K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo!

- Gọi thực vật là sinh vật tự dưỡng vì thực vật có khả năng tự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ: Trong quá trình quang hợp, thực vật sử dụng chất vô cơ, nước, \(CO_2\) và năng lượng ánh sáng để tổng hợp nên các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể và tích lũy năng lượng.

- Gọi động vật là sinh vật dị dưỡng vì động vật không có khả năng tự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ: Động vật lấy chất hữu cơ trực tiếp từ sinh vật tự dưỡng hoặc từ động vật khác, thông qua tiêu hóa, hấp thụ và đồng hóa các chất để xây dựng cơ thể, tích lũy và sử dụng năng lượng cho mọi hoạt động sống.

8 tháng 8 2023

Động vật là sinh vật dị dưỡng vì động vật không thể tự tổng hợp các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ, nó chỉ có thể lấy chất hữu cơ từ sinh vật tự dưỡng hoặc từ động vật khác, thông qua quá trình tiêu hóa, hấp thụ và đồng hóa để xây dựng cơ thể.

Về sự thích nghi của hệ tiêu hóa các loài động vật đối với các nhóm thức ăn khác nhau, cho các phát biểu dưới đây: I. Các động vật ăn tạp thường có hệ thống răng cửa, răng nanh và răng hàm rất phát triển để ăn cả động vật lẫn thực vật. II. Các động vật ăn thực vật có hàm lượng dinh dưỡng thấp nên chúng thường cộng sinh với các vi sinh vật phân giải cellulose để tăng giá...
Đọc tiếp

Về sự thích nghi của hệ tiêu hóa các loài động vật đối với các nhóm thức ăn khác nhau, cho các phát biểu dưới đây:

I. Các động vật ăn tạp thường có hệ thống răng cửa, răng nanh và răng hàm rất phát triển để ăn cả động vật lẫn thực vật.

II. Các động vật ăn thực vật có hàm lượng dinh dưỡng thấp nên chúng thường cộng sinh với các vi sinh vật phân giải cellulose để tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn ăn vào.

III. Dạ dày của các loài động vật ăn thịt thường là dạ dày đơn, kích thước nhỏ vì chỉ cần một lượng thức ăn ít đã đủ cung cấp dinh dưỡng.

IV. Dạ lá sách ở trâu, bò đóng vai trò là dạ dày thực, tham gia vào quá trình tiêu hóa protein của thức ăn.

Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu không chính xác?

A.

B. 3

C.

D.

1
9 tháng 10 2019

Đáp án B

I. Các động vật ăn tạp thường có hệ thống răng cửa, răng nanh và răng hàm rất phát triển để ăn cả động vật lẫn thực vật. à đúng

II. Các động vật ăn thực vật có hàm lượng dinh dưỡng thấp nên chúng thường cộng sinh với các vi sinh vật phân giải cellulose để tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn ăn vào. à sai, cộng sinh với VSV để VSV phân giải cellulose.

III. Dạ dày của các loài động vật ăn thịt thường là dạ dày đơn, kích thước nhỏ vì chỉ cần một lượng thức ăn ít đã đủ cung cấp dinh dưỡng. à sai

IV. Dạ lá sách ở trâu, bò đóng vai trò là dạ dày thực, tham gia vào quá trình tiêu hóa protein của thức ăn. à sai

31 tháng 10 2017

Chọn A.

Giải chi tiết:

Các sinh vật dị dưỡng là: III, IV, VI ( giun kí sinh)

20 tháng 8 2019

Đáp án C

(1) Chúng tiết enzyme phân giải cellulose không chỉ cung cấp đường cho chúng mà còn cung cấp cho vật chủ. à đúng

(2) Bản thân chúng có thể bị tiêu hóa và cung cấp chất dinh dưỡng, nguồn axit amin cho động vật nhai lại à đúng

(3) Các vi sinh vật này có khả năng hấp thu khí methan thải ra bởi động vật nhai lại. à sai.

(4) Lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể động vật nhai lại, không có ích đối với quá trình tiêu hóa của động vật nhai lại. à sai

27 tháng 3 2017

Các hình thức sinh sản sinh dưỡng của thực vật:

- Từ các phần khác nhau của cơ quan sinh dưỡng ở một số cây như: rễ củ, thân bò, lá, thân rễ, thân củ, có thể phát triển thành cây mới, trong điều kiện có độ ẩm. Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

- Quan sát hình 41.2, ta thấy 2 hình thức sinh sản sinh dưỡng là:

    + Sinh sản sinh dưỡng từ thân củ (củ khoai tây).

    + Sinh sản sinh dưỡng từ thân rễ (cỏ Tranh).

10 tháng 1 2017

Đáp án A

Sinh sản sinh dưỡng là sinh sản vô tính mà cây mới được tạo ra từ cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) của cây.

20 tháng 10 2017

Đáp án: A

Tham khảo!

Vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới:

- Cung cấp \(O_2\), đảm bảo cho các hoạt động sống của hầu hết sinh vật: Sinh vật quang tự dưỡng thải ra \(O_2\) thông qua quá trình quang hợp, cung cấp cho quá trình hô hấp của các sinh vật khác.

- Cung cấp thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản cho động vật: Hợp chất hữu cơ được sinh vật tự dưỡng tạo ra được chính các sinh vật tự dưỡng sử dụng cho các hoạt động sống của chúng, đồng thời, cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho hoạt động sống của các sinh vật khác.

- Điều hòa khí hậu: Hoạt động tự dưỡng còn giúp điều hòa nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

- Duy trì sự tồn tại của hầu hết các sinh vật khác nhờ việc cung cấp khí $O_2$.

- Là nguồn thức ăn cung cấp cho hầu hết các sinh vật khác.

- Giúp điều hòa khí hậu, ngăn ngừa thiên tai.