Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cây được ví như con người, con người phải dạy dỗ từ nhỏ vì mới khi sinh ra đã biết cái gì là tốt, là xấu, là đúng, là sai, vì thế bày dạy lúc còn nhỏ là đặt nền móng trong suy nghĩ con trẻ để biết hành xử đúng, tạo thói quên khi trưởng thành. Còn khi lớn mới dc đạy dỗ thì những cái suy nghĩ, cái nhìn đầu tiên đã ăn sâu vào tâm hồn vì thế khó mà sửa đối đc cái gọi là bản năng, tính cách đã hình thành ngay từ lúc nhỏ. Nhiều phụ huynh thừa nhận, sinh con không khó nhưng nuôi dạy con lại không dễ chút nào. Làm sao để có được một đứa con ngoan, biết nghe lời cha mẹ luôn là câu hỏi không lời giải của nhiều ông bố, bà mẹ…
Nhiều cha mẹ thiếu kiến thức và cả kinh nghiệm trong việc dạy con. Kiến thức thì chưa tham gia các lớp dạy làm cha mẹ, còn kinh nghiệm thì vẫn theo cách cổ truyền “cha mẹ dạy mình sao, mình dạy con như vậy”. Đây là điều không hợp lý, vì một thế hệ cách xa vài chục năm thì làm sao phương pháp giáo dục đồng nhất được. Hơn nữa ông bà xưa thường quan niệm, trẻ con như trái bầu trái bí cứ tự nhiên mà lớn. Mới nghe thì cũng có lý nhưng nghiệm lại mới thấy sai và vô cùng nguy hiểm.
Trẻ cũng phải trải nghiệm. Nhiều nhà tâm lý giáo dục cho rằng, từ 1 đến 6 tuổi là “thời kỳ vàng” để cha mẹ dạy dỗ con cái. Khi bước vào độ tuổi từ 6 đến 13 thì trẻ không còn là “cây non” nên việc giáo dục lúc này không còn dễ. Những vết nhăn trong não của trẻ khi đã được định hình thì khó mà xóa được, hơn nữa qua kiểm nghiệm người ta thấy tuổi càng nhỏ trẻ học càng nhanh, quá trình dạy về sau sẽ đỡ vất vả và tốn thời gian hơn. Ngược lại, khi trẻ đã thành “cây cổ thụ” thì rất khó uốn và nếu muốn cây đứng thẳng thì chỉ có cách chặt bỏ bớt những cành sâu lá xấu đi nhưng như thế thì đau lòng quá. Sai lầm của phụ huynh là thường đưa ra cách ngăn chặn, thúc ép con em mình mà thiếu giải thích hoặc chỉ giải trình một chiều theo ý của người lớn. Rõ ràng đây cách giáo dục khiếm khuyết, áp đặt chủ quan.
Các chuyên gia cho biết, quy trình đúng là phải giải thích đồng thời có sự trải nghiệm thực tế. Bà Nga (chuyên gia tư vấn tâm lý Lê Thị Phương Nga – Câu lạc bộ Pro Prents) đưa ra ví dụ như ngăn chặn bé không được đi qua vũng nước thì cha mẹ phải biết giải thích cho bé hiểu và tốt hơn hết nên cho bé trải nghiệm bằng cách… đi vào vũng nước. Tất nhiên trong tình huống đó có thể trẻ sẽ bị té. “Dù có đau lòng một chút nhưng chúng ta đã giúp trẻ có thêm trải nghiệm và hiểu ra rằng không được bước chân vào vũng nước vì nếu bước vào sẽ… có sự cố. Nhờ có bài học “xương máu” đó mà chắc chắn lần sau gặp tình huống tương tự trẻ sẽ tìm cách né tránh vì thông tin trải nghiệm đã được lưu giữ trong đầu trẻ”, bà Nga nhấn mạnh. Một ví dụ nữa là khi trẻ ném đồ, phụ huynh bắt trẻ phải nhặt lên. Đây cũng là một cách cho trẻ trải nghiệm để hiểu được rằng nếu lúc nào đó gây ra chuyện khiến cha mẹ không vừa lòng thì chính mình là người phải tự đứng ra khắc phục hậu quả đó chứ không có ai khác.
Bà lặng lẽ, cứ tưởng bà không biết gì. Bà thuộc như cháo chảy hàng trăm, hàng nghìn câu ca.
Người ta như cây, uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn mới uốn, nó gãy
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
'' Bà tôi có học hành gì đâu , một chữ cắn đôi không biết. Bà lặng lẽ , cứ tưởng bà không biết gì.Bà thuộc như cháo hành hàng trăm ngìn câu ca . Bà nói những câu sao mà đúng thế . Bà bảo u tôi:
''Dạy con từ thuở còn thơ
Dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về.''
Người ta như cây.Uốn cây phải uốn từ non.Nếu để lớn uốn, nó gãy.''.
Câu 1:Chỉ ra một phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích trên.
Phép lặp : "Bà"
Câu 2:Em hiểu như thế nào vè quan niệm của người bà:'' Người ta như cây.Uốn cây phải uốn từ non.nếu để lớn lên mới uốn , nó gãy.
Con người phải được dạy dỗ từ nhỏ thì sau này mới trở nên sống đẹp , sống có ích , còn nếu để khi lớn lên mới bắt đầu giáo dục thì sẽ rất khó khăn vì những suy nghĩ tiêu cực , những tính cách không tốt đã thành thói quen
#Yumi
e xác định nhé. câu nói này được trích trong cuốn sách nổi tiếng "Nhà giả kim" của Paulo Coelho.
Đây là một cuốn sách tràn ngập tình yêu và hy vọng, tinh thần theo đuổi ước mơ, lại được kể bằng thứ văn chương cổ tích trong vắt, với những câu thông thái giản dị, thuần mộc hơn các triết lý ba xu mà chúng ta sao chép trên mạng mỗi ngày. Nhà giả kim.
Chàng trai Santiago lên đường phiêu du trên sa mạc để kiếm tìm một kho tàng bí ẩn: ý nghĩa cuộc đời. Trên đường, cậu tìm đọc những cuốn sách của một nhà giả kim đồng hành. Băng qua sa mạc, những phút giây dễ chịu là khi đến được một ốc đảo với đám rừng chà là xanh mát.
Vậy thì cây chà là ở đây là ẩn dụ cho những mát mẻ, tươi vui mà con người được tận hưởng sau cả một hành trình vượt sa mạc nắng gió, khó khăn.
Vậy thì ý của câu nói là con người sẽ biết quý trọng hơn những thuận lợi, ấm áp, xanh mát sau khi phải trải qua những khó khăn, nắng gió của sa mạc. Đó là quy luật muôn đời. Người ta sẽ biết quý trọng hơn những ấm no, thành quả đạt được sau khi trải qua những thử thách, đắng cay của cuộc đời.
tham khảo:
Có người nói rằng nếu tất cả mọi người cùng hướng về một hướng, cùng tiến về phía trước, thì thành công sẽ tự đến. Một khi chúng ta đoàn kết lại sẽ tạo nên sức mạnh lớn lao. Bởi thế, tinh thần đoàn kết là yếu tố rất quan trọng trong mọi công việc và trong cuộc sống. Để nêu cao vai trò của tinh thần đoàn kết, ông cha ta đã sáng tác câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Đoàn kết có nghĩa là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề mà tập thể đang muốn thực hiện. Biết đoàn kết, giúp ta hòa thuận, hợp tác với mọi người, tạo ra sức mạnh vượt qua khó khăn. Cuộc sống luôn đặt ra cho con người nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Con người không thể một mình mà có thể vượt qua tất cả. Bởi thế, phải biết đoàn kết lại. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh lớn đưa con người đến thành công. Tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. Người có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ người khác thương được mọi người yêu quý. Chỉ khi đứng giữa tập thể, con người mới có cơ hội thể hiện và khẳng định bản thân. Sức mạnh của mỗi cá nhân tạo nên sức mạnh tập thể. Và ngược lại, sức mạnh tập thể bảo vệ và phát huy sức mạnh mỗi cá nhân. Tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau còn là truyền thống quý báu cần phải gìn giữ. Nhờ biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau, dân tộc ta đã vượt qua biết bao gian nan, thử thách, chiến thắng biết bao kẻ thù hùng mạnh để giữ vững đất nước, xây dựng cuộc sống yên bình, trù phú và tươi đẹp như thế này. Để tiến bộ và thành công trong học tập và lao động, con người cần phải luôn rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết, tương trợ. Bởi chỉ khi gắn mình với tập thể, với cộng đồng, con người mới được bảo vệ, che chở và nhận được sự giúp đỡ của người khác. Đồng thời, tập thể và cộng đồng là nơi để con người thể hiện và khẳng định các giá trị của mình. “Nơi nào có đoàn kết, nơi đó có chiến thắng” (Publilius Syrus). Không có ai trong chúng ta mạnh bằng tất cả chúng ta hợp sức lại. Bởi vậy, để thành công trong cuộc sống, chúng ta phải rèn luyện và thực hành tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau.
1. Kĩ năng : đảm bảo bố cục một bài văn nghị luận xã hội, hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
2. Kiến thức : cần đảm bảo những kiến thức cơ bản sau :
a. Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận.
b. Giải thích
– Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện: ngọn nến ban đầu cũng thấy mình vui sướng vì được cháy sáng nhưng khi bắt đầu tan chảy ra, nó thấy mình thiệt thòi vì vậy mà tìm cách tự tắt sáng đi ->Muốn tỏa sáng nhưng lại không muốn tan chảy -> Đó là thói ích kỉ của con người, sợ mình bị thiệt hơn người khác nên chỉ lo nghĩ cho bản thân mình.
– Cây nến nhận ra một cách muộn màng rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng dù sau đó có tan chảy đi -> Con người cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò của mình trong cộng đồng, gia đình và xã hội. Dù ở vị trí nào, con người cũng phải biết cống hiến toàn bộ khả năng của mình để trở thành người sống có ích cho xã hội. Có như thế con người mới không hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí.
=> Câu chuyện giản dị nhưng chứa đựng một bài học nhân sinh sâu sắc. Từ việc phê phán lối sống ích kỉ người viết nhắn gửi: sống là phải cống hiến, làm được những điều có ích. Đó cũng là cách để tự khẳng định giá trị bản thân.
c. Bàn luận
– Ích kỉ là một thói xấu hay gặp và dễ mắc phải. Con người phải có bản lĩnh, sự nhân hậu để vượt lên trên thói ích kỉ cá nhân để sống có ích, đem lại niềm vui cho nhiều người và chính bản thân mình.
– Điện, đèn, nến: ẩn ý về cá nhân trong quan hệ với cộng đồng, gia đình, xã hội; con người không thể sống tách mình ra khỏi cộng đồng, phải hòa nhập, bổ sung, tương hỗ cho nhau.
– Con người sống ở trên đời ai cũng có ý thức về cái tôi của mình, thậm chí sự tự ý thức về cái tôi để nâng mình lên, để tự khẳng định mình là một nhu cầu chính đáng. Song cần phải phân biệt rõ khát vọng “tỏa sáng”với tham vọng “đánh bóng” bản thân; ý thức khẳng định bản thân khác hẳn với sự ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa.
– Mối quan hệ biện chứng giữa “cho” và “nhận”, “được” và “mất” rất tinh tế. “Giọt nước muốn không khô cạn phải hòa vào biển cả”. Khi sống cống hiến vô tư, con người sẽ nhận được nhiều hạnh phúc.
– Ngọn nến chỉ thực sự sống hết cuộc đời của nó khi cháy hết mình và tan chảy. Nếu không nó hoàn toàn bị quên lãng và vô nghĩa. Cháy còn đồng nghĩa với đam mê.
– Trong cuộc sống, rất nhiều tấm gương cố gắng cống hiến năng lực, trí tuệ, thậm chí dâng hiến cả cuộc đời mình cho đất nước, nhân dân. ( Những người lính hi sinh bản thân mình bản vệ đất nước; những bạn trẻ đam mê học tập lao động làm giàu cho quê hương; những thầy cô giáo miệt mài bên con chữ dạy bao thế hệ học sinh nên người…); bên cạnh đó không ít người sống ích kỉ, tự mãn chỉ biết vun vén cho bản thân, không biết cống hiến.
d. Bài học
– Đừng sống ích kỉ, hãy sống cống hiến trong mỗi vị trí, công việc để mang lại hạnh phúc cho nhiều người.
– Đừng bao giờ như ngọn nến “bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồi cũng không còn ai nhớ đến nó nữa”. Hãy dũng cảm hành động, có thể bản thân phải chịu thiệt thòi nhưng để tỏa sáng cho cuộc đời.
Cây cũng như con người, con người phải dạy dỗ từ nhỏ vì mới khi sinh ra đã biết cái gì là tốt, là xấu, là đúng, là sai, vì thế bày dạy lúc còn nhỏ là đặt nền móng trong suy nghĩ con trẻ để biết hành xử đúng, tạo thói quên khi trưởng thành. Còn khi lớn mới dc đạy dỗ thì những cái suy nghĩ, cái nhìn đầu tiên đã ăn sâu vào tâm hònn vì thế khó mà sửa đối đc cái gọi là bản năng, tính cách đã hình thành ngay từ lúc nhỏ.
Cây được ví như con người, con người phải dạy dỗ từ nhỏ vì mới khi sinh ra đã biết cái gì là tốt, là xấu, là đúng, là sai, vì thế bày dạy lúc còn nhỏ là đặt nền móng trong suy nghĩ con trẻ để biết hành xử đúng, tạo thói quên khi trưởng thành. Còn khi lớn mới dc đạy dỗ thì những cái suy nghĩ, cái nhìn đầu tiên đã ăn sâu vào tâm hồn vì thế khó mà sửa đối đc cái gọi là bản năng, tính cách đã hình thành ngay từ lúc nhỏ. Nhiều phụ huynh thừa nhận, sinh con không khó nhưng nuôi dạy con lại không dễ chút nào. Làm sao để có được một đứa con ngoan, biết nghe lời cha mẹ luôn là câu hỏi không lời giải của nhiều ông bố, bà mẹ…