K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4

TK:

Kính chào thầy cô và các bạn. (Giới thiệu về mk)

Lần gần nhất mà bạn phải ngồi chờ đợi một ai đó là bao lâu rồi? Có lẽ thói quen đi trễ đã không còn xa lạ gì với mọi người nữa, nó gần như trở thành thói quen của rất nhiều người trong xã hội, đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi,…và đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh có thói quen đi học muộn với đủ mọi lý do hết sức vô lí được đưa ra.

Quản lý thời gian là một giải pháp cần thiết để khắc phục được tình trạng trễ giờ, quên thời gian,… và cần phải bố trí đủ thời gian vào buổi sáng để sẵn sàng đi học, trì hoãn các công việc không cần thiết cũng như dự đoán được các vấn đề về giao thông. Rất nhiều người không có ý thức sắp xếp, phân bổ thời gian một cách hợp lý, làm việc gì cũng chậm chạp và họ coi việc đi học muộn trở thành một việc hết sức bình thường. Việc đi đúng giờ không chỉ thể hiện bạn là một người văn minh, hiện đại mà còn là một người biết tôn trọng người khác. Chẳng hạn việc bạn thường xuyên đi trễ sẽ làm mất đi uy tín của bạn, lời hứa không còn có trọng lượng và bị đánh giá là người không đáng tin cậy. Nếu bạn nghĩ rằng đi học muộn là việc của bạn và hậu quả ra sao mình bạn chịu thì nhầm rồi nhé. Khi bạn đến lớp muộn, nó không chỉ làm gián đoạn dòng chảy của một bài giảng hoặc thảo luận, mà còn ảnh hưởng đến sự tập trung của học sinh khác, cản trở việc học của tập thể và thường ăn mòn tinh thần lớp học. Thầy cô cũng vì thế mà cảm thấy bực mình và không muốn dạy một lớp học mà có nhiều bạn vô ý thức, vô kỉ luật như vậy.

Việc mọi người đi trễ có thể do một sự cố ngẫu nhiên như: ngủ quên, tắc đường, nhỡ xe, thời tiết,…. nhưng cũng có thể đó đã trở thành một thói quen ngấm vào máu. Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bạn đến lớp muộn, có thể là nguyên nhân chủ quan với lí do làm bài tập ngủ muộn, sáng dậy muộn,… hay nguyên nhân khách quan như việc tắc đường, xe hỏng,…. Nhưng dù có là lý do gì đi nữa thì việc đi trễ vẫn là một thói quen không tốt để lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc và chúng ta cần từ bỏ nó ngay từ bây giờ. Tác hại của việc đi trễ là vô cùng lớn. Nếu mỗi người trong xã hội đều không coi trọng việc đúng giờ thì xã hội sẽ không thể nào tiến bộ được. Để tránh tình trạng đi học muộn, các bạn hãy tự chọn cho mình một biện pháp khắc phục phù hợp với bản thân mình, giảm thiểu tối đa thời gian bị mất bởi những lí do không cần thiết.

ADVERTISING


Đi trễ không chỉ đơn thuần là một thói quen xấu mà còn là căn bệnh bám rễ vào tư tưởng mỗi người và có thể gây nên những hậu quả khó lường nếu không được khắc phục ngay từ bây giờ. Để khắc phục thói quen đi trễ của bản thân đầu tiên bạn phải là một người biết coi trọng thời gian và đơn giản là có ý thức tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình. Thứ nhất, bạn phải biết cách lập kế hoạch phân bổ thời gian trong ngày một cách hợp lí. Nếu bạn là người chậm chạp, lề mề trong việc chuẩn bị trước khi ra khỏi nhà thì hãy nhớ cài đồng hồ hẹn trước một chút thời gian để không bị lỡ hẹn và đi học đúng giờ. Thứ hai, nếu bạn là người đãng trí hay quên thì hãy tự lập cho mình một thời gian biểu khoa học và nhớ thường xuyên theo dõi nó để chắc chắn rằng mình không bỏ quên hay đi trễ một cuộc hẹn hay một buổi học nào cả. Và bạn cũng nên dự trù thời gian để có thể hoàn thành công việc và những việc có khả năng phát sinh thêm, tránh để quỹ thời gian của bạn bị quá tải, trôi đi một cách lãng phí.

Cha ông ta có câu: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” dù biết rằng việc thay đổi thói quen từ thường xuyên đi trễ thành một người luôn đúng giờ là một việc làm rất khó nhưng không phải là không làm được. Vì vậy bạn và tôi, chúng ta đừng để đi muộn trở thành thói quen không thể sửa mà hãy cùng nhau trở thành người có thói quen làm việc khoa học và hiệu quả hơn. Hãy biết quý trọng thời gian!

23 tháng 4

thanh niên phạm ngọc linh chép mạng đó

   

 

16 tháng 12 2023

Sau đây là bài văn nghị luận mình từng viết về sự đố kị ( một thói hư tật xấu của con người trong xã hội ). Bạn tham khảo rồi viết theo ý mình nha:

  Trong “Sapiens- Lược sử loài người” tác giả Yuval Noah Harari đã chia sẻ về “Khoa học và Cách mạng công nghiệp đã đem lại cho nhân loại những quyền lực siêu việt cũng như nguồn năng lượng gần như vô biên”. Nhưng một câu hỏi mà bản thân tôi muốn đặt ra là, việc khám phá ra những nguồn năng lượng vô tận có mở ra trước mắt ta một hạnh phúc vô tận hay lại là những nỗi đau âm ỉ không bao giờ nguôi ngoai? Và đối diện với hiện thực trước mắt, tôi đã nhìn thấy một trong những “nỗi đau” mà thời đại phát triển để lại cho con người đó là tâm bệnh “đố kị”. 

            Đố kị là sự ghen ghét, không công nhận thậm chí muốn bài trừ, phủ nhận mọi thành công và nỗ lực của người khác. Nó là một loại biến dạng của lòng hiếu thắng theo một cách tiêu cực hơn. Điều gì đã khiến sự đố kỵ mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nó mỗi ngày len lỏi trong cuộc sống của chúng ta? Aristotle cho rằng sự ganh đua thường được cảm nhận bởi người có khuynh hướng xem trọng đạo đức và danh dự, có sự tôn trọng với bản thân và niềm tin rằng họ xứng đáng với những điều tốt đẹp mà họ chưa đạt được. Song trong thời đại công nghiệp 4.0 phương tiện thông tin phát triển đã vô tình trở thành chất xúc tác khiến sự ganh đua ngày càng mạnh mẽ hơn và gieo rắc vào trong suy nghĩ con người mầm mống của sự đố kị. Lối suy nghĩ “đứng núi này trông núi nọ”khiến con người biến chất. Điều duy nhất tồn tại trong lí trí của họ là làm sao để trở thành kẻ chiến thắng cuối cùng kể cả điều đó có dẫm lên “xương máu” của người khác. Một điều tồi tệ hơn bao giờ hết với thế hệ trẻ hiện nay là xu hướng “con nhà người ta”. Bố mẹ của họ cố gắng tạo nên một hình ảnh “hoàn mĩ” dựa trên thành công của một đứa trẻ khác áp đặt lên đứa con của mình. Sự đố kị ngày càng phổ biến không chỉ do các nguyên nhân bên ngoài xã hội mà còn từ chính thâm tâm của con người thiếu đi định hướng và mục đích sống đúng đắn. Rất nhiều người tin vào câu nói “Cuộc đời là trường đua dài bất tận, chúng ta phải vượt qua mọi đối thủ để trở thành người chiến thắng”. Nhưng họ lại không nhận ra cuộc đời vốn không phải cuộc đua và cũng không ai ganh đua với ta. Tất cả chỉ là do chủ quan chúng ta luôn muốn vượt lên làm cá thể đứng “nhất” trong một cộng đồng gây ra mà thôi.

        Brian Tracy từng viết như một sẻ chia “Nếu bạn ghen tị với những người thành công, bạn đang tạo ra một trường lực tiêu cực đẩy bạn ra xa khỏi những điều bạn cần làm để thành công”. Hiện thực đã chứng minh tính chân xác của câu nói ấy. Khi con người ươm mầm hạt giống xấu không bao giờ có thể ra trái ngọt. Mục đích của người đố kị chính là khao khát muốn hạ bệ người khác, muốn nhìn người khác thất bại lấy đó là chiến lợi phẩm của thành công. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả điều kiện thuận lợi trước mắt để đổi lấy cơ hội khiến người khác đau khổ vì thất bại. Thật đáng tiếc, khi họ không nhận ra rằng trước khi chúng ta ném bùn vào người khác thì chính bản thân ta lại là người dính bùn đầu tiên. Sự đố kị chính là một loại độc dược khiến chúng ta cảm thấy ban đầu rất ngọt ngào nhưng sau cùng lại là đau đớn dằn vặt thấu tâm can. Đơn cử như câu chuyện về Bàng Quyên - vị tướng tài hoa trong thời chiến quốc mang lòng đố kị đến mức tính kế với bạn đồng môn của mình là Tôn Tẫn. Cũng vì chút tâm cơ ấy mà lọt bẫy và chết dưới hàng trăm mũi tên của Tôn Tẫn. 

        Theo Sách khôn ngoan “qua sự đố kỵ của ma quỷ mà cái chết đã bước vào thế giới của con người”. Tôi nghĩ đó là cái chết của tâm hồn hoặc cái giá của nó còn đắt hơn thế. Chúng ta không còn quá xa lạ với câu chuyện Hera và Aphrodite vì đố kị nhau xem ai là người xinh đẹp nhất mà gây ra cuộc chiến thành Troy mười năm ròng rã. Từ đó ta có thể thấy, đứng trước sự đố kị và ích kỉ mọi giá trị đạo đức đều suy tàn. Tựa như họ mặc kệ tất cả để phần “con” lấn át phần “người”, hành động mà không màng đến tất cả để tư thù cá nhân hủy hoại toàn bộ cơ đồ bao công sức gây dựng trong tích tắc.

        Thậm chí, lòng đố kị có thể khiến ta mù quáng đến mức ganh ghét muốn hủy hoại cả những người thân luôn bên cạnh mình. Chúng ta tồn tại là những “hòn đảo cô độc” để tìm đến bến bờ yêu thương tiến đến xây dựng một cộng đồng bền vững chứ không phải để triệt tiêu những cá nhân khác cũng đang đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Lòng ganh ghét chính là một vách ngăn vô hình khiến chúng ta tự tách biệt với phần còn lại của thế giới. Quỹ thời gian của ta quá ít ỏi để lòng đố kỵ cản bước chúng ta bay cao hơn, xa hơn trên bầu trời tri thức. Vì vậy, loại bỏ tận gốc rễ của lòng đố kỵ là điều chúng ta cần làm. 

       Cuộc đời không phải định nghĩa bằng Iphone, Ipad mà chính là I am ( Tôi là..). Những gì được viết sau I am là những gì ta định nghĩa về bản thân cho người khác thấy. Vì vậy cuộc đua đến thành công thực chất chỉ là cuộc đua của chính mình để vượt lên những góc tối, sự nhỏ nhen ích kỷ vốn có của phần “con” để hướng đến ánh sáng của phần “người” cao quý ( chân-thiện-mỹ). 

18 tháng 12 2023

bạn tham khảo nhé:

Có người cho rằng, con người có thể làm chủ được thiên nhiên. Suy nghĩ trên là hoàn toàn sai lầm.

Đầu tiên, hiểu một cách đơn giản nhất, thiên nhiên là tất cả những vật chất bao quanh con người, không do con người tạo ra mà tự sinh ra dưới sự tác động qua lại lẫn nhau tạo nên các thực thể trong tự nhiên thường thấy như sông, núi…

Từ xưa đến nay, con người luôn mong muốn có thể chinh phục thiên nhiên. Nhưng theo tôi, con người cần chung sống hòa bình với thiên nhiên. Bởi thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của nhân loại.

Thiên nhiên cung cấp cho con những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Đất đai để sinh sống, trồng trọt. Nguồn nước để tắm rửa, sinh hoạt. Rừng cung cấp nguyên liệu để xây dựng, các vị thuốc quý để chữa bệnh… Không chỉ vậy, thiên nhiên còn cung cấp cho con người những giá trị mỹ quan, làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Nhiều khu du lịch sinh thái đang ngày càng được nhân rộng để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của con người. Ngoài ra thiên nhiên cũng là niềm cảm hứng bất tận trong thơ ca, nhạc họa.

Nhưng có thực trạng đáng buồn là ngày hôm nay, con người đang tàn phá thiên nhiên một cách nghiêm trọng. Từ không khí, nguồn nước đến đất đai đều đối mặt với nguy cơ bị ô nhiễm. Nhiều cánh rừng bị tàn phá, các loài động thực vật quý hiếm bị săn bắt trái phép. Việc tàn phá thiên nhiên sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người. Trái Đất ngày càng nóng lên, các hình thức thời tiết cực đoan xảy ra nhiều hơn hay các dịch bệnh mới xuất hiện. Từ sức khỏe của con người, đến sự phát triển kinh tế đều chịu ảnh hưởng của môi trường. Cuộc sống bình yên của nhân loại đang bị đe dọa từ chính những hành vi của chúng ta.

Chính vì vậy, việc bảo vệ môi trường thiên nhiên vô cùng quan trọng. Chỉ một hành động nhỏ như vứt rác đúng nơi quy định, tích cực trồng rừng, hạn chế sử dụng đồ nhựa, tắt điện khi không sử dụng… đều đem đến ảnh hưởng tích cực cho môi trường. Rõ ràng, việc bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết, cấp bách.

Thiên nhiên giống như một người mẹ bảo vệ con người. Bởi vậy, chúng ta và thiên nhiên cần chung sống hòa bình.

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống là đưa ra ý kiến của cá nhân và trao đổi, bàn bạc, lắng nghe ý kiến của mọi người cùng tham gia để có hiểu biết đúng, đầy đủ, toàn diện hơn và lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề phù hợp.Vấn đề trong đời sống có thể nêu lên từ thực tế cuộc sống nhưng cũng có thể rút ra từ các tác phẩm văn học.Để thảo luận ý kiến về một vấn...
Đọc tiếp

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống là đưa ra ý kiến của cá nhân và trao đổi, bàn bạc, lắng nghe ý kiến của mọi người cùng tham gia để có hiểu biết đúng, đầy đủ, toàn diện hơn và lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề phù hợp.

Vấn đề trong đời sống có thể nêu lên từ thực tế cuộc sống nhưng cũng có thể rút ra từ các tác phẩm văn học.

Để thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống, các em cần chú ý:

- Quan tâm, theo dõi các sự kiện, hiện tượng,... trong cuộc sống xung quanh hoặc suy nghĩ từ các văn bản đọc hiểu để phát hiện vấn đề có ý nghĩa.

- Lựa chọn một vấn đề cần thảo luận. Tìm hiểu các thông tin về vấn đề và suy nghĩ, xác định ý kiến của em về vấn đề đó.

- Thảo luận trong nhóm về vấn đề đã lựa chọn.

- Khi thảo luận, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân về vấn đề; đồng thời, tôn trọng các ý kiến khác

0
16 tháng 9 2023

Cần lưu ý những điều sau:

- Chuẩn bị một cách kỹ lưỡng các thông tin liên quan đến vấn đề cần phân tích

- Cần trình bày vấn đề thành các luận điểm

- Xin ý kiến đánh giá, nhận xét, tiếp thu ý kiến và chỉnh sửa.

12 tháng 12 2020

Tham khảo nhé !

Như chúng ta đã được biết, thuốc lá được ví như con dao vô hình giết chết người sử dụng lúc nào không hay. Thuốc lá là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn nhất. Bình quân mỗi năm có tới hơn 7 triệu ca tử vong do thuốc lá và tới hơn 2 triệu người chết do hút phải khói thúc lá. Thuốc lá gây ra rất nhiều căn bệnh : ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh về tim gay giảm tuổi thọ của những người hút nói riêng và của những người hút phải nói chung. Và để khắc phục tình trạng ấy, trên báo đã có rất nhiều bài viết nêu ra tác hại của thuốc lá và khuyên người dùng nên bỏ thuốc lá. Một số nhà y học còn sản xuất ra thuốc cai thuốc lá.... Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta nên biết đề phòng những lời cám dỗ, hạn chế sử dụng thuốc lá, tuyên truyền tác hại của thuốc lá bà khuyên mọi người không nên sử dụng. Nếu như trong nhà các bạn có thành viên sử dụng thuốc lá thì chúng ta nên khuyên năn, giải thích tác hại của thuốc lá và khuyên người ấy nên ca

2 tháng 2 2021

"Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe" là câu nói vô cùng quen thuộc và được in ấn rõ ràng, công khai trên bao bì của những gói thuốc, thậm chí, khẩu hiệu này còn xuất hiện kèm theo hình ảnh của những lá phổi đen sì bởi khói thuốc. Vậy mà từng ngày, từng giờ, tỉ lệ người hút thuốc vẫn không ngừng tăng lên và đáng báo động hơn, tình trạng này lại diễn ra phổ biến ở lứa tuổi các bạn học sinh và thanh thiếu niên.

 

Hiện nay, tình trạng hút thuốc lá đang diễn ra phổ biến và tràn lan trong xã hội nói chung, đặc biệt là trong thế hệ học sinh nói riêng. Thật không quá khó để bắt gặp hình ảnh những cô cậu tuy còn đang ở độ tuổi vị thành niên nhưng trên tay và miệng phì phèo điếu thuốc, thậm chí có những bé trai chưa đến mười tuổi nhưng đã tập tành hút thuốc. Trên các phương tiện truyền thông hay mạng xã hội, cũng xuất hiện những video ghi lại cảnh tượng những cậu nhóc mới lớn đang hút thuốc với mục đích khẳng định bản thân. Khói thuốc thật sự đã xâm nhập và len lỏi vào trường học - nơi vốn là không gian của tri thức và những con chữ. Trong làn khói thuốc độc hại là những khuôn mặt ngây thơ, non nớt và không hề hay biết rằng bản thân đã mở ra cánh cửa cho phép bệnh tật đặt chân vào cuộc đời mình. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng đáng báo động này?

 

Thực trạng hút thuốc lá đang lan truyền mạnh mẽ trong thế hệ trẻ xuất phát trước hết do nhận thức của chính các bạn học sinh. Với suy nghĩ sai lệch cho rằng hút thuốc là cách thức khẳng định sự chín chắn, trưởng thành và thể hiện rõ cá tính của bản thân, các bạn đã tập tành việc hút thuốc và dần dần hình thành thói quen sử dụng thuốc lá. Bên cạnh đó, không ít bạn hút thuốc vì tâm lí đua đòi và học theo bạn bè và cũng có những bạn tìm đến thuốc lá như một giải pháp để giảm bớt căng thẳng, áp lực. Vô hình trung, các bạn đều chưa nhận thức đúng và đủ về tác hại của thuốc lá.

 

Theo thống kê của đài BBC, thuốc lá là một trong những phát minh nguy hại nhất và là nguyên nhân gây ra cái chết cho nhiều người: "Nó đã cướp khoảng 100 triệu sinh mạng trong thế kỉ XX" (theo nghiên cứu của Robert N.Proctor). Điều này là do thành phần cấu tạo của thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại dẫn đến rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư vòm họng và ung thư phổi. Thuốc lá không chỉ tác động xấu đến sức khỏe của người trực tiếp sử dụng nó mà khói thuốc khi hòa lẫn vào không khí còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh. Đặc biệt, việc học sinh sử dụng thuốc lá còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của đất nước.

 

Đứng trước thực trạng trên, chúng ta cần đề ra những giải pháp cấp thiết để ngăn chặn và hạn chế những tác hại do thuốc lá gây ra. Trước hết, cần nâng cao nhận thức của thế hệ học sinh về tác hại cũng như ảnh hưởng của khói thuốc đối với sức khỏe, tinh thần, tâm lí của người sử dụng bằng việc đẩy mạnh các phương pháp tuyên truyền, phổ biến trong trường học. Đồng thời, nhà trường cần phối hợp với gia đình trong việc giáo dục và quan tâm đến những thay đổi trong tâm lý của trẻ vị thành niên.

 

Hành động hút thuốc có thể tác động xấu đến tương lai của chính người sử dụng cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh. Bởi vậy, là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, đồng thời là thế hệ mầm măng tương lai của đất nước, chúng ta cần nhận thức rõ hơn về điều này và tránh xa thuốc lá.

3 tháng 4 2021

Người xưa có câu: “Cái răng cái tóc là góc con người”. Vẻ bề ngoài của mỗi người cũng phần nào thể hiện tính cách của người đó. Trang phục cũng thể hiện văn hóa của mỗi người. Vậy mà hiện nay, một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh gia đình.

Trang phục là cách ăn mặc bao gồm quần áo, vật dụng đi kèm và trang sức. Người xưa đã dạy: Y phục xứng kỳ đức, có nghĩa là ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh sống riêng của mình và hoàn cảnh chung của cộng đồng hay toàn xã hội, dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp với hoàn cảnh thì cũng trở nên lố bịch, cạch cỡm. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hoá, biết ứng xử chính là người biết tự mình hòa vào cộng đồng. Bởi thế, một nhà nghiên cứu văn hóa đã nói: Nếu một cô gái khen tôi chỉ vì có một bộ quần áo đẹp, mà không khen tôi vì có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện. Thế mới biết, trang phục hợp với văn hoá, hợp với đạo đức thì đó là trang phục đẹp.

Thế mà hiện nay có một số bạn đang đua đòi với lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với điều kiện gia đình mình. Như chúng ta thấy, ở trong trường học, có bạn đã dứt bỏ những chiếc áo đồng phục trắng để mặc vào một chiếc áo phông loè loẹt, trước ngực loằng ngoằng dãy chữ bằng tiếng nước ngoài và sau lưng là hình ảnh diễn viên của một bộ phim đang ăn khách hay một ca sĩ nổi tiếng, điều đó hoàn toàn không phù hợp với tư cách một người học sinh. Những chiếc áo phông hình con thỏ hay chuột Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương được thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay những lời lẽ Tiếng Anh thô lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tìm những chiếc áo đó như là "mốt" để khoe bạn bè.... Có bạn đòi mẹ mua bằng được chiếc quần Jean hàng hiệu đắt tiền để diện đến trường, nhưng đó lại là những chiếc quần xé gấu, thưng gối, chắp vá đủ màu. Có nhiều bạn hôm nay mốt quần bò rách gối, ngày mai lại mốt áo ngắn cũn cỡn, giày cao gót, ngày kia áo thun, áo thụng... Có những bạn còn là học sinh lớp 8, 9 mà đã đến lớp với tóc xanh, tóc đỏ, nhuộm, ép đủ kiểu. Các bạn đua đòi chạy theo những mốt thời trang được thị trường tung ra giống như những con thiêu thân lao đầu vào lửa mà cứ ngỡ là như vậy sẽ làm cho mình trở thành người văn minh, sành điệu. Và có lẽ bạn vẫn tưởng rằng sự sành điệu, văn minh ấy sẽ làm cho mình trở thành con người thức thời hơn, hiện đại hơn.

Dân gian có câu: “Chiếc áo không làm nên thầy tu”. Không phải ai cứ khoác lên mình chiếc áo của thầy tu thì sẽ trở thành thầy tu. Chỉ có cung cách ứng xử mới giúp ta biết đó có phải là thầy tu thật sự hay không. Chắc các bạn vãn còn nhớ lớp kịch “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” chứ? Cái ông trưởng giả Giuốc-đanh mà lại học đòi làm sang. Ông cứ tưởng chỉ cần khoác lên mình bộ lễ phục quý tộc thì sẽ trở thành người cao quý, còn “cứ bo bo cái kiểu trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn”. Nhưng do bản chất ngu dốt và mê muội, ông ta đã tự biến mình thành 1 trò hề với bộ lễ phục may hoa ngược và ngắn cũn cỡn.

Có vậy mới thấy sự văn minh, sành điệu không đến từ những gì bạn mặc trên người hay mốt này mốt nọ mà đến từ những hiểu biết của bạn, từ cách hành xử của bạn với mọi người xung quanh. Việc chạy theo các một ăn mặc ấy có rất nhiều tác hại. Có những bạn quên cả việc học, suốt ngày chỉ chăm chút cho trang phục của mình, kết quả là học hành sa sút, còn ngoại hình thì không còn là dáng vẻ của một học sinh cấp 2 nữa. Tại hại hơn nữa là sự đua đòi của các bạn ấy còn làm đau đầu cha mẹ, thầy cô. Những mốt quái dị đó đã làm tiêu tốn không ít tiền của bố mẹ, làm cha mẹ buồn phiền. 1 “công tử” hay “tiểu thư” nhà nghèo chạy theo “mốt” hoàn toàn là tác hại, điều kiện gia đình không khá giả, cha mẹ làm nông chân lấm tay bùn để có từng đồng bạc cho con sắm quần mua áo, điều đó là không thể chấp nhận được. Nhưng học trò bồng bột, áo đẹp quần xinh có khả năng “cám dỗ” hơn những công việc ướt đầm lưng áo ngoài ruộng. Đó không phải là hành động tốt, đó là hành động đua đòi những trang phục xa xỉ với điều kiện gia đình. Từ đơn giản những việc rất nhỏ như cái quần cái áo, cũng sẽ khiến 1 số học sinh “bận bịu” mải lo trang phục mà sa đà vào việc ăn chơi đua đòi.

Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống. Có gì không đẹp khi khoác lên mình những bộ đồng phục tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học? Có gì không văn minh khi khoác lên mình chiếc áo đồng phục xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp? Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người. Chúng ta phải tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp và nên chọn những trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người. Trang phục trẻ trung, dễ thương có thể giúp ta chống stress, giải tỏa căng thẳng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.

Nói tóm lại, việc lựa chọn trang phục cho phù hợp lứa tuổi là điều mà mỗi học sinh chúng ta cần quan tâm đúng mức để làm nên cái đẹp cho cuộc sống. Người ta nói “ăn cho mình, mặc cho người”. Trang phục không có pháp luật nào quy định nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hóa xã hội. Đã là học sinh thì phải chọn trang phục giản dị, phù hợp với lứa tuổi, với quy định của nhà trường - đó cũng chính là thông điệp tôi muốn gửi tới các bạn. Tôi hi vọng rằng, mỗi chúng ta đều là một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, đều là những đứa con ngoan, những người trò giỏi. Hãy giữ gìn vẻ đẹp tuổi học trò bằng những tà áo trắng tinh khôi, bằng sự giản dị, thuần khiết, bằng cách xây dựng một môi trường học đường lành mạnh.