Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Ngành công nghiệp trọng điểm: đó là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
- Một số ngành công nghiệp trọng điểm như: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm, công nghiệp dệt – may, công nghiệp hóa chất – phân bón – cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí – điện tử…
a. Ngành công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ
- Những khu vực có mức độ tập trung cao là Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận hình thành nên 6 giải phân bố công nghiệp với sự chuyên môn hóa khác nhau từ Hà Nội tỏa ra các hướng:
+ Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí – khai thác than)
+ Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học)
+ Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim)
+ Việt Trì – Lâm Thao (hóa chất, giấy)
+ Hòa Bình – Sơn La (thủy điện)
+ Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (dệt – may, điện, xi măng).
- Những khu vực có mức độ tập trung vừa là Duyên hải miền Trung với một số trung tâm công nghiệp như Đà Nẵng , Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,…
- Những khu vực có mức độ tập trung thấp là Tây Nguyên và Tây Bắc với một vài điểm công nghiệp.
b. Nguyên nhân sự phân hóa đó
- Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn với:
+ Có vị trí địa lí thuận lợi
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản.
+ Nguồn nhân công dồi dào, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao
+ Thị trường rộng lớn
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt.
- Ngược lại, những khu vực hoạt động công nghiệp chưa phát triển vì thiếu sự đồng bộ của cáccnha6n tố trên, đặc biệt là giao thông còn kém phát triển.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta là kết quả tác động của nhiều nhân tố:
- Đường lối phát triển công nghiệp, đặc biệt là đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay.
- Chịu sự tác động của nhân tố thị trường. Thị trường góp phần điều tiết sản xuất, những thay đổi trên thị trường sẽ ảnh hưởng nhiều đến sản xuất từ đó làm thay đổi cơ cấu, đặc biệt là cơ cấu sản phẩm.
- Chịu sự tác động của các nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội.
- Sự chuyển dịch đó còn theo xu hướng chung của thế giới, đặc biệt nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
Ngành nông nghiệp và ngành công nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến
Để ngành công nghiệp nước ta đáp ứng được những yêu cầu mới của đất nước, vấn đề đặt ra là tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành theo các hướng chủ yếu sau đây :
+ Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới.
+ Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; đưa công nghiệp điện năng di trước một bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Theo cách phân loại hiện nay, nước ta có 29 ngành công nghiệp được chia làm 3 nhóm:
- Nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành): khai thác than, khai thác khí và dầu thô, khai thác quặng kim loại, khai thác đá và mỏ khác.
- Nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành): sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất sản phẩm dệt, sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản, sản xuất máy móc thiết bị,…..
- Nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành): sản xuất và phân phối điện, ga; sản xuất và phân phối nước.
- Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với 3 nhóm ngành, 29 ngành công nghiệp:
+ Công nghiệp khai thác (4 ngành): khai thác than đá, dầu khí…
+ Công nghiệp chế biến (23 ngành): chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng…
+ Công nghiệp sản xuất, phân phối điện khí đốt, nước: sản xuất điện, nhà máy nước sạch…
- Một số ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hoá chất - phân bón - cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí - điện tử...
- Giảm chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi chế biến, giảm thời gian vận chuyển.
- Nâng cao chất lượng nguyên liệu từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi chế biến, nâng cao giá trị nông sản và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
- Tạo thêm việc làm ở nông thôn, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nông thôn và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Tên gọi "Cách mạng công nghiệp" thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Giai đoạn hai hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.
vì cách mạng tư sản nổ ra vầ thắng lợi đầu tiên ở pháp ; đưa tư sản cầm q;tạo đk cho ktế TBCN ptr . trong đó đặc biệt là nghành dệt k cung cấp đủ nhu cầu về sợi ; thức đy việc phát minh máy móc . như đã trình bày ở trên ; thì chủ yếu việc lao động bng chân tay ; năng suất thấp ; dẫn đến '' đời sơi '' nên đã phát minh ra máy kéo sợi . từ việc r đội máy kéo sợi ; thúc đẩy nhiều phát minh các loại máy khác
a. Ngành công nghiệp trọng điểm: đó là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
b. Công nghiệp nặng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm là vì:
* Có thế mạnh lâu dài:
- Cơ sở nguồn nhiên liệu phong phú và vững chắc:
+ Than: trữ lượng dự báo khoảng 7 tỉ tấn, có giá trị nhất là than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn. Ngoài ra, còn có than nâu, than bùn, than mỡ,…
+ Dầu khí: trữ lượng dự báo khoảng 10 tỉ tấn dầu (trữ lượng khai thác 4 – 5 tỉ tấn). Tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa phía Nam, quan trọng nhất là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
+ Nguồn thủy năng lớn khoảng 30 triệu kW, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%).
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn
+ Phục vụ tất cả các ngành kinh tế.
+ Phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của đời sống nhân dân.
* Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Kinh tế: đẩy mạnh tốc độ phát triển của các ngành kinh tế, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dầu thô xuất khẩu năm 2005, đạt 7,4 tỉ USD.
- Xã hội: nâng cao đời sống nhất là đối với đồng bào vùng xa, vùng sâu.
- Môi trường: giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
* Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.
- Chủ trương của Nhà nước: phải đi trước một bước so với các ngành kinh tế khác.
- Tác động mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành về các mặt: quy mô, kĩ thuật công nghệ, chất lượng sản phẩm.
Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta vì: