu của thiên nhiên. Ôi! Những cánh đồng lúa vàng rực rỡ có biết chăng đã khiến khoé mắt mẹ cay xoè, làm cha vui đến nỗi mất ngủ cả đêm. Những người nông dân quê tôi quý cây lúa như quý đứa con của mình. Họ chẳng bao giờ đi đâu xa vì sợ bỏ ruộng, bỏ vườn, bỏ lúa. Nào ủ thóc, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, gặt lúa, phơi thóc...hạt gạo trắng đến tay người nông dân cũng qua bao nhiêu cơ cực, vui buồn. Trải qua bao nhiêu thời gian, con người biết nhiều hơn về những loại thực phẩm thay thế lúa, những cánh đồng lúa dần thu hẹp lại thay thế bằng các nhà máy, xí nghiệp... Lúa ơi, lúa đã bao lần khóc thầm cho số kiếp, bao nhiêu thế hệ cống hiến hết mình cho con người, vậy mà... Lúa vẫn thuỷ chung, lúa vẫn xanh tươi và hứa hẹn cũng như tình yêu của tôi dành cho lúa vẫn vẹn nguyên như thuở còn thơ bé. Đừng buồn nhé cây, chẳng bao giờ người nông dân phụ lúa như lúa đã không phụ họ.
Tôi đã lớn, ngày ngày bận rộn với việc học hành và thi cử, chẳng còn thời gian để chơi những trò quanh đống rơm, ruộng lúa. Thế nhưng trong lòng tôi cây vẫn là kỉ niệm là giấc mơ hạnh phúc, ấm no. Tôi thầm cảm ơn cây đã mang cho chúng tôi sự sống, tình yêu và những nỗi nhớ. Tôi cũng biết ơn những người đã cùng lúa vất vả làm ra hạt gạo. Cây đã dạy cho tôi bài học đầu đời về cách sống “dù yếu mềm nhưng không ngã gục, dù người có phụ ta nhưng ta đừng phụ người”.
Tham khảo nha:
Cây lúa là loài cây mà em yêu thích nhất trong các loài cây. Từ xa xưa cây lúa đã gắn bó thân thiết với người nông dân Việt Nam đi vào thơ ca, ca dao:
"Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn"
Câu thơ thật sự là không sai bởi nó thể hiện một sự thật được chứng minh qua thời gian hình thành dựng nước và giữ hàng nghìn năm của dân tộc chúng ta. Nước Việt Nam chúng ta là một đất nước được mệnh danh là nền văn minh lúa nước. Cây lúa chính là biểu tượng thiêng liêng, là linh hồn của dân tộc chúng ta với các bạn bè năm châu trên thế giới.
Cây lúa là cây mà em yêu thích nhất, cây lúa là cái tên có xuất xứ từ ngàn đời nay trong từng lời ăn tiếng nói, trong giao tiếp của con người Việt Nam. Nó cũng là một cây lương thực chính nuôi sống hàng triệu triệu người con đất Việt. Từ những hạt thóc được người nông dân ủ thành mầm rồi gieo xuống ruộng nước những cây mạ xanh non lên cao rồi trở thành cây lúa. Khi cây lúa trưởng thành trổ bông những bông lúa chín vàng trĩu nặng báo hiệu vụ mùa bội thu, con người no đủ.
Dưới bàn tay chăm chỉ lao động của những người nông dân quanh năm "bán mặt cho trời bán lưng cho đất" cần cù chịu thương chịu khó trải qua bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông những bông lúa đã hình thành tạo nên mùa màng bội thu, lúa đầy bồ và rơm vàng đầy đường. Những người nông dân được sống một cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Từ hạt lúa khi chúng ta bóc vỏ sạch sẽ có hạt gạo trắng ngần làm nên những bát cơm thơm dẻo trong mỗi gia đình. Nếu như lúa mì là thức ăn chính của các nước phương Tây thì hạt gạo lúa tẻ cơm trắng lại là thức ăn chính của người Việt Nam và một số người thuộc nước Á Đông chúng ta.
Bài làm
Hà Nội có nhiều con đường đẹp trồng sấu: Trần Phú, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo… nhưng nhiều và đẹp nhất vẫn là phố Phan Đình Phùng. Phố rộng, hai bên đường và chia đôi một bên vỉa hè, là ba dãy cây sấu gần trăm năm tuổi. Cao hai mươi, hai nhăm mét, gốc sần sùi những bạnh, những vè... ba dãy cây sấu đứng vững chãi, tỏa bóng mát bốn mùa. Trưa hè dù nắng đến mấy, nhìn từ đầu hay cuối phố cũng thấy những tàng cây xanh mát giao nhau, rợp tối cả con đường, khiến ai đi qua cũng muốn chầm chậm lại, để kéo dài thêm khoảng khắc mát mẻ, trong lành dưới những hàng cây.
Sấu là loài cây rất lạ, lá rất nhiều và xanh suốt bốn mùa. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu đồng thời vừa trút bỏ lá già, vừa thay lá non. Cứ mỗi trận gió, hàng ngàn chiếc lá vàng tươi lại lìa cành, bay phơi phới, đậu trên vai trên tóc người qua, dát vàng rực rỡ những vỉa hè phố cũ. Những năm cuối cấp phổ thông, đi học về trên con đường này, trò chơi ưa thích của chúng tôi là đuổi bắt những chiếc lá vàng bay. Có nhiều chiếc lá đã được cất vào thơ, ép vào trang lưu niệm. Con đường rắc đầy lá vàng ấy, khi xa Hà Nội, tôi nhớ đến nao lòng.
Rồi những chùm hoa sấu trăng trắng, nhỏ xinh hình cái chuông đã bật ra cùng với màu lá mới xanh non. Không thơm nồng nàn như hoa sữa, mùi hoa sấu thơm nhẹ, man mác mà thanh tao. Bây giờ, trẻ con không lấy chỉ xâu hoa rụng thành chuỗi đeo cổ nữa. Những bông hoa sấu rụng thành lớp mỏng, trắng cả gốc cây sau những trận mưa đầu hạ. Và một hôm nào đó, như theo lệnh chỉ huy của một nhạc trưởng, từ những vòm cây xanh, dàn nhạc ve bỗng đồng loạt cất lên bản giao hưởng mùa hè. Ấy là lúc Hà Nội bước vào mùa quả sấu.
Trước sấu rẻ lắm, một cân sấu chỉ dăm bảy ngàn đồng, câu “bọn trèo me, trèo sấu” có thời dùng mang tính miệt thị để chỉ những người vô gia cư trên đường Hà Nội. Một ngàn rưởi gốc sấu già trồng trên các đường phố, công viên của Hà Nội do công ty Công viên và cây xanh quản lý chỉ mang lại món thu nhập thêm không đáng kể cho công nhân. Dăm năm trở lại đây, sấu bỗng trở thành loại quả được giá, làm cho anh bạn tôi chợt nảy ra ý định trồng sấu để làm giàu.
Thiên nhiên thật kì diệu, cũng đất ấy, nắng ấy, gió ấy, sao có cây cho quả ngọt ngào, có cây lại cho vị chua như sấu. Cây sấu chua, chua cả từ cái lá, từ bông hoa bé xíu. Còn quả thì… Trời ơi, chỉ vừa nghĩ đến, nước miếng đã tứa ra khắp chân răng, vừa sợ, lại vừa thích. Chả thế mà có người lí giải cái tên quả sấu rằng: vì quả ăn chua quá, nhăn hết mặt mũi lại, xấu lắm, nên mới gọi là quả sấu.
Mùa này quả sấu còn non, chỉ nhỏ xinh như đầu ngón tay, cùi mỏng, vị chua nhè nhẹ, làm món sấu dầm đường tuyệt ngon. Ra chợ, một cân sấu giá mấy chục ngàn, nếu yêu cầu gọt vỏ, trả thêm tiền thì ngang giá một cân thịt lợn ngon. Đắt, nhưng người bán cũng không gọt xuể. Quả sấu bé, gọt xong một cân thì hỏng hết móng tay còn gì. Các mợ, các cô bây giờ thà mất thêm ít tiền, chứ không thích hỏng búp sen đâu. Mang sấu về, rửa sạch nhựa, lấy dao chích nhẹ một hình chữ thập vào quả, nông thôi, kẻo khi làm xong, quả sấu vỡ ra, không đẹp. Ngâm nước vôi khoảng một giờ cho bớt chua. Nước đường thắng lên, thả chút gừng cạo vỏ, đập dập cho thơm, đổ ào tất cả sấu vào, đảo lên rồi bắc ra ngay. Để lâu, quả sấu chín nhũn, coi như hỏng. Cứ ngâm sấu trong nước đường cho ngấm. Khi nào ăn, múc ra bát sứ trắng nhỏ, dùng đoạn cật tre cắt vát đầu xiên từng quả, ngậm hờ trên môi, khẽ mút lấy vị ngọt của đường, vị chua thanh của sấu, vị thơm của gừng, để cảm nhận hết nét thanh tao của món quà, bỗng thấy cái nóng nực của mùa hè giảm hẳn.
Công dụng chính của quả sấu là để nấu canh chua. Dù cái nắng hè có làm cho mệt mỏi, biếng ăn, nhưng bữa cơm có bát canh chua thịt nạc hay canh hến nấu với sấu, vẫn ngon miệng như thường. Rau muống luộc vớt ra, thả tiếp vào nồi dăm bảy quả sấu, nửa dầm làm canh, nửa cho vào bát nước mắm ớt thay chanh. Miếng cùi sấu dầm trong nước mắm, vừa cay, vừa mặn, vừa chua, ngon hơn cà pháo. Nhiều nhà nghiện sấu, lúc mùa rộ mua cả chục cân, giữ trong ngăn đá tủ lạnh, ăn dần.
Vãn mùa, trái sấu chín vàng thơm, vỏ lốm đốm nâu. Người ta tuyển chọn những trái to, ngon nhất để bán rong. Trên các con phố cổ, những lúc lang thang dạo xem quần áo, giày dép, thế nào cũng gặp các cô gái bưng những khay sấu vàng ươm, cắt xoáy trôn ốc rất khéo. Trông quả sấu vẫn tròn, nhưng cầm lên, lại giãn ra như cái lò so. Trái sấu vàng, ruột sấu hồng hồng, trong đính cái hạt nâu, điểm chút muối ớt đỏ; ngọt, chua, cay, mặn quyện vào nhau, mời gọi dịch vị ứa ra. Chẳng có mợ nào, cô nào cầm lòng được, lại bị ăn dỗ khối tiền.
Còn nữa, ai chẳng có một thời học sinh vô tư lự, đi xem phim cùng bạn bè, chia nhau những quả ô mai sấu màu nâu, phủ lớp áo cam thảo vàng. Món quà rẻ tiền đó, rưng rưng bao chua ngọt, mặn mà, thơm thảo. Giờ đây, bạn ở phương trời nào, có còn nhớ hay không?
Nhà văn Băng Sơn đã từng viết: “Máu người Hà Nội có vị sấu chua”. Vâng, có lẽ thế. Đã là người Hà Nội, ai chẳng mang trong mình tình yêu với vòm xanh cây sấu, da diết tiếng ve gọi về một trời nhớ thương, một trời kỉ niệm, xao xuyến lòng kẻ ở người đi…
Hà Nội của tôi đang vào mùa sấu.
#Tuyên#
Tham Khảo
Mùa xuân đã về rồi. Mưa xuân phơi phới bay. Những tàu lá chuối hớn hở ngửa bàn tay xanh lên trời đón những làn mưa bụi. Những tàu lá chuối phập phồng ngời lên như ngọc bích.
Góc vườn nhà bà ngoại cạnh ao cá, cậu Chiêm trồng nhiều chuối, phần lớn là chuối tiêu (chuối lùn). Chuối mẹ, chuối con, chuối anh, chuối chị, chuối em mọc kề bên nhau, che chở cho nhau cùng đón mưa nắng.
Thân chuối tròn có nhiều bẹ cuộn lại, kết lại. Bẹ ngoài cùng mốc đen hoặc xanh nhạt. Tàu chuối mọc đều trên ngọn cây. Tàu lá chuối to nhỏ, dài ngắn khác nhau, tựa như những tấm lụa màu xanh thẫm, xanh biếc, xanh xanh, xanh ngọc bích phấp phới đung đưa cùng làn gió. Đọt chuối cuộn lại như một cái bút lông khổng lồ màu xanh ngọc rất xinh, lúc nào cũng rung rung như đang vẽ lên trời.
Không biết tự bao giờ, cứ mỗi khi nhắc đến ngôi trường thì người Việt Nam ta lại nói đến cây phượng vĩ. Và cũng không biết tự bao giờ, khi nói đến cây phượng vĩ thì chúng ta lại nhớ đến quãng thời gian nhiều kỷ niệm của tuổi học trò. Cây phượng, hoa phượng, tán phượng, gốc phượng đã đi vào thơ ca như những chuổi ngày đẹp nhất của tuổi học trò. Sân trường em cũng như bao sân trường khác, quanh gốc phượng luôn là nơi tụ tập đông đúc của học sinh vào giờ ra chơi. Gốc phượng to xù xì, những nhánh rể dài nổi lên mặt sân và vươn ra xa như bám sâu, bám chặt vào đất để giữ lấy thân mẹ cho thật vững chải trước bão giông. Mùa hè, những lá phượng li ti đang màu xanh ngát bổng chuyển vàng nhạt rồi vàng sậm, bổng chốc gieo mình xuống đất mỗi khi có cơn gió mạnh thổi qua. Từng lớp, từng lớp lá phượng rơi được ngọn gió mát vô tình tung lên xoay tít trên trời xanh để lại trên cây những tàu lá chỉ còn trơ trọi phần khung đang đung đưa trên cành. Và lác đác trên những nhánh cây khô xám, bổng mọc ra những nụ nhỏ màu xanh biếc. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, những nụ xanh biếc ấy bổng hé một màu hồng hồng, đỏ đỏ như những đôi môi chợt mỉm cười với từng đàn, từng đàn ong bướm đang nô nức kéo về để tận hưởng hương thơm của hoa phượng. Ôi! Tôi yêu cây phượng xiết bao!
Tham khảo!
https://mobitool.net/top-10-bai-van-bieu-cam-ve-loai-cay-em-yeu.html
Bạn bôi đen dòng chữ ở trên rồi mở nhé!
Đề miêu tả là đề 1.
Vì yêu cầu đề là "tả" loài cây em yêu, cần dùng nhiều tính từ để gợi được hình dáng vẻ đẹp của loài cây mình tả.
Em tham khảo:
Mỗi một loài hoa đều có vẻ đẹp, hương thơm và ý nghĩa riêng. Trong những ngày Tết cổ truyền, hoa đào và hoa mai là hai loài hoa đặc trưng cho hương vị Tết Việt Nam. Ở miền Bắc, vào những năm mới xuân sang, đâu đâu ta cũng gặp những đào hồng tươi. Còn đối với những người miền Nam, hoa mai là linh hồn, là sắc đẹp của năm mới.
Hoa mai và hoa đào có những đặc điểm khá giống nhau. Chỉ khác ở màu sắc vùng miền nơi nó sống. Hoa đào có nhiều loại, có hoa màu hồng phấn, nhẹ nhàng, có những cây lại màu hồng đậm, quyến rũ. Riêng hoa mai, chúng chỉ có một màu vàng tươi đầy sức sống. Mai có những chiếc lá xanh nhọn, tựa như lá chè. Lá mai xanh tốt từ những ngày mùa xuân. Đến đầu đông, lá bắt đầu lác đác rụng để nhường chỗ cho sự nảy mầm của những nụ hoa. Những chiếc lá nhẹ nhàng rơi xuống, xa thân, xa cành, dành sự hy sinh cao cả để nhen nhóm lên cho sự sống của những cánh hoa vàng tươi. Lá hy sinh cho hoa thêm màu đẹp mãi. Lá rụng hết, có thể là chúng tự rụng hoặc người ta bẻ đi để cho nụ hoa đâm chồi, chỉ còn lại trơ trụi thân cây. Nhìn thân mai màu nâu đậm, uốn éo, uyển chuyển trông không có chút sức sống nào cả. Thế những, bên trong những cành cây khẳng khiu ấy là một sức sống mãnh liệt, tiềm tàng. Từng nụ hoa chắt chiu dinh dưỡng, đợi đến ngày được nhú ra, khoe sắc với đất trời. Những chùm nụ nhỏ nhắn, trông giống như chùm hoa phượng thu nhỏ. Nụ mai bé như đầu ngón tay út, xanh rì, bóng mượt. Khi năm cũ chuẩn bị qua đi, mai bắt đầu hé nở, để lộ ra những cánh hoa mỏng tang màu vàng tươi mới. Thứ màu sắc tràn đầy sức sống để ai nhìn vào cũng trào dâng một niềm vui bất tận.
Hoa mai năm cánh tựa như hoa đào, chỉ khác rằng chúng vàng hơn, dẻo dai và mạnh mẽ hơn. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, nhà nào cũng ẵm cho mình một cây mai để trang trí. Sắc mai làm cho ngày Tết càng thêm ấm cúng, tươi vui. Những câu đối đỏ, những phong bao lì xì đỏ xen kẽ là màu vàng của những cánh mai trông tuyệt đẹp làm sao. Mai tô điểm thêm cho ngôi nhà những ngày Tết. Không có mai, có lẽ Tết cũng bớt đi phần rực rỡ. Người ta uốn mai theo những thế khá đẹp. Có cây mọc thẳng, tỏa ra xung quanh nhiều tầng hoa. Có cây bò dài rồi uốn lượn mềm mại như những chú công. Dưới bàn tay của các nghệ nhân, mai càng thêm mặn mà, đằm thắm và quyến rũ như những cô gái đang độ tuổi trăng tròn. Mai được đặt trước cổng nhà, mai đặt trong phòng khách, dù nông thôn hay thành thị, những ngày Tết của người miền Nam đều không thể thiếu bóng dáng của cây mai.
Mai đem đến tài lộc cho con người, đem đến sức sống cho một năm mới chuẩn bị đến. Những tia nắng nhẹ nhàng mùa xuân lại càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp thanh cao của mai. Lũ trẻ con chúng tôi vẫn háo hức được treo lên cành mai những lời chúc, những câu đối đỏ. Sắc đỏ và vàng hòa quyện vào nhau, đem đến một sự may mắn cho con người. Tôi không biết người miền Bắc yêu hoa đào như thế nào, nhưng với những người miền Nam như chúng tôi, hoa mai được coi là linh hồn, là biểu tượng cho tài lộc của một năm mới. Mai khoe sắc cùng nắng xuân trong những ngày Tết. Mai làm không khí trở nên ấm cùng và hạnh phúc hơn. Hương thơm của mai gọi đến những chú ong, chú bướm. Chúng chập chờn tìm nhụy lấy mật và đón Tết cùng con người. Nhìn thấy sắc mai vàng đang hé nở, ai ai cũng bồi hồi và háo hức được trở về bên gia đình vào những ngày đoàn viên. Để cùng nhau trò chuyện, sẻ chia những khó khăn suốt một năm rồi rồi cùng nhau cố gắng cho một năm mới sung túc, đầy đủ và hạnh phúc hơn.
Hoa mai là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt. Tết đến xuân sang, mai cùng con người hòa vào không khí vui tươi, ấm áp mỗi độ xuân về. Tôi yêu hoa mai vì ý nghĩa cao đẹp của nó.
Tham Khảo
Trong rất nhiều các loại hoa như: hoa hồng, hoa thược dược, hoa cúc, hoa oải hương… thì em thích nhất là loài hoa sen. Một lần về quê chơi, em đã được bà ngoại dẫn ra đầu làng để ngắm nhìn và thưởng thức vẻ đẹp của loài hoa xinh đẹp này. Đó là một sớm mùa hè tinh mơ và mát mẻ. Một không khí thật đẹp tại đầm sen. Ẩn hiện sau những màn sương sớm mỏng manh là hình ảnh những bông hoa sen. Những bông hoa sen nở trong đầm lầy, có đủ các màu sắc: nào hồng, nào trắng. Xen lẫn vào đó là màu xanh thẫm đến đặc biệt của những chiếc lá sen. Có những bông hoa sen còn chúm chím, xinh xinh trông hệt như những cô thiếu nữ tuổi còn trẻ, còn đang e ấp, ngại ngùng. Có những bông hoa sen lại nở xòe ra rực rỡ, phô hết ra được toàn bộ vẻ đẹp của mình. Bên trong hoa sen lại nhị hoa màu vàng tươi trông thật thích mắt. Hương hoa sen thì không nồng nàn như hoa hồng mà lại dịu nhẹ, thoảng qua nhưng không kém phần quyến rũ. Hương hoa sen quyện vào trong không khí còn ẩm hơi sương vào sáng sớm làm cho con người không khỏi siêu lòng, ngây ngất. Em rất yêu hoa sen!