K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 1 2018

Đáp án A

Tháng 7/1954, Hiệp định Giơnevơ được kí kết, công nhận độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia       

2 tháng 1 2019

Đáp án A

Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia

11 tháng 3 2022

d

3 tháng 11 2018

Đáp án A

Ngày 21-7-1954, hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết đã cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Đây là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương và được các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng.

=> Hiệp định Giơnevơ là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên công nhân các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương: Việt Nam, Lào, Campuchia

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội...
Đọc tiếp

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Năm 1984, Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.

Từ đầu những năm 90, ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên của mình trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thuận lợi. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali. Tiếp đó, ngày 28 - 7 - 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Tháng 7 - 1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN. Đến năm 1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức này.

Như vậy, từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Trong các nước thành viên sáng lập ASEAN, nước nào thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa:

A. In-đô-nê-xi-a.

B. Ma-lay-xi-a.

C. Xin-ga-po.

D. Thái Lan

1
9 tháng 3 2018

Đáp án D

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin. Trong đó, Thái Lan là nước duy nhất thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa

2 tháng 11 2021

A

2 tháng 11 2021

A ạ 

28 tháng 12 2018

Đáp án A
Ở Đông Dương có 3 quốc gia - dân tộc cùng đoàn kết với nhau để chống lại thực dân Pháp, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Tuy nhiên, do mỗi nước lại có một đặc điểm lịch sử riêng, nên cần phải giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ Đông Dương. Do vậy, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần II (1951) đã quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương và thành lập ở 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác- Lênin riêng

3 tháng 2 2016

- Trải qua 18 năm ( 1954-1972), Mĩ đã thất bại trong việc tiến hành các chiến lược chiến tranh xâm lược, nhằm chia cắt đất nước.

- Do thất bại trên chiến trường, Mĩ buộc phải chấp nhận đàm phán ở Paris về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.

- Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược.

- Để hỗ trợ mưu đồ chính trị, ngoại giao mới, Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố trong 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972, nhằm kí hiệp định có lợi cho Mĩ.

-Quân dân miền bắc đã đánh trả những đòn đích đáng làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không" buộc Mĩ phải kí hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam  ( 27/1/1973)

- Với Hiệp định Paris, Hoa Kì và các nước phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam

16 tháng 10 2019

Đáp án C

“Hiệp định Giơnevơ đã chia Việt Nam thành 2 quốc gia với đường biên giới là vĩ tuyến 17” là một quan điểm sai, vì:

- Hiệp định Giơnevơ đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam trong đó có quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia

- Hiệp định Giơnevơ đã quy định vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời phân chia khu vực tập kết quân đội chứ không phải là đường biên giới phân chia quốc gia

- Hiệp định Giơnevơ cũng khẳng định Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7-1956- tức là phủ định sự tồn tại vĩnh viễn của vĩ tuyến 17 và tái khẳng định sự thống nhất của Việt Nam

8 tháng 4 2017

-Thủ đoạn rõ nhất của Mĩ nhằm phá vỡ liên minh chiến đấu ba nước Đông Dương là: sử dụng quân đội Sài Gòn như một mũi nhọn xung kích trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia (1970), sang Lào (1971), nhằm thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

Kết quả

+Cuộc hành quân xâm lược của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn sang Campuchia ( từ tháng 4 đến tháng 6-1970) bị quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân dân Campuchia đập tan, loại khỏi vòng chiến đấu 17 000 tên địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn ở Đông Bắc Campuchia với 4,5 triệu dân

+Cuộc hành quân của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn mang tên “Lam Sơn 719” nhằm án ngữ Đường 9 Nam Lào, chia cắt chiến trường Đông Dương đã bị quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đập tan. Trong trận này khoảng 22 000 quân địch bị loại khỏi vòng chiến đấu , buộc quân Mĩ và quân Sài Gòn rút khỏi Đường 9 Nam Lào, hành lang chiến lược Đông Dương được giữ vững.

+Ở Việt Nam, trên hai miền Nam-Bắc, nhân dân Việt Nam đã giành nhiều thắng lợi…

-Âm mưu của Mĩ phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương đã bị thất bại hoàn toàn vào năm 1975.