K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TẠI SAO TÀU VŨ TRỤ ĐƯỢC PHÓNG THEO CHIỀU QUAY CỦA TRÁI ĐẤT

Các vận động viên muốn nhảy xa phải lấy đà, muốn ném lao cũng lấy đà. Đó là sự lợi dụng lực quán tính. Lực quán tính đã giúp vận động viên hay cây lao bay xa hơn. Khi phóng tên lửa thuận theo hướng quay của Trái Đất, chính là chúng ta đã mượn thêm lực quán tính này.

Thực tế, không phải mọi điểm trên Trái Đất đều quay với tốc độ như nhau. Càng gần Bắc Cực và Nam Cực, tốc độ quay càng chậm. Càng gần xích đạo, tốc độ quay càng lớn ( Hình tượng này giống như chiếc đĩa hát quay trên máy quay đĩa. Cùng một vòng quay, nhưng các điểm ở rìa đĩa hát đi được một đoạn đường dài hơn so với các điểm ở tâm đĩa ). Trung tâm Bắc và Nam Cực quay với tốc độ bằng không. Nhưng ở vùng xích đạo, tốc độ này lên tới 465 mét/giây. Bởi vậy, trừ hai khu vực ở trung tâm Bắc Cực và Nam Cực, còn tại hầu hết các điểm khác, con người đều có thể lợi dụng lực quay của Trái Đất.

Khi tàu vũ trụ phóng lên ở vùng xích đạo, vận tốc của nó sẽ được cộng thêm vận tốc quay của Trái Đất ( tức là 465m/s). Và do vậy, dù lực phóng ban đầu của tàu có yếu hơn một chút, nó vẫn dễ dàng thắng được sức hút Trái Đất. Tuy nhiên càng lên các vĩ độ cao ( gần hai cực hơn ), tốc độ quay của Trái Đất càng chậm, do đó tên lửa càng lợi dụng càng ít hơn lực quay này.

0
TẠI SAO TÀU VŨ TRỤ ĐƯỢC PHÓNG THEO CHIỀU QUAY CỦA TRÁI ĐẤTCác vận động viên muốn nhảy xa phải lấy đà, muốn ném lao cũng lấy đà. Đó là sự lợi dụng lực quán tính. Lực quán tính đã giúp vận động viên hay cây lao bay xa hơn. Khi phóng tên lửa thuận theo hướng quay của Trái Đất, chính là chúng ta đã mượn thêm lực quán tính này.Thực tế, không phải mọi điểm trên Trái Đất đều quay...
Đọc tiếp

TẠI SAO TÀU VŨ TRỤ ĐƯỢC PHÓNG THEO CHIỀU QUAY CỦA TRÁI ĐẤT

Các vận động viên muốn nhảy xa phải lấy đà, muốn ném lao cũng lấy đà. Đó là sự lợi dụng lực quán tính. Lực quán tính đã giúp vận động viên hay cây lao bay xa hơn. Khi phóng tên lửa thuận theo hướng quay của Trái Đất, chính là chúng ta đã mượn thêm lực quán tính này.

Thực tế, không phải mọi điểm trên Trái Đất đều quay với tốc độ như nhau. Càng gần Bắc Cực và Nam Cực, tốc độ quay càng chậm. Càng gần xích đạo, tốc độ quay càng lớn ( Hình tượng này giống như chiếc đĩa hát quay trên máy quay đĩa. Cùng một vòng quay, nhưng các điểm ở rìa đĩa hát đi được một đoạn đường dài hơn so với các điểm ở tâm đĩa ). Trung tâm Bắc và Nam Cực quay với tốc độ bằng không. Nhưng ở vùng xích đạo, tốc độ này lên tới 465 mét/giây. Bởi vậy, trừ hai khu vực ở trung tâm Bắc Cực và Nam Cực, còn tại hầu hết các điểm khác, con người đều có thể lợi dụng lực quay của Trái Đất.

Khi tàu vũ trụ phóng lên ở vùng xích đạo, vận tốc của nó sẽ được cộng thêm vận tốc quay của Trái Đất ( tức là 465m/s). Và do vậy, dù lực phóng ban đầu của tàu có yếu hơn một chút, nó vẫn dễ dàng thắng được sức hút Trái Đất. Tuy nhiên càng lên các vĩ độ cao ( gần hai cực hơn ), tốc độ quay của Trái Đất càng chậm, do đó tên lửa càng lợi dụng càng ít hơn lực quay này.

0
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BAY RA KHỎI TRÁI ĐẤT ?Khi bạn đá quả bóng hay bắn viên đạn lên trời,dù cao đến đâu rồi chúng cũng rơi xuống đất. Tại sao chúng không lên cao mãi và "đi luôn" nhỉ? Đơn giản là tất cả các vật thể quanh Trái Đất đều không thể "chạy trốn'' khỏi sức hút của nó.Vậy sao các vệ tinh nhân tạo và phi thuyền không gian vẫn có thể bay quanh Trái Đất rất nhiều ngày mà...
Đọc tiếp

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BAY RA KHỎI TRÁI ĐẤT ?

Khi bạn đá quả bóng hay bắn viên đạn lên trời,dù cao đến đâu rồi chúng cũng rơi xuống đất. Tại sao chúng không lên cao mãi và "đi luôn" nhỉ? Đơn giản là tất cả các vật thể quanh Trái Đất đều không thể "chạy trốn'' khỏi sức hút của nó.

Vậy sao các vệ tinh nhân tạo và phi thuyền không gian vẫn có thể bay quanh Trái Đất rất nhiều ngày mà không bị rơi?

Muốn giải thích điều này, trước tiên chúng ta hãy làm một thí nghiệm đơn giản: Buộc một vật nặng vào đầu dây, cầm chắc đầu kia sợi dây và quay mạnh. Tay bạn sẽ cảm thấy có một lực kéo căng ra các phía. Lực kéo đó gọi là lực ly tâm. Một lực khác của sợi dây giữ chặt vật nặng và bắt nó quay tròn, gọi là lực hướng tâm. Lực ly tâm và lực hướng tâm tuy ngược nhau nhưng cân bằng và tác động vào hai vật thể (sợi dây và vật nặng). Mọi vật khi chuyển động tròn đều bị tác động của lực hướng tâm.

Khi bay, vệ tinh nhân tạo cũng chịu tác dụng của lực hướng tâm do sức hút của Trái Đất sinh ra. Nếu vệ tinh có tốc độ nhỏ, lực hướng tâm cần thiết không đủ lớn, thì sức hút này không những buộc vệ tinh nhân tạo phải bay quanh mà còn kéo nó trở lại Trái Đất.

Chỉ khi vệ tinh nhân tạo bay với tốc độ cực lớn, đến mức lực hướng tâm hoàn toàn dùng vào chuyển động tròn của vệ tinh thì nó mới không bị rơi. Theo tính toán khoa học, để khả năng này xảy ra, vệ tinh nhân tạo phải đạt tốc độ 7,9km/s và phải bay theo hướng ném văng ra khỏi mặt nước. Tốc độ này được gọi là ''tốc độ vũ trụ 1''.

Tuy vậy, ngay cả ở tốc độ này, do gặp phải lớp không khí mỏng ngoài Trái Đất, vệ tinh sẽ chuyển động chậm dần và cuối cùng rơi vào tầng khí quyển đậm đặc, cọ xát nóng lên và bốc cháy.

Để khắc phục hiện tượng đó và ''thoát ly'' khỏi Trái Đất, vệ tinh phải đạt tốc độ 11,2km/s, khi đó nó sẽ trở thành vệ tinh nhân tạo. Tốc độ này còn gọi là ''tốc độ thoát ly'' hoặc ''tốc độ vũ trụ 2''.

Nếu muốn bay tới các hành tinh khác, vệ tinh cần đạt tốc độ 16,7km/s. Tốc độ này là ''tốc độ vũ trụ 3''.

1
26 tháng 1 2019

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BAY RA KHỎI TRÁI ĐẤT ? Khi bạn đá quả bóng hay bắn viên đạn lên trời,dù cao đến đâu rồi chúng cũng rơi xuống đất. Tại sao chúng không lên cao mãi và "đi luôn" nhỉ? Đơn giản là tất cả các vật thể quanh Trái Đất đều không thể "chạy trốn'' khỏi sức hút của nó. Vậy sao các vệ tinh nhân tạo và phi thuyền không gian vẫn có thể bay quanh Trái Đất rất nhiều ngày...
Đọc tiếp

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BAY RA KHỎI TRÁI ĐẤT ?

Khi bạn đá quả bóng hay bắn viên đạn lên trời,dù cao đến đâu rồi chúng cũng rơi xuống đất. Tại sao chúng không lên cao mãi và "đi luôn" nhỉ? Đơn giản là tất cả các vật thể quanh Trái Đất đều không thể "chạy trốn'' khỏi sức hút của nó.

Vậy sao các vệ tinh nhân tạo và phi thuyền không gian vẫn có thể bay quanh Trái Đất rất nhiều ngày mà không bị rơi?

Muốn giải thích điều này, trước tiên chúng ta hãy làm một thí nghiệm đơn giản: Buộc một vật nặng vào đầu dây, cầm chắc đầu kia sợi dây và quay mạnh. Tay bạn sẽ cảm thấy có một lực kéo căng ra các phía. Lực kéo đó gọi là lực ly tâm. Một lực khác của sợi dây giữ chặt vật nặng và bắt nó quay tròn, gọi là lực hướng tâm. Lực ly tâm và lực hướng tâm tuy ngược nhau nhưng cân bằng và tác động vào hai vật thể (sợi dây và vật nặng). Mọi vật khi chuyển động tròn đều bị tác động của lực hướng tâm.

Khi bay, vệ tinh nhân tạo cũng chịu tác dụng của lực hướng tâm do sức hút của Trái Đất sinh ra. Nếu vệ tinh có tốc độ nhỏ, lực hướng tâm cần thiết không đủ lớn, thì sức hút này không những buộc vệ tinh nhân tạo phải bay quanh mà còn kéo nó trở lại Trái Đất.

Chỉ khi vệ tinh nhân tạo bay với tốc độ cực lớn, đến mức lực hướng tâm hoàn toàn dùng vào chuyển động tròn của vệ tinh thì nó mới không bị rơi. Theo tính toán khoa học, để khả năng này xảy ra, vệ tinh nhân tạo phải đạt tốc độ 7,9km/s và phải bay theo hướng ném văng ra khỏi mặt nước. Tốc độ này được gọi là ''tốc độ vũ trụ 1''.

Tuy vậy, ngay cả ở tốc độ này, do gặp phải lớp không khí mỏng ngoài Trái Đất, vệ tinh sẽ chuyển động chậm dần và cuối cùng rơi vào tầng khí quyển đậm đặc, cọ xát nóng lên và bốc cháy.

Để khắc phục hiện tượng đó và ''thoát ly'' khỏi Trái Đất, vệ tinh phải đạt tốc độ 11,2km/s, khi đó nó sẽ trở thành vệ tinh nhân tạo. Tốc độ này còn gọi là ''tốc độ thoát ly'' hoặc ''tốc độ vũ trụ 2''.

Nếu muốn bay tới các hành tinh khác, vệ tinh cần đạt tốc độ 16,7km/s. Tốc độ này là ''tốc độ vũ trụ 3''.

1
25 tháng 1 2019

Hay. Xin tặng bạn 1 like

26 tháng 1 2019

thanks bạn nhìu!!!

VÌ SAO PHÓNG TÀU VŨ TRỤ PHẢI DÙNG TÊN LỬA NHIỀU TẦNG ? Chỉ khi đạt được tốc độ bay 7,9 km/s thì vệ tinh nhân tạo hay tàu vũ trụ mới không rơi trở lại mặt đất. Các con tàu lên Mặt Trăng cần có tốc độ 11,2 km/s, còn muốn bay tới các hành tinh khác thì tốc độ phải lớn hơn nữa. Làm thế nào để đạt tốc độ đó? Chỉ có tên lửa đẩy mới đảm đương nổi việc này. Muốn làm cho...
Đọc tiếp

VÌ SAO PHÓNG TÀU VŨ TRỤ PHẢI DÙNG TÊN LỬA NHIỀU TẦNG ?

Chỉ khi đạt được tốc độ bay 7,9 km/s thì vệ tinh nhân tạo hay tàu vũ trụ mới không rơi trở lại mặt đất. Các con tàu lên Mặt Trăng cần có tốc độ 11,2 km/s, còn muốn bay tới các hành tinh khác thì tốc độ phải lớn hơn nữa. Làm thế nào để đạt tốc độ đó? Chỉ có tên lửa đẩy mới đảm đương nổi việc này.

Muốn làm cho một vật thể chuyển động với tốc độ 7,9 km/s để thoát khỏi sức hút của Trái Đất, đòi hỏi phải dùng một năng lượng lớn. Một vật nặng 1g muốn thoát khỏi Trái Đất sẽ cần một năng lượng tương đương điện năng cần thiết để thắp sáng 1.500 bóng đèn điện 40W trong 1 giờ.

Mặt khác, tên lửa bay được là nhờ chất khisphutj ra phía sau tạo nên phản lực. Khí phụt ra càng mạnh, tên lửa bay càng nhanh. Muốn đạt được tốc độ bay rất lớn, ngoài tốc độ phụt khí rất cao, còn phải mang theo rất nhiều nhiên liệu. Nếu tốc độ phụt khí là 4.000 m/s, để đạt được tốc độ thoát ly là 11,2 km/s thì tên lửa phải chứa một số nhiên liệu nặng gấp mấy lần trọng lượng bản thân.

Các nhà khoa học đã cố gắng giải quyết vấn đề này một cach thỏa đáng. Làm sao để trong quá trình bay, cùng với sự tiêu hao nhiên liệu sẽ vứt bỏ được những bộ phận không cần thiết nữa, giảm nhẹ trọng lượng đang tiếp tục quá trình bay, nâng cao tốc độ bay. Đó chính là phương án sử dụng tên lửa nhiều tầng. Hiện nay phóng vệ tinh nhân tạo hoặc tàu vũ trụ vào không gian đều sử dụng loại tên lửa này.

Tên lửa nhiều tầng có ít nhất hai tên lửa trở lên, lắp liên tiếp nhau. Khi nhiên liệu ở tên lửa dưới cùng hết, nó tự động tách ra và tên lửa thứ hai lập tức được phát động. Khi tên lửa thứ hai dùng hết nhiên liệu, nó cũng tự động tách ra và tên lửa thứ ba tiếp đó được phát động... cứ như vậy sẽ làm cho vệ tinh hoặc tàu vũ trụ đặt ở tầng trên cùng đạt được tốc độ từ 7,9km/s trở lên để bay quanh Trái Đất hoặc thoát khỏi Trái Đất.

Dùng tên lửa nhiều tầng tuy có thể giải quyết vấn đề bay trong vũ trụ nhưng tiêu hao nhiên liệu rất lớn. Giả sử chúng ta dùng tên lửa 4 tầng để đưa tàu vào không gian, tốc độ phụt khí của mỗi tầng này là 2,5km/s, tỉ lệ giữa trọng lượng nhiên liệu và vỏ là 4/1, như vậy muốn cho một con tàu nặng 30kg ở tầng cuối đạt được tốc độ 12km/s thì trọng lượng toàn bộ tên lửa và nhiên liệu khi bắt đầu phóng phải tới trên 1.000 tấn.

Ngày nay, các tàu không gian còn có thể được nâng lên bởi các tên lửa đẩy gắn ở bên sườn. Chẳng hạn thế hệ tàu Ariane 5.

4
23 tháng 1 2019

tàu vũ trụ có vận tốc hành trình là mach 12-15. tàu vũ trụ phóng ra ko gian cần tên lửa đa tầng phóng theo từng giai đoạn thì sẽ bay với một tốc độ khủng khi ra ko gian và đích cuối là vệ tinh tách khỏi tên lủa đẩy

23 tháng 1 2019

chỉ còn cách tạo ra một gia tốc lớn hơn cho vệ tinh

VÌ SAO PHÓNG TÀU VŨ TRỤ PHẢI DÙNG TÊN LỬA NHIỀU TẦNG ?Chỉ khi đạt được tốc độ bay 7,9 km/s thì vệ tinh nhân tạo hay tàu vũ trụ mới không rơi trở lại mặt đất. Các con tàu lên Mặt Trăng cần có tốc độ 11,2 km/s, còn muốn bay tới các hành tinh khác thì tốc độ phải lớn hơn nữa. Làm thế nào để đạt tốc độ đó? Chỉ có tên lửa đẩy mới đảm đương nổi việc này.Muốn làm cho một...
Đọc tiếp

VÌ SAO PHÓNG TÀU VŨ TRỤ PHẢI DÙNG TÊN LỬA NHIỀU TẦNG ?

Chỉ khi đạt được tốc độ bay 7,9 km/s thì vệ tinh nhân tạo hay tàu vũ trụ mới không rơi trở lại mặt đất. Các con tàu lên Mặt Trăng cần có tốc độ 11,2 km/s, còn muốn bay tới các hành tinh khác thì tốc độ phải lớn hơn nữa. Làm thế nào để đạt tốc độ đó? Chỉ có tên lửa đẩy mới đảm đương nổi việc này.

Muốn làm cho một vật thể chuyển động với tốc độ 7,9 km/s để thoát khỏi sức hút của Trái Đất, đòi hỏi phải dùng một năng lượng lớn. Một vật nặng 1g muốn thoát khỏi Trái Đất sẽ cần một năng lượng tương đương điện năng cần thiết để thắp sáng 1.500 bóng đèn điện 40W trong 1 giờ.

Mặt khác, tên lửa bay được là nhờ chất khisphutj ra phía sau tạo nên phản lực. Khí phụt ra càng mạnh, tên lửa bay càng nhanh. Muốn đạt được tốc độ bay rất lớn, ngoài tốc độ phụt khí rất cao, còn phải mang theo rất nhiều nhiên liệu. Nếu tốc độ phụt khí là 4.000 m/s, để đạt được tốc độ thoát ly là 11,2 km/s thì tên lửa phải chứa một số nhiên liệu nặng gấp mấy lần trọng lượng bản thân.

Các nhà khoa học đã cố gắng giải quyết vấn đề này một cach thỏa đáng. Làm sao để trong quá trình bay, cùng với sự tiêu hao nhiên liệu sẽ vứt bỏ được những bộ phận không cần thiết nữa, giảm nhẹ trọng lượng đang tiếp tục quá trình bay, nâng cao tốc độ bay. Đó chính là phương án sử dụng tên lửa nhiều tầng. Hiện nay phóng vệ tinh nhân tạo hoặc tàu vũ trụ vào không gian đều sử dụng loại tên lửa này.

Tên lửa nhiều tầng có ít nhất hai tên lửa trở lên, lắp liên tiếp nhau. Khi nhiên liệu ở tên lửa dưới cùng hết, nó tự động tách ra và tên lửa thứ hai lập tức được phát động. Khi tên lửa thứ hai dùng hết nhiên liệu, nó cũng tự động tách ra và tên lửa thứ ba tiếp đó được phát động... cứ như vậy sẽ làm cho vệ tinh hoặc tàu vũ trụ đặt ở tầng trên cùng đạt được tốc độ từ 7,9km/s trở lên để bay quanh Trái Đất hoặc thoát khỏi Trái Đất.

Dùng tên lửa nhiều tầng tuy có thể giải quyết vấn đề bay trong vũ trụ nhưng tiêu hao nhiên liệu rất lớn. Giả sử chúng ta dùng tên lửa 4 tầng để đưa tàu vào không gian, tốc độ phụt khí của mỗi tầng này là 2,5km/s, tỉ lệ giữa trọng lượng nhiên liệu và vỏ là 4/1, như vậy muốn cho một con tàu nặng 30kg ở tầng cuối đạt được tốc độ 12km/s thì trọng lượng toàn bộ tên lửa và nhiên liệu khi bắt đầu phóng phải tới trên 1.000 tấn.

Ngày nay, các tàu không gian còn có thể được nâng lên bởi các tên lửa đẩy gắn ở bên sườn. Chẳng hạn thế hệ tàu Ariane 5.

2
26 tháng 1 2019

???

26 tháng 1 2019

Đok mà chẳng hỉu cái móe j

10 điểm thú vị về Mặt trời bạn có thể chưa biết Mặt trời là ngôi sao ở trung tâm của Hệ mặt trời nó quyết định thời tiết, khí hậu trên trái đất. Dưới đây là những đặc điểm của Mặt trời bạn có thể chưa biết.Lời giải cho bí ẩn nửa thế kỷ về Mặt trờiTrái đất sẽ bị hủy diệt khi nào?Sẽ tới ngày Trái đất bị Mặt trời nuốt chửng?📷1. Mặt trời chiếm 99,86%...
Đọc tiếp



10 điểm thú vị về Mặt trời bạn có thể chưa biết

Mặt trời là ngôi sao ở trung tâm của Hệ mặt trời nó quyết định thời tiết, khí hậu trên trái đất. Dưới đây là những đặc điểm của Mặt trời bạn có thể chưa biết.

Lời giải cho bí ẩn nửa thế kỷ về Mặt trời
Trái đất sẽ bị hủy diệt khi nào?
Sẽ tới ngày Trái đất bị Mặt trời nuốt chửng?

📷

1. Mặt trời chiếm 99,86% khối lượng trong Hệ mặt trời. Khối lượng của Mặt trời lớn hơn so với Trái đất khoảng 330.000 lần. Hầu như ba phần tư là Hydrogen, còn lại là Helium. Các kim loại khác chỉ chiếm 0.1% khối lượng khí của Mặt trời.

2. Mặt trời có thể chứa hàng triệu trái đất. Nếu bên trong Mặt trời hoàn toàn rỗng, có thể lấp đầy nó bằng 960.000 Trái Đất dạng hình cầu và 1.300.000 Trái Đất dạng dẹp (bị ép lại).

3. Nhiệt độ bên trong Mặt trời có thể đạt đến 15 triệu độ C. Bên trong lõi của Mặt trời, năng lượng được tạo ra bởi phản ứng nhiệt hạch chuyển đổi hydro sang heli. Nhiệt độ trên bề mặt của Mặt trời khoảng 5.600 độ Celsius.

4. Mặt trời là một quả cầu gần như hoàn hảo. Chỉ có một sự khác biệt 10 km đường kính ở vùng cực nó so với đường kính xích đạo của nó, điều này có nghĩa là Mặt trời gần như một khối cầu hoàn hảo được quan sát thấy trong tự nhiên.

5. Trong tương lai Mặt trời sẽ có kích thước bằng Trái Đất. Sau giai đoạn sao khổng lồ đỏ, Mặt trời sẽ sụp đổ, giữ lại khối lượng khổng lồ của nó, nhưng có thể tích gần bằng hành tinh chúng ta. Khi điều này xảy ra, nó sẽ được gọi là một ngôi sao lùn trắng. Cuối cùng, Mặt trời sẽ nuốt chửng rái đất: Khi tất cả hydro đã được đốt cháy, Mặt trời sẽ tiếp tục đốt heli trong khoảng 130 triệu năm nữa, trong thời gian đó, nó sẽ nuốt sao thủy, sao Kim và trái đất. Ở giai đoạn này, nó sẽ là một sao đỏ khổng lồ.

6. Mặt trời di chuyển với vận tốc 220 km / giây: Mặt trời cách tâm thiên hà khoảng 24 đến 26 nghìn năm ánh sáng và phải mất đến 225 – 250 triệu năm Mặt trời mới có thể hoàn thành một vòng quay. Giả sử Mặt trời quay xung quanh tâm thiên hà Milky Way mất đến 225 – 250 triệu năm với vận tốc trung bình 220km/giây (khoảng 136.7 dặm/giây).

7. Theo Wikipedia thì ánh sáng mất tám phút từ Mặt trời tới trái đất. Với khoảng cách trung bình trung bình là 150 triệu km từ Mặt trời tới trái đất và vận tốc ánh sáng truyền đi là 300.000 km mỗi giây, thì sẽ mất khoảng tám phút và 20 giây để ánh sang từ Mặt trời truyền tới trái đất.

8. Mặt trời đang ở tuổi trung niên. Với hơn 4.6 tỷ năm tuổi, Mặt trời được coi là một ngôi sao lùn vàng “trung niên” – nghĩa là Mặt trời đã “sống” được nửa cuộc đời mình

9. Khoảng cách giữa trái đất và Mặt trời thay đổi liên tục vì trái đất di chuyển trên một quỹ đạo elip quanh Mặt trời, Khoảng cách thay đổi từ 147 đến 152 triệu km.

10. Theo trang space-facts, Mặt trời có từ trường rất mạnh, đó là lý do tại sao xảy ra hiện tượng bão từ. Trong khoảng thời gian hiện tượng bão từ xảy ra, chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy bão từ trên Mặt trời thông qua hình ảnh: chúng là những nốt màu đen nhỏ hay còn gọi là “Sunspots – vết đen Mặt trời”. Trong cơn bão từ, các đường sức từ sẽ xoắn và quay mạnh tương tự như lốc xoáy trên Trái Đất vậy.

Trên đây là 10 điểm thú vị về Mặt trời, hy vọng bạn đã biết thêm nhiều thông tin bổ ích về “vật thể lạ mà quen” này.

2
19 tháng 2 2019

good job!!!

23 tháng 2 2019

thanks

Trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia đã cố gắng hiểu và giải thích lý do tại sao có rất nhiều cặp hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta có cấu hình bất thường như vậy.Những lần quan sát đã cho thấy nhiều hành tinh trong quỹ đạo bất thường dường như bị đẩy ra xa nhau, nhưng không biết lực nào gây ra như vậy.Nhưng giờ đây, các nhà thiên văn học cho rằng họ đã tìm ra câu trả...
Đọc tiếp

Trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia đã cố gắng hiểu và giải thích lý do tại sao có rất nhiều cặp hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta có cấu hình bất thường như vậy.

Những lần quan sát đã cho thấy nhiều hành tinh trong quỹ đạo bất thường dường như bị đẩy ra xa nhau, nhưng không biết lực nào gây ra như vậy.

Nhưng giờ đây, các nhà thiên văn học cho rằng họ đã tìm ra câu trả lời. Họ thấy rằng có lực kỳ lạ cân bằng trên các cực hành tinh ngoại vi đã kéo chúng ra xa trọng tâm.

Khám phá mới này giúp các nhà thiên văn học hiểu được cấu trúc, khí hậu và khả năng sinh sống của các hành tinh ngoại vi, trong khi chúng ta đang săn tìm hành tinh khác giống như Trái Đất.

Để hiểu những chi tiết kỳ lạ này, chúng ta trông chờ vào kính viễn vọng Kepler của NASA đang khám phá vũ trụ tìm các hành tinh ngoại vi. Kepler đã phát hiện ra rằng có đến 30% các ngôi sao giống với Mặt Trời, rồi đến các hành tinh được mệnh danh là Siêu Trái Đất.

Siêu Trái Đất thường lớn hơn Trái Đất, nhưng nhỏ hơn Sao Hải Vương. Thông thường, chúng quay quanh ngôi sao chủ của theo quỹ đạo tròn mất khoảng 100 ngày.

Thật thú vị, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra rằng hầu hết các hành tinh này quay khoanh tròn thành từng cặp ngôi sao, với quỹ đạo kỳ lạ và không ổn định.

Sau khi thu thập đủ dữ liệu từ quan sát, các nhà khoa học tin rằng các tính năng kỳ quặc có thể được giải thích bằng hiện tượng được gọi là độ lệch xiên, nêu ra vì sao chúng bị nghiêng giữa trục và quỹ đạo.

Các nhà thiên văn học từ Đại học Yale (Mỹ) cho rằng một số các hành tinh này bị nghiêng đầu nên đẩy chúng ra xa nhau hơn.

Khi các hành tinh này có độ nghiêng dọc trục lớn, trái ngược với độ nghiêng nhỏ hoặc không nghiêng, thủy triều của chúng có tác dụng biến năng lượng quỹ đạo thành nhiệt trong các hành tinh. Lúc này, sự phân tán thủy triều mạnh mẽ ngăn cách các quỹ đạo.

Thật kỳ lạ, khi hiện tượng như vậy xảy ra trong Hệ Mặt Trời nếu chúng ta nhìn vào Trái Đất và Mặt trăng. Quỹ đạo Mặt Trăng dường như phát triển chậm, nhưng ngày trên Trái Đất đang kéo dài ra, khi Trái Đất và Mặt Trăng di chuyển xa hơn.

Thế nhưng, độ nghiêng kỳ lạ mang tính quyết định nhiều tính năng của các hành tinh. Nó tác động đến một số đặc điểm vật lý, như khí hậu, thời tiết và lưu thông toàn cầu.

Các mùa trên một hành tinh có độ nghiêng trục dọc khắc nghiệt hơn nhiều so với các mùa trên một hành tinh được sắp xếp hợp lý và các kiểu thời tiết của chúng có lẽ không quan trọng.

Theo khoahoc.tv Từ: Võ Lâm Anh

0
HÌNH DÁNG THỰC CỦA TRÁI ĐẤT CÓ PHẢI HÌNH CẦU ? Thời viễn cổ, vì không gian hoạt động của con người có hạn, họ cho rằng nơi mà tầm mắt nhìn tới được chính là ranh giới của trời đất, vì vậy cho rằng mặt đất là bằng phẳng, nên mới có cách nói trời tròn đất vuông. Hàng loạt những sự thực về sau khiến người ta phải xem lại cách nhìn nhận này và họ dần đoán ra Trái Đất...
Đọc tiếp

HÌNH DÁNG THỰC CỦA TRÁI ĐẤT CÓ PHẢI HÌNH CẦU ?

Thời viễn cổ, vì không gian hoạt động của con người có hạn, họ cho rằng nơi mà tầm mắt nhìn tới được chính là ranh giới của trời đất, vì vậy cho rằng mặt đất là bằng phẳng, nên mới có cách nói trời tròn đất vuông. Hàng loạt những sự thực về sau khiến người ta phải xem lại cách nhìn nhận này và họ dần đoán ra Trái Đất hình tròn.

Năm 1519, nhà hàng hải Magenlăng dẫn một đội thuyền xuất phát từ Tây Ban Nha đi về phía Tây, năm 1522 họ trở về Tây Ban Nha từ phía Đông. Đây là chuyến đi vòng quanh địa cầu đầu tiên của nhân loại, nó đã chứng minh Trái Đất là một thể hình cầu.

Sau đó, nhà khoa học nổi tiếng người Anh là Niutơn (1642 - 1727) căn cứ vào các nguyên lý lực học mình tìm được, qua tính toán kĩ lưỡng đã nhận định rằng Trái Đất không phải là thể cầu tròn xoay mà là một thể cầu dẹt. Ông giải thích, bởi vì Trái Đất liên tục chuyển động, kết quả của sự tự quay ấy khiến cho phần hai cực của Trái Đất dần thụt vào, còn phần xích đạo ở bụng Trái Đất thì phình ra. Rồi ông ví Trái Đất như một quả trứng gà đặt trên bàn. Về sau, qua trắc lượng thực địa của các nhà khoa học Pháp, lý luận của Niutơn đã được chứng minh là chính xác.

Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nhận thức của con người về hình dáng Trái Đấtngày càng tiếp cận gần với diện mạo vốn có của nó. Ngày nay, từ vũ trụ, con người có thể ngắm nhìn toàn bộ diện mạo của địa cầu và dùng vệ tinh "chụp ảnh toàn thân'' nó. Trong ảnh, Trái Đất là một tinh cầu màu xanh làm phần lớn được che phủ là nước, đẹp đẽ và sinh động vô cùng. Các nhà khoa học đã sử dụng những kĩ thuật trắc lượng và các vệ tinh địa cầu nhân tạo hiện đại nhất và đã có được những số liệu trắc lượng tương đối chính xác như hiện nay. Thực tế đã đo được, bán kính Trái Đất từ địa tâm đến xích đạo dài 6378,245 km ; bán kính từ địa tâm đến hai cực dài 6356,863 km. Độ chênh lệch của hai bán kính là khoảng 21 km. Bởi vậy quả thực Trái Đất là một thể cầu dẹt, vùng xích đạo hơi phình ra và hai cực hơi thụt vào.

Nói một cách chặt chẽ thì Trái Đất không phải là một thể cầu quy chuẩn. Tuy nhiên, mức độ sai lệch đó rất nhỏ, ngay cả khi quan sát Trái Đất từ trên không trung cũng không thể nhận ra. Khi chúng ta thu nhỏ Trái Đất đến kích thước của quả địa cầu đặt trên bàn thì ngay cả sự chênh lệch về bán kính cũng không thể nhận ra được. Vì vậy các quả địa cầu được chế tạo đều là một thể cầu tròn xoay.

Để có thể nhận thức về hình dạng Trái Đất, trải qua thời kì lâu dài, con người đã phải bỏ ra rất nhiều công sức gian khổ, thậm chí còn phải trả giá bằng tính mạng. Đó là một quá trình lâu dài, khó khăn và nhiều trắc trở.

1
30 tháng 3 2019

méo mó

BẠN BIẾT GÌ VỀ CÁC VỆ TINH KHÍ TƯỢNG NHÂN TẠO ? Khi đã có trạm quan sát trên không trung, chúng ta có thể mô tả một cách chi tiết về Trái Đất từ trên không trung một cách dễ dàng. Các vệ tinh bay xung quanh Trái Đất luôn theo sát chúng ta từng bước. Trong một thế giới đầy biến động, khoa học kĩ thuật đã quyết định cuộc cách mạng xã hội, hệ thống thông tin đều dựa vào các vệ tinh...
Đọc tiếp

BẠN BIẾT GÌ VỀ CÁC VỆ TINH KHÍ TƯỢNG NHÂN TẠO ?

Khi đã có trạm quan sát trên không trung, chúng ta có thể mô tả một cách chi tiết về Trái Đất từ trên không trung một cách dễ dàng. Các vệ tinh bay xung quanh Trái Đất luôn theo sát chúng ta từng bước. Trong một thế giới đầy biến động, khoa học kĩ thuật đã quyết định cuộc cách mạng xã hội, hệ thống thông tin đều dựa vào các vệ tinh để truyền đi khắp toàn cầu. Một vệ tinh khí tượng đã được phóng lên quỹ đạo cách Trái Đất hơn 36.000km, do tốc độ quỹ đạo của nó và góc độ tự quay của của Trái Đất là như nhau nên nó dường như được cố định ở không trung phía trên xích đạo. Vệ tinh này hàng ngày cung cấp về tình hình thời tiết, mô tả cho chúng ta các luồng khí nóng, những tầng mây mù hay hướng đi của các cơn bão. Đặc biệt là vệ tinh này có thể ghi chép lại toàn bộ diễn biến của một vòi rồng, những số liệu phức tạp qua sự giải thích của các nhà khí tượng học được biến thành các bản tin dự báo thời tiết phát đi hàng ngày trên ti vi và đài phát thanh. Những dự báo kịp thời này đã giúp con người giảm nhẹ được những tổn thất do thiên tai gây ra. Có những trận bão lịch sử nhìn từ vệ tinh là hoàn toàn yên tĩnh nhưng trong thực tế thì hoàn toàn khác, gió mạnh với vận tốc 300km/h đã tàn phá dữ dội và gây ra chết chóc cho con người. Chúng ta không thể khống chế được bão nhưng có thể chế ngự được lũ lụt; căn cứ vào các ảnh chụp được từ vệ tinh chúng ta có thể xác định được chính xác vị trí để xây các đê bao và đê ngăn lũ nhằm bảo vệ sự sống và đất đai.

0