K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2018

*Gợi ý:

(+)Phân tích, bàn luận về vai trò của số 0 và số 1

- Số 0 nếu đứng riêng một mình thì chẳng có ý nghĩa gì,là vô nghĩa.Chỉ con người và sự vật không có giá trị.

- Số 0 chỉ có ý nghĩa khi đứng sau số 1, tượng trưng cho những cá nhân trong một tập thể.

=>Con số 0 trong câu chuyện không hiểu điều này nên lại tự coi mình là con số khổng lồ và đi đâu cũng "vinh dự", "tự hào", "vỗ ngực" khoe mình là "khổng lồ".Từ đó rút ra bài học:nhận thức đúng được giá trị của bản thân mình và không nên huênh hoang, kiêu ngạo một cách lố bịch, tự hào về những gì mình không có...Mỗi cá nhân chỉ là phần tử nhỏ bé trong xã hội, bởi vậy đừng ra vẻ mình có giá trị, có thể hơn người khác.Hãy học cách sống khiêm tốn,giản dị.

10 tháng 10 2018

a) Phân tích, bàn luận về vai trò của số 0 và số 1

– Số 0 nếu đứng riêng một mình thì chẳng có ý nghĩa gì, cũng có thể nói là vô nghĩa. Nghĩa bóng chỉ con người và sự vật không có giá trị.

– Số 0 chỉ có ý nghĩa khi đứng sau số 1, như những cá nhân đứng trong một tập thể có người đứng đầu (lãnh đạo) tài năng (số 1)(1).

Con số 0 trong câu chuyện không hiểu điều này nên lại tự coi mình là con số khổng lồ và đi đâu cũng "vinh dự", "tự hào", "vỗ ngực" khoe mình là "khổng lồ".

Từ sự diễn giải trên, HS cần rút ra ý nghĩa của câu chuyện: con người cần nhận thức được giá trị của bản thân mình. Ý nghĩa này cọ thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau.

b) Suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện

Câu chuyện gợi ra cho ta nhiều suy nghĩ về lẽ sống và cách ứng xử ở đời.

– Lỗi của con số 0 không phải vì nó là số 0 mà vì ý thức và thái độ của nó. Số 0 đã phạm sai lầm vì nó không tự nhận thức được giá trị của bản thân mình. Cũng như vậy, trong cuộc sống mỗi con người có một hoàn cảnh khác nhau, có những giá trị khác nhau, dù ở vị trí nào, dù năng lực, tài năng đến đâu cũng không có lỗi nếu ý thức được những gì mình có. Con người chỉ mắc sai lầm khi không hiểu đúng, không nhận thức đúng được giá trị của bản thân mình và càng sai lầm hơn khi huênh hoang, kiêu ngạo, tự hào về những gì mình không có…

– Ngược lại, nếu ý thức được đúng về mình thì ngay cả số 0 cũng trở nên rất có ý nghĩa. Cũng như vậy, những con người bình thường nếu ý thức được về mình sẽ có cách sống, cách ứng xử giản dị, khiêm nhường và cũng sẽ góp phần tạo nên sự vĩ đại khi đứng trong một tập thể, như những giọt nước tạo nên biển cả mênh mông.

– HS dẫn ra một số ví dụ minh hoạ:

+ "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng"; nhiều con người bình thường trong một tập thể sẽ làm nên sự nghiệp lớn.

+ Dẫn ra một số câu chuyện dân gian hoặc tác phẩm văn học gần gũi với chuyện của số 0.

– Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân mình về sự tự nhận thức về bản thân và cách ứng xử trong cuộc sống.



2 tháng 10 2021

Từ xưa đến nay, dân số vẫn luôn là một vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của mọi người và xã hội không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Văn bản "Bài toán dân số" của Thái An đã phân tích, bàn luận tương đối sâu sắc về vấn đề nóng bỏng, cấp thiết ấy của toàn xã hội.

Ngay trong phần mở đầu, tác giả Thái An đã nêu lên vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình một cách độc đáo và hấp dẫn. Tác giả đã khéo léo dẫn dắt người đọc đến vấn đề dân số thông qua câu chuyện dân số từ thời cổ đại, để rồi từ đó, tác giả nêu lên quan điểm của mình về vấn đề dân số trong thời điểm hiện tại. Thoạt đầu, tác giả không tin vào điều đó bởi lẽ, với tác giả "vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình mới chỉ được đặt ra vài chục năm gần đây". Nhưng rồi về sau tác giả đã "sáng mắt ra", thừa nhận điều đó là sự thật. Với cách mở đầu tự nhiên, giản dị, chân thực, tác giả đã đưa đến cho người đọc vấn đề về dân số và kế hoạch hóa gia đình. Đồng thời, tác giả muốn bạn đọc cũng "sáng mắt ra" như mình.

Thêm vào đó, tác giả còn đi sâu làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình từ bài toán cổ đại cho đến thời điểm hiện tại. Trước hết, tác giả nêu lên bài toán cổ, đó là bài toán về việc kén rể của nhà thông thái. Đó là việc xếp thóc vào 64 ô theo cấp số nhân, đó là công việc không khó nhưng khó ai có thể thực hiện được vì không ai có thể có đủ số thóc ấy để xếp và các ô. Từ câu chuyện đó, tác giả muốn so sánh nó với tốc độ gia tăng dân số hiện nay, đó là sự gia tăng rất nhanh với một con số khổng lồ. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số hiện nay với các số liệu cụ thể, chính xác. Đó là những con số về tốc độ gia tăng dân số.

Tác giả dẫn ra giả thiết, nếu khi khai thiên lập địa, dân số trên thế giới chỉ có A-đam và Ê-va thì đến năm 1995, dân số trên thế giới đã đạt mức là 6.53 tỉ người. Đó là một tốc độ gia tăng dân số chóng mặt. Tác giả còn đưa ra những con số sinh động về tỉ lệ sinh con của người phụ nữ như "một phụ nữ Ấn Độ là 4,5; Nê-pan: 6,3; Ru-an-đa: 8,1; ...Với những con số cụ thể ấy, tác giả một lần nữa muốn nhấn mạnh với chúng ta rằng tốc độ gia tăng dân số trên thế giới đang rất nhanh và đó là một con số cực khủng, như số thóc trên bàn cờ trong bài toán cổ mà tác giả đã dẫn ra. Đồng thời, qua những con số ấy, tác giả còn muốn giải thích với người đọc rằng tốc độ gia tăng dân số gắn bó chặt chẽ và có mối quan hệ mật thiết với tỉ lệ sinh con tự nhiên ở người phụ nữ.

Trên cơ sở nêu lên các dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số thế giới, trong phần cuối cùng của văn bản, tác giả Thái An đã đưa ra lời cảnh báo và kêu gọi mọi người để giảm thiểu tốc độ gia tăng dân số: "Đừng để cho mỗi con người trên Trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc. Muốn thế phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn, càng tốt". Lời cảnh báo, lời khuyên nhẹ nhàng nhưng đầy sâu sắc của tác giả mong mọi người chung tay góp phần giảm tốc độ gia tăng dân số, thực hiện tốt dân số kế hoạch hóa gia đình.

Tóm lại, văn bản "Bài toán dân số" của Thái An với việc sử dụng các dẫn chứng, số liệu chính xác cùng cách lập luận chặt chẽ, sắc bén đã đưa đến cho người đọc những suy ngẫm về sự gia tăng dân số hiện nay. Đồng thời, qua đó mỗi người sẽ tự đặt ra cho mình những giải pháp và trách nhiệm để hạn chế tốc độ gia tăng dân số.