K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 8 2023

Thông tin tham khảo:

Rừng lá kim hay còn gọi là rừng Taiga được biết đến là một trong những loại hình đặc trưng của nước Nga. Nơi đây không chỉ có núi non hiểm trở, mà còn ẩn chứa vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú.

Phổ biến tại khu vực rừng Taiga ở phía Bắc nước Nga là rừng kín, với nhiều loại cây gỗ mọc chen chúc, rêu che phủ và rừng địa y, gồm các cây gỗ mọc thưa hơn, địa y che phủ mặt đất.

Vào mùa đông ở Nga, do khí hậu lạnh, lá rụng và rêu tồn tại trên mặt đất trong thời gian dài, cản trở sự hình thành, phát triển cũng như hạn chế chất hữu cơ cho đất, vì vậy, các loại đất trong khu vực Taiga chủ yếu là đất mỏng, nghèo dinh dưỡng, không có phẫu diện giàu hữu cơ và dày như các rừng sớm rụng ôn đới.

Các cánh rừng lá kim phần lớn là thông rụng lá, vân sam, linh sam, có khả năng tự thích ứng để tồn tại trong điều kiện mùa đông khắc nghiệt. Rễ của các loài cây gỗ ăn nông do lớp đất mỏng, đặc biệt, nhiều loài có thể tự biến đổi hóa - sinh học theo mùa để thích nghi với thời tiết giá rét. Do mặt trời chỉ nhô lên khá thấp ở đường chân trời nên các loài thực vật gặp khó khăn trong việc sản sinh năng lượng từ quang hợp. Thông, vân sam là những loài không mất lá theo mùa, có khả năng quang hợp bằng các lá già vào cuối mùa đông và mùa xuân. Việc thích nghi của các loài lá kim thường xanh đã hạn chế sự mất nước do quá trình thoát hơi nước của cây và màu lục sẫm của lá, giúp gia tăng khả năng hấp thụ ánh nắng mặt trời.

Rừng lá kim là nơi sinh sống của nhiều loài động vật ăn cỏ lớn và các loài gặm nhấm nhỏ. Các loài động vật ăn thịt lớn như gấu thường kiếm ăn vào mùa hè để tích lũy năng lượng và sau đó ngủ đông. Các động vật khác lại tạo ra lớp lông đủ dày khi mùa đông đến để tránh rét, đặc biệt, khu rừng có rất nhiều loài hoang dã quý, hiếm như tuần lộc, gấu nâu Bắc Mỹ, chồn Gulô, hổ Siberia… Bên cạnh đó, có nhiều loài chim như: hoét Siberi, sẻ họng trắng, chích xanh họng đen, đại bàng vàng, ó buteo chân thô, quạ và một số loài chim ăn hạt như gà gô, mỏ chéo.

7 tháng 11 2023

Thông tin tham khảo: Cách Nga trở thành nước dẫn đầu thế giới về nông sản

Liên bang Nga vốn là nhà nhập khẩu ròng trong nhiều thập kỷ, nay đã trở thành nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới trong năm 2017, vượt qua cả nước láng giềng và cũng là đối thủ Ukraine. Lúa mì, ngô, lúa mạch, kiều mạch cũng như thịt lợn, gia cầm và các sản phẩm từ sữa..., chế biến thực phẩm của Nga đang trong thời kỳ hoàng kim thực sự.

Làm thế nào mà Nga, với nền nông nghiệp trải qua nhiều năm suy sụp trong thế kỷ XX, từ quá trình tập thể hóa bắt buộc với nông nghiệp thập niên 1930 và sau đó là sự bất lực của Liên Xô trước sự hỗn loạn trong những năm 90 của thế kỷ trước, lại đạt được kỳ tích này? Câu trả lời chính là bước ngoặt trong năm 2014.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra lệnh cấm vận nghiêm ngặt đối với các mặt hàng nông sản từ châu Âu. Trái cây, rau, củ, các sản phẩm từ sữa, thịt, ngũ cốc... có nguồn gốc từ châu Âu chỉ trong một đêm đã biến mất khỏi các cửa hàng của Nga. Biện pháp này không chỉ gây thiệt hại cho nông dân châu Âu khi mất đi một thị trường quan trọng mà còn tạo động lực quyết định đối với các nhà sản xuất Nga.

Bên cạnh việc loại trừ hầu hết sự cạnh tranh từ nước ngoài, Chính phủ Nga cũng đầu tư nguồn lực lớn vào phát triển và hiện đại hóa nền nông nghiệp. Trong năm 2021, Nga có kế hoạch đầu tư hơn 77 tỷ rúp (857 triệu euro) vào chương trình phát triển nông nghiệp quốc gia, dưới hình thức các khoản vay ưu đãi, tín dụng thuế và trợ cấp. Nga cũng hỗ trợ xuất khẩu, với các khoản trợ cấp đặc biệt hướng đến logistics.

Các công ty nông sản của Nga đã đầu tư vốn vào máy móc, hạt giống có chất lượng và hiện đang chuyển sang công nghệ mới. Máy thu hoạch tự động, giám sát đồng ruộng và đàn gia súc bằng máy bay không người lái và vệ tinh, tăng cường sử dụng các cảm biến được kết nối... là những công nghệ mới mà các công ty nông sản của Nga đang áp dụng. Và ở đây, Nhà nước cũng đóng vai trò động lực. Năm 2019, thông qua Chương trình “Nông nghiệp kỹ thuật số”, Chính phủ Nga đã hỗ trợ hiện đại hóa ngành nông nghiệp trong nước và tài trợ tới 50% chi phí cho các công nghệ mới này.

5 tháng 8 2023

- Tham khảo:

loading...

5 tháng 8 2023

* Sự phát triển của hệ thống đường sắt ở Liên bang Nga được thể hiện như sau:

- Điều kiện phát triển:

Liên bang Nga có diện tích rộng lớn, địa hình phức tạp và khí hậu khắc nghiệt, do đó hệ thống đường sắt được coi là phương tiện giao thông chủ lực để kết nối các khu vực, đảm bảo sự phát triển kinh tế và xã hội.

- Hiện trạng phát triển:

Hệ thống đường sắt ở Liên bang Nga là một trong những hệ thống đường sắt lớn nhất thế giới, với tổng chiều dài hơn 85.000 km. Nó được điều hành bởi công ty đường sắt nhà nước - Russian Railways.

- Phân bố và vai trò:

+ Hệ thống đường sắt ở Liên bang Nga được phân bố rộng khắp trên toàn quốc, từ các thành phố lớn đến các vùng xa xôi và khó tiếp cận. 

+ Hệ thống đường sắt đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu vực, chuyên chở hàng hóa và người đi lại trên đường dài. Bên cạnh đó, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển năng lượng, đặc biệt là khí đốt và dầu mỏ từ các khu vực sản xuất đến các khu vực tiêu thụ trên toàn quốc.

5 tháng 8 2023

(*) Tham khảo:

Đất nước Nhật Bản được biết đến với nền công nghệ hiện đại luôn nằm trong top đầu thế giới. Chính nhờ những thành tựu về mặt khoa học - kỹ thuật mà quốc gia này đã thay đổi từ một nền nông nghiệp xưa cũ, lạc hậu khiến người dân đói kém trở thành một quốc gia có quá trình phát triển thần tốc, đem đến kết quả tuyệt vời cho nền nông nghiệp nước nhà.

Sản lượng thu hoạch không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn cho ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe để xuất khẩu ra thế giới.Nhờ công nghệ hiện đại, nông dân tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và chi phí trong việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi, từ đó giảm được chi phí nhân công chăm sóc các lĩnh vực khác của đời sống.Nhờ phương pháp canh tác trong nhà kính, nông sản sinh trưởng và phát triển không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu và không bị sâu bệnh phá hại. Điều này giảm thiểu việc sử dụng các phân bón, thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nó không chỉ giúp bảo vệ và giữ gìn môi trường sống của con người mà còn nâng cao chất lượng nông sản và lợi ích kinh tế cho người sản xuất.

 

Cách trồng hoa, quả, củ và rau của Nhật bản rất chuyên nghiệp, thông thường họ làm quanh năm mà không có mùa vụ như ở VN. Khi vào mùa phù hợp thì họ mở nhà kính ra để lấy môi trường tự nhiên, nhưng khi khí hậu hay thời tiết không ủng hộ thì họ đóng nhà kính lại. Họ trồng rau thường theo từng tầng chứ không chỉ trồng ở dưới mặt đất như ở VN.Họ có các công thức về đất của từng loại cây riêng biệt, họ có cách bảo quản sau thu hoạch rất tôt, có nhiều loại rau, củ, quả sau khi thu hoạch xong họ bảo quản được những vài tháng mà chất lượng vẫn như mới thu hoạch.Các trang trại chăn nuôi ở Nhật thì đều có hệ thống máy móc phục vụ từ những việc nhỏ nhất, đơn giản nhất, công việc của người lao động chủ yếu vận hành hệ thống trang trại này. Nếu những ai có mong muốn phát triển hệ thống nuôi trồng sau khi về nước thì những công việc chăn nuôi hoặc làm vườn là lựa chọn rất phù hợp. Nhìn sâu vào tổng thể dẽ dàng thấy đi Nhật làm việc ngành nông nghiệp lại nhiều lợi thế hơn rất nhiều ngành nghề khác.

8 tháng 8 2023

Tham khảo

a) Địa hình và đất

- Đặc điểm: Địa hình của Liên bang Nga được chia thành hai phần, phân cách nhau bởi sông I-ê-nít-xây: phía tây gồm các đồng bằng và dãy núi U-ran; phía đông là vùng núi và cao nguyên.

+ Phía Tây:

▪ Đồng bằng Đông Âu: rộng, nhiều vùng đất cao, đồi thoải xen với các thung lũng rộng hoặc vùng đất thấp, đất đai màu mỡ.

▪ Đồng bằng Tây Xi-bia có 2 phần rõ rệt: phía bắc chủ yếu là đầm lầy; phía nam cao hơn có đất đen thảo nguyên.

▪ Dãy U-ran: dãy núi già, cao trung bình 500-1200m, là ranh giới tự nhiên giữa châu Á và châu Âu.

+ Phía Đông là cao nguyên Trung Xi-bia và các dãy núi, sơn nguyên với địa hình hiểm trở.

+ Tài nguyên đất đa dạng: đất nâu, đất đen, đất xám, đất đài nguyên, đất pốt-dôn

- Ảnh hưởng:

+ Ở phía Tây:

▪ Vùng Đồng bằng Đông Âu: thuận lợi hình thành các vùng trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi gia súc.

▪ Đồng bằng Tây Xi-bia: phía bắc dễ bị ngập lụt, phía nam thích hợp cho trồng trọt.

▪ Dãy U-ran có địa hình ở giữa thấp, thuận lợi cho giao thông.

+ Phía đông, địa hình hiểm trở gây khó khăn cho giao thông nhưng có nhiều tiềm năng để phát triển lâm nghiệp, công nghiệp khai khoáng.

+ Một số loại đất giàu dinh dưỡng thuận lợi cho trồng cây lương thực và cây thực phẩm, một số loại nghèo dinh dưỡng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

b) Khí hậu

- Đặc điểm: Phần lớn lãnh thổ Liên bang Nga có khí hậu ôn đới. Phía tây khí hậu ôn hoà, phía đông có khí hậu lục địa nên khắc nghiệt hơn, phía bắc có khí hậu cận cực và cực, phía tây nam gần Biển Đen có khí hậu cận nhiệt.

- Ảnh hưởng:

+ Tạo điều kiện cho phát triển kinh tế đa dạng, tạp ra sản phẩm nông nghiệp phong phú ở nhiều vùng khác nhau.

+ Tuy nhiên nhiều nơi khô hạn, nhiều vùng lạnh giá gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

c) Sông, hồ

- Đặc điểm:

+ Có nhiều sông lớn, như: Von-ga, Ô-bi, Lê-na, I-ê-nít-xây… và hàng nghìn sông khác. Các sông ở vùng Xi-bia chủ yếu chảy theo hướng nam - bắc, đổ ra Bắc Băng Dương, cửa sông thường bị đóng băng vào mùa đông.

+ Các hồ lớn của Liên bang Nga là Ca-xpi và Bai-can.

- Ảnh hưởng:

+ Sông có giá trị về nhiều mặt như: thủy điện, giao thông vận tải, tưới tiêu, thủy sản và du lịch

+ Hồ có ý nghĩa rất lớn về giao thông và cung cấp nguồn nước ngọt quan trọng cho đời sống, sản xuất.

d) Biển

- Đặc điểm:

+ Đường bờ biển dài trên 37000 km, vùng biển rộng thuộc Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương và các biển khác.

+ Vùng biển có sinh vật phong phú, dầu mỏ, khí tự nhiên, tài nguyên du lịch.

- Ảnh hưởng:

+ Dọc bờ biển có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng,.

+ Tài nguyên khoáng sản và sinh vật biển là tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.

+ Nhiều vùng biển phía bắc bị đóng băng gây khó khăn cho khai thác.

e) Sinh vật

- Đặc điểm: Đứng đầu thế giới về diện tích rừng (chiếm khoảng 20% diện tích rừng thế giới năm 2020), chủ yếu là rừng lá kim (60% diện tích cả nước).

- Ảnh hưởng: Rừng là cơ sở để phát triển công nghiệp khai thác và chế biến gỗ, đồng thời là một trong những tài nguyên du lịch quan trọng và có ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân.

g) Khoáng sản

- Đặc điểm: Tài nguyên khoáng sản giàu có, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá. Khoáng sản kim loại đen phong phú.

- Ảnh hưởng:

+ Là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển công nghiệp.

+ Tuy nhiên nhiều loại khoáng sản phân bố ở vùng có tự nhiên khắc nghiệt, khó khai thác.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

a) Địa hình và đất đai

♦ Địa hình của Liên bang Nga rất đa dạng, có hướng thấp dần từ đông sang tây. Sông I-ê-nít-xây phân chia lãnh thổ Liên bang Nga làm 2 phần: phía tây là đồng bằng, phía đông là núi và cao nguyên.

Phía tây gồm 2 đồng bằng được ngăn cách bởi dãy U-ran:

+ Đồng bằng Đông Âu: gồm các vùng đất cao hoặc đồi thoải xen với các vùng đất thấp, thung lũng rộng. Nơi đây có đất đai màu mỡ, thuận lợi cho ngành nông nghiệp và tập trung dân cư sinh sống.

+ Đồng bằng Tây Xi-bia: là vùng đồng bằng thấp, rộng và bằng phẳng. Phía bắc chủ yếu là đầm lầy, phía nam là vùng phân bố của đất đen ôn đới - loại đất thích hợp để trồng trọt.

+ Dãy núi U-ran: là miền núi già với độ cao trung bình không quá 1000 m, nằm ở vị trí ranh giới giữa đồng bằng Đông Âu và đồng bằng Tây Xi-bia, đồng thời cũng là ranh giới tự nhiên giữa châu Á và châu Âu trên lãnh thổ Liên bang Nga.

Phía đông là vùng núi và cao nguyên Trung Xi-bia với địa hình phức tạp, có các dãy núi cao ở phía đông và nam như dãy Véc-khôi-an, dãy Xai-an... Đây là nơi tập trung nhiều khoáng sản và rừng, tuy không thuận lợi cho cư trú của con người và sản xuất nông nghiệp nhưng có tiềm năng rất lớn để phát triển các ngành công nghiệp.

♦ Liên bang Nga có diện tích đất nông nghiệp và đồng cỏ lớn trên 200 triệu ha. Đất đen có độ phì nhiêu cao nhưng chỉ chiếm 6,4% diện tích đất nông nghiệp, trong khi gần 40% diện tích lãnh thổ nằm dưới lớp băng tuyết, không thuận lợi cho canh tác.

b) Khí hậu

- Liên bang Nga chủ yếu thuộc đới khí hậu ôn đới và có sự phân hóa giữa các miền.

+ Phần lớn lãnh thổ có khí hậu ôn đới lục địa nhưng phía tây ôn hoà hơn phía đông;

+ Vùng ven Bắc Băng Dương có khí hậu cực và cận cực lạnh giá quanh năm;

+ Ven Thái Bình Dương có khí hậu ôn đới gió mùa;

+ Một bộ phận lãnh thổ phía nam có khí hậu cận nhiệt.

- Nhiều vùng rộng lớn có khí hậu băng giá hoặc khô hạn, gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt và sản xuất.

c) Sông, hồ

- Sông:

+ Lãnh thổ Liên bang Nga có nhiều sông lớn, như: sông Von-ga, sông Ô-bi, sông Lê-na, sông l-ê-nít-xây,... Phần lớn các con sông tập trung ở phía đông dãy U-ran, có hướng chảy chủ yếu từ nam lên bắc và đổ vào Bắc Băng Dương.

+ Hầu hết các sông của Liên bang Nga đều bị đóng băng vào mùa đông, làm cho giao thông đường sông ít phát triển. Mặc dù vậy, sông ngòi của Liên bang Nga vẫn có giá trị về nhiều mặt như thuỷ điện, tưới tiêu, du lịch,.. trong đó, trữ năng thuỷ điện của Liên bang Nga đứng hàng đầu thế giới.

- Liên bang Nga có nhiều hồ lớn, trong đó, Bai-can là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới với độ sâu hơn 1700 m.

d) Sinh vật

- Rừng tai-ga chiếm gần 1/2 diện tích đất nước, trong rừng có nhiều loài động vật quý hiếm như hổ, sơn dương, gấu, cú, đại bàng.... và đặc biệt là thủ có lông quý.

- Liên bang Nga còn có vùng thảo nguyên rộng lớn, thuận lợi cho chăn nuôi.

e) Khoáng sản

- Tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú, gồm nhiều loại như dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, vàng, thiếc, bô-xít, kim cương. Trong đó, nhiều khoáng sản có trữ lượng hàng đầu thế giới.

- Sự giàu có về khoáng sản là nguồn lực tự nhiên quan trọng giúp Liên bang Nga phát triển công nghiệp và đẩy mạnh hoạt động ngoại thương.

g) Biển

- Liên bang Nga có nhiều biển lớn thuộc Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương như: biển Ba-ren, biển Ca-ra, biển Láp-tép, biển Ô-khốt,... giàu tiềm năng về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển giao thông vận tải, xây dựng các cảng biển.

- Vùng biển và thềm lục địa còn có trữ lượng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Tây Nam Á có lượng dầu thô khai thác rất lớn, sản lượng cao nhất trong các khu vực (21356,6 nghìn thùng/ngày). Chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới, Tây Nam Á là khu vực cung cấp phần lớn lượng dầu thô trên thị trường thế giới.

Tây Nam Á là khu vực nằm ở Tây Nam của châu Á. Tây Nam Á được biết đến là khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn, chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới. 

Các mỏ dầu của khu vực Tây Nam Á phân bố chủ yếu ở Ven vịnh Pec – xích.

Nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở khu vực Tây Nam Á là dầu mỏ và khí tự nhiên. Các mỏ dầu của khu vực Tây Nam Á phân bố chủ yếu ở Ven vịnh Pec – xích.

Tây Nam Á có lượng dầu thô khai thác rất lớn, sản lượng cao nhất trong các khu vực (21356,6 nghìn thùng/ngày). Chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới, Tây Nam Á là khu vực cung cấp phần lớn lượng dầu thô trên thị trường thế giới.

Hiện nay nhu cầu sử dụng dầu mỏ và khí tự nhiên của thế giới rất lớn, Tây Nam Á có khả năng cung cấp hơn 40% nhu cầu dầu mỏ của thế giới.

Việc nắm giữ trữ lượng dầu mỏ lớn mang đến nguồn thu rất lớn cho các nước Tây Nam Á, giúp thu về nhiều lợi nhuận từ xuất khẩu dầu mỏ.

Tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn do việc sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn đó là Tây Nam Á trở thành mục tiêu nhòm ngó của nhiều cường quốc, nhiều tổ chức nhằm thao túng, giành giật quyền lợi từ dầu mỏ dẫn đến tình trạng bất ổn định về chính trị.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Đặc điểm lao động Nhật Bản: người lao động cần cù, làm việc tích cực, ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao, coi trọng giáo dục.

⟹ Là một đất nước có nhiều khó khăn hạn chế về điều kiện tự nhiên, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nhưng Nhật Bản đã khắc phục và nhanh chóng vươn lên thành cường quốc kinh tế lớn trên thế giới. Để đạt được thành tựu trên, vai trò của con người Nhật Bản quan trọng nhất:đó là tinh thần tự cường, tính kỉ luật cao, ý chí vươn lên, lao động cần cù và có chất xám tốt. Vì vậy có thể khẳng định con người là động lực quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Mặc dù ô tô Trung Quốc không có tiếng tăm như ô tô của Đức và Nhật Bản, song Trung Quốc vẫn là nước sản xuất xe hơi đứng thứ ba trên thế giới. Với nhiều mẫu mã đa dạng, giá thành vừa phải phù hợp với túi tiền của người có thu nhập trung bình.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

♦ Nhiệm vụ 1: Sưu tầm thông tin và trình bày về một lĩnh vực hợp tác trong sản xuất của EU.
- Tham khảo: Hợp tác sản xuất máy bay Airbus
+ Airbus bắt đầu từ một tập đoàn của các nhà sản xuất hàng không vũ trụ, Airbus Industrie. Các công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ của Liên minh châu Âu năm 1999 và 2000 đã cho phép thành lập một công ty cổ phần đơn giản hóa vào năm 2001, thuộc sở hữu của EADS (80%) và BAE Systems (20%). Sau quá trình mở rộng mặt hàng BAE (British Aerospace) đã bán cổ phần của mình cho EADS vào ngày 13 tháng 10 năm 2006.
+ Airbus sử dụng khoảng 63.000 nhân công tại 16 địa điểm ở 4 quốc gia Liên minh châu Âu: Pháp, Đức và Tây Ban Nha, Anh. Khâu lắp ráp cuối cùng được đặt tại Toulouse, Pháp; Hamburg, Đức, Seville, Tây Ban Nha, và từ năm 2009 đặt thêm nhà máy tại Thiên Tân, Trung Quốc. Hãng cũng đang trong quá trình hoàn thiện nhà máy mới tại thành phố Mobile thuộc tiểu bang Alabama, Mỹ. Airbus còn có các công ty con ở Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Công ty giới thiệu và đưa ra thị trường thương mại máy bay chở khách fly-by-wire (Điều khiển điện tử) đầu tiên - Airbus A320, và máy bay chở khách lớn nhất thế giới, Airbus A380.
♦ Nhiệm vụ 2: Sưu tầm thông tin và trình bày về một liên kết vùng trong EU
- Tham khảo: Liên kết vùng Ma-xơ-rai-nơ
+ Vùng Ma-xơ-rai-nơ (Maas- Rhein) là một ví dụ cụ thể về liên kết vùng châu Âu, hình thành ở khu vực biên giới ba nước Hà Lan, Đức và Bỉ. Hàng ngày có khoảng 30 nghìn người đi sang nước láng giềng làm việc. Hàng tháng, ở khu vưc này xuất bản một tạp chí bằng ba thứ tiếng. Các trường đại học trong khu vực phối hợp tổ chức các khóa đào tạo chung. Các con đường xuyên biên giới được xây dựng.
+ Những lợi ích trong liên kết vùng Ma-xơ-Rai-nơ đã đem lại: Tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa ba nước Hà Lan, Đức và Bỉ về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giáo dục; trao đổi về lao động giữa các nước, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người dân, thu hút lao động giỏi, trẻ, năng động; Mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất hàng hóa các nước; Liên kết đào tạo ở các trường đại học; Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới.