K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

♦ Nhiệm vụ 1: Sưu tầm thông tin và trình bày về một lĩnh vực hợp tác trong sản xuất của EU.
- Tham khảo: Hợp tác sản xuất máy bay Airbus
+ Airbus bắt đầu từ một tập đoàn của các nhà sản xuất hàng không vũ trụ, Airbus Industrie. Các công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ của Liên minh châu Âu năm 1999 và 2000 đã cho phép thành lập một công ty cổ phần đơn giản hóa vào năm 2001, thuộc sở hữu của EADS (80%) và BAE Systems (20%). Sau quá trình mở rộng mặt hàng BAE (British Aerospace) đã bán cổ phần của mình cho EADS vào ngày 13 tháng 10 năm 2006.
+ Airbus sử dụng khoảng 63.000 nhân công tại 16 địa điểm ở 4 quốc gia Liên minh châu Âu: Pháp, Đức và Tây Ban Nha, Anh. Khâu lắp ráp cuối cùng được đặt tại Toulouse, Pháp; Hamburg, Đức, Seville, Tây Ban Nha, và từ năm 2009 đặt thêm nhà máy tại Thiên Tân, Trung Quốc. Hãng cũng đang trong quá trình hoàn thiện nhà máy mới tại thành phố Mobile thuộc tiểu bang Alabama, Mỹ. Airbus còn có các công ty con ở Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Công ty giới thiệu và đưa ra thị trường thương mại máy bay chở khách fly-by-wire (Điều khiển điện tử) đầu tiên - Airbus A320, và máy bay chở khách lớn nhất thế giới, Airbus A380.
♦ Nhiệm vụ 2: Sưu tầm thông tin và trình bày về một liên kết vùng trong EU
- Tham khảo: Liên kết vùng Ma-xơ-rai-nơ
+ Vùng Ma-xơ-rai-nơ (Maas- Rhein) là một ví dụ cụ thể về liên kết vùng châu Âu, hình thành ở khu vực biên giới ba nước Hà Lan, Đức và Bỉ. Hàng ngày có khoảng 30 nghìn người đi sang nước láng giềng làm việc. Hàng tháng, ở khu vưc này xuất bản một tạp chí bằng ba thứ tiếng. Các trường đại học trong khu vực phối hợp tổ chức các khóa đào tạo chung. Các con đường xuyên biên giới được xây dựng.
+ Những lợi ích trong liên kết vùng Ma-xơ-Rai-nơ đã đem lại: Tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa ba nước Hà Lan, Đức và Bỉ về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giáo dục; trao đổi về lao động giữa các nước, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người dân, thu hút lao động giỏi, trẻ, năng động; Mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất hàng hóa các nước; Liên kết đào tạo ở các trường đại học; Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới.

5 tháng 8 2023

- Nhiệm vụ 1: Sưu tầm thông tin và trình bày về một ngành công nghiệp là thế mạnh của cộng hòa Nam Phi.

(*) Tham khảo: Ngành khai thác khoáng sản

- Nam Phi có trữ lượng khoáng sản lớn, chiếm một tỉ trọng đáng kể trong sản xuất và trữ lượng khoáng sản của thế giới với giá trị khoảng 20,3 nghìn tỷ Rand (tương đương khoảng 2,5 nghìn tỷ USD). Nam Phi là nước đứng thứ năm trên thế giới trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tính trên giá trị GDP.

- Các loại khoáng sản có trữ lượng lớn của Nam Phi bao gồm kim loại và khoáng sản quý, khoáng sản năng lượng, kim loại màu và không màu, các khoáng sản công nghiệp. Chỉ có 2 loại khoáng sản chiến lược là dầu thô và bô-xít không có mặt tại Nam Phi.

- Ngoài trữ lượng khoáng sản phong phú, các thế mạnh của Nam Phi bao gồm trình độ kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất cực kì cao, các hoạt động nghiên cứu và phát triển chuyên ngành. Quốc gia này cũng cung cấp máy móc chế biến vàng, bạch kim, kẽm các-bon, thép không gỉ và nhôm. Nam Phi cũng là một trong những quốc gia đứng đầu về công nghệ khoáng sản mới, như công nghệ dỡ đất (ground breaking) giúp sàng tuyển quặng sắt phẩm chất thấp thành các đơn vị sắt chất lượng cao.

- Cuối năm 2011, ngành công nghiệp khoáng sản Nam Phi là ngành có đóng góp lớn nhất đối với sự dịch chuyển của nền kinh tế, với việc hoàn tất thương vụ BBBEE trị giá 150 tỷ Rand. Ngành khai khoáng cũng là lĩnh vực đem lại nhiều ngoại tệ nhất cho Nam Phi, đặc biệt là vàng - chiếm tới một phần ba nguồn thu từ xuất khẩu.

- Ngành công nghiệp khai khoáng và các ngành công nghiệp liên quan có tầm quan trọng rất lớn đối với phát triển kinh tế-xã hội của Nam Phi vì ngành này đóng góp tích cực vào các hoạt động kinh tế, tạo công ăn việc làm và đem lại nguồn thu ngoại tệ. Theo Phòng Mỏ (Chamber of Mines), ngành công nghiệp khai thác mỏ của nước này:

+ Tạo ra 01 triệu việc làm

+ Chiếm khoảng 18% GDP (8,6% trực tiếp, 10% gián tiếp)

+ Đem lại hơn 50% nguồn thu ngoại tệ

+ Chiếm 20% lượng vốn đầu tư (12% đầu tư trực tiếp)

- Bên cạnh vàng, bạch kim và một số loại đá quý khác, Nam Phi gần đây cũng quan tâm tiếp cận lĩnh vực khai thác đất hiếm tại vùng Namaqualand. Đất hiếm là sản phẩm hiện nay đang bị Trung Quốc chi phối với nguồn cung chiếm tới 99% thị trường thế giới. Khoáng sản đất hiếm là một loại khoáng sản chiến lược do chúng được dùng để sản xuất điện thoại thông minh (smartphones), vũ khí công nghệ cao, ô tô điện và nhiều thiết bị điện tử khác.

- Các lĩnh vực sinh lợi khác có thể kể đến là việc chế tác, thêm giá trị gia tăng vào các sản phẩm sắt, thép các-bon, thép không gỉ, nhôm, bạch kinh và vàng. Hàng loạt loại khoáng sản có thể dùng làm nguyên liệu cho các loại trang sức, bao gồm vàng, bạch kim, kim cương, đá mắt hổ và nhiều loại đá bán quý khác.

- Chính phủ Nam Phi hiện nay đang phát triển một chiến lược lợi ích khoảng sản với mục đích chuyển hóa nền công nghiệp một cách nền tảng từ chủ yếu là sản phẩm thô sang các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao hơn. Một số chương trình khác của Chính phủ cũng liên quan tới mục tiêu này như: Chương trình hành động Quốc gia 2030, IPAP 2013/2014 đến 2015, chương trình an ninh năng lượng, phát triển kĩ năng và các chương trình khác.

- Nhiệm vụ 2: Sưu tầm thông tin và trình bày về một điểm du lịch nổi tiếng của cộng hòa Nam Phi.

(*) Tham khảo: Giới thiệu về vùng núi Đrê-ken-bec

- Đrê-ken-bec là vùng núi đất nung cao nhất Nam Phi được du khách yêu thích lựa chọn là nơi quan sát động vật hoang dã, khám phá các tác phẩm nghệ thuật cổ xưa hoặc tham gia vào các hoạt động đầy hấp dẫn khi du lịch Nam Phi. Đrê-ken-bec thuộc KwaZulu-Natal cách thành phố biển Durban 300km, là cụm dãy núi đá bazan có độ cao 3.482m và kéo dài hơn 200km uốn lượn quanh một quần thể rừng nguyên sinh nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã, bao quanh là cánh đồng cỏ và thung lũng hoa dại bạt ngàn và rực rỡ sắc màu. Công viên tại Đrê-ken-bec đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 2000.

+ Bắc Đrê-ken-bec: Khu vực có Công viên Quốc gia Royal Natal. Danh thắng nổi bật tại khu vực này là Amphitheatre - nơi được mệnh danh là có cảnh đẹp ấn tượng nhất thế giới. Vách đá bazan thẳng đứng này cao tới 1.200m và trải dài 5km đến tận đỉnh

+ Trung Đrê-ken-bec: Khu vực được ghé thăm nhiều nhất bởi sở hữu những đỉnh núi cao nhất. Du khách thường thích tới đây bằng xe đạp leo núi hoặc đi bộ. Một điểm lý tưởng để ngắm nhìn các loài chim quý hiếm bay lượn như đại bàng đen và kền kền râu.

+ Nam Đrê-ken-bec: Đặc trưng với hệ thống sông ngòi và có đèo Sani ngoạn mục.

- Không chỉ được biết đến bởi những thác nước, dốc rừng ngoạn mục cùng các đỉnh núi cao vút như Lâu đài Sâm banh và Răng Quỷ. Dãy núi Đrê-ken-bec cũng là nơi nuôi dưỡng và bảo tồn nhiều loài động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ hiện còn rất ít trên thế giới như loài linh dương lớn nhất thế giới, linh dương núi, chó rừng, mèo rừng có lông của loài báo đốm hay các loài chim sải cánh dài hơn 2m, v.v.

- Đến thăm dãy núi Đrê-ken-bec, du khách ngỡ như mình đang bước vào một phòng triển lãm nghệ thuật. Tại đây, bộ tộc người San bản địa đã để lại hơn 35.000 hình vẽ trong các hang động và vách đá nhô ra.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
Một số biểu hiện của hợp tác, liên kết trong khu vực EU:
Xây dựng một thị trường chung EU thống nhất, bền vững: trong đó, hàng hóa, dịch vụ, tiền vốn, con người được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.
Thị trường chung có vai trò kích thích cạnh tranh và thương mại, cải thiện hiệu quả, nang cao chất lượng và hạ giá thành; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Thiết lập hệ thống tiền tệ bằng đồng tiền chung châu Âu (Ơ-rô): khu vực đồng Ơ-rô bao gồm 19 quốc gia thành viên EU, sử dụng đồng Ơ-rô như một loại tiền tệ duy nhất. Đống Ơ -rô có vị trí cao trong giao dịch quốc tế, là đồng tiền dự trữ chính thức quốc tế.
Hợp tác trong phát triển ngành hàng không vũ trụ: cơ quan Không gian châu Âu (ESA) có 17 thành viên. Các trung tâm điều hành không gian chây Âu (ESOC) thuộc cơ quan này đặt ở 7 quốc gia: Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, An-giê-ri và Ô-xtray-lia-a. Ngoài ra các nước còn hợ tác trong việc phát triển và sản xuất máy bay dân dụng và quân sự, máy bay trực thăng, máy bay không người lái, động cơ hàng không,...
Liên kết vùng châu Âu: 158 liên kết vùng

21 tháng 7 2023

Tham khảo: Vườn quốc gia Kruger: Khu bảo tồn lớn nhất Nam Phi

Công viên quốc gia Kruger, diện tích gần 2 triệu ha, nổi tiếng thế giới là khu bảo tồn nhiều loài động vật hoang dã lớn nhất Nam Phi.

Vườn quốc gia Kruger nằm ở phía đông bắc của Nam Phi và chạy dọc theo biên giới Mozambique ở phía đông, Zimbabwe ở phía bắc, và biên giới phía nam là sông Crocodile. Nổi tiếng trên toàn thế giới, Vườn quốc gia Kruger là khu bảo tồn quốc gia lớn nhất Nam Phi và trải dài 350 km (220 dặm) từ bắc xuống nam và 60 km (40 dặm) ở bề rộng.

Đầu năm 1898, công viên được thành lập như một khu bảo tồn động vật hoang dã và mở cửa lần đầu tiên cho công chúng tham quan vào năm 1927. Hiện nay, vườn quốc gia Kruger là điểm đến chính ở Nam Phi đối với nhiều khách du lịch quốc tế thu hút hơn nửa triệu du khách đăng ký mỗi năm.

Công viên có diện tích 20.000 km vuông và được chia thành 14 khu sinh thái khác nhau, mỗi khu hỗ trợ động vật hoang dã khác nhau. Nó là một trong những điểm thu hút chính của Nam Phi và được coi là lá cờ đầu của Công viên Quốc gia Nam Phi.

Công viên quốc gia Kruger là nơi sinh sống của rất nhiều loài động, thực vật với số lượng vô cùng ấn tượng: 336 loài cây, 49 loài cá, 34 loài lưỡng cư, 114 loài bò sát, 507 loài chim và 147 loài động vật có vú. Kruger gồm ba quần xã sinh vật khác nhau (rừng, đồng cỏ, và hoang mạc), cộng với nhiều danh lam thắng cảnh khác nhau. Hệ sinh thái và địa lý độc đáo này đã mang lại cho các loài có phạm vi rộng đặc trưng, sự phong phú về không gian và thức ăn mà chúng cần.

Kruger là nơi hoang dã tập trung số lượng tê giác và báo hoa mai lớn nhất hành tinh và cũng là nơi sinh sống duy nhất quần thể chó hoang châu Phi - loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hơn thế, các loài động vật có vú cũng liên tục di chuyển qua các vùng lãnh thổ rộng lớn này để tìm kiếm thức ăn và nước uống.

Loài voi tập trung chủ yếu tại sông Olifants - ranh giới giữa Bắc và Nam của Kruger. Ngoài ra, đồng cỏ trung tâm là nơi sinh sống của quần thể sư tử lớn nhất Kruger, cũng như những đàn ngựa vằn, trâu, linh dương đầu bò và hươu cao cổ lớn nhất của nơi đây.

 
8 tháng 8 2023

Tham khảo: lựa chọn nhiệm vụ 4

- Giải Nobel Kinh tế năm 2021 được trao cho 3 nhà kinh tế, chia đều làm 2 phần. Phần đầu tiên thuộc về nhà kinh tế người Canada David Card là giáo sư Đại học California, vì những đóng góp cho kinh tế học lao động. Phần còn lại thuộc về 2 nhà kinh tế người Mỹ Joshua D.Angrist của Viện Công nghệ Massachusetts và Guido W.Imbens của Đại học Stanford nhờ những đóng góp về phương pháp luận trong việc phân tích quan hệ nhân quả.

- Ba nhà kinh tế học David Card, Joshua Angrist và Guido Imbens được trao giải vì chứng minh rằng những câu trả lời chính xác cho một số câu hỏi cấp bách nhất của xã hội có thể được thu thập từ các "thí nghiệm tự nhiên". Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho biết cả ba đã "hoàn toàn định hình lại công việc thực nghiệm trong khoa học kinh tế".

- Theo Ủy ban giải Nobel kinh tế, các thí nghiệm tự nhiên rất khó giải thích, nhưng Angrist và Imbens, vào giữa những năm 1990, đã phát triển các phương pháp luận để vượt qua những thách thức này và xác định chính xác hơn những gì thực sự có thể xem là nguyên nhân và kết quả của các thí nghiệm tự nhiên. Nói một cách khác, phương pháp luận của hai ông cho phép các nhà kinh tế học đưa ra kết luận vững chắc đâu là nguyên nhân và kết quả ngay cả khi họ không thể thực hiện các nghiên cứu theo các phương pháp khoa học nghiêm ngặt.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
Đồng tiền chung châu Âu (đồng EURO) sẽ chính thức ra mắt vào ngày 1/1/1999. Đây là một sự kiện lịch sử đối với quá trình nhất thể hoá châu Âu và với sự phát triển của hệ thống tiền tệ thế giới.
Tham gia đồng EURO đợt đầu sẽ có 11 nước thành viên của EU : Đức, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan, A'o, Bỉ, Luxemburg, Bồ Đào Nha, Phần Lan và Ailen. Ba nước Anh, Thuỵ Điển và Đan Mạch chưa tham gia đợt này, còn Hy Lạp chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để trở thành thành viên.
Tại cuộc gặp cấp cao EU họp vào tháng 12-1995 các nhà lãnh đạo của EU quyết định gọi đồng tiền chung châu Âu là EURO vì lý do sau : EURO không trùng tên với bất cứ đồng tiền của quốc gia thành viên nào (ECU trùng tên với đồng tiền vàng của Pháp trước đây), EURO đều có thể viết bằng ngôn ngữ của tất cả các thành viên.
Châu Âu với một đồng tiền chung duy nhất là mục tiêu phấn đấu bền bỉ của EU. Liên minh này được ghi trong chương II của Hiệp ước Maastricht và được triển khai theo 3 giai đoạn :
Giai đoạn 1: Bắt đầu từ 1-7-1990 và kết thúc vào 31-12-1993.
Giai đoạn 2 : Được coi là giai đoạn chuyển tiếp và bắt đầu từ 1-1-1994 đến 31-12-1998.
Giai đoạn 3 : Từ 1-1-1999 bắt đầu đưa đồng EURO vào lưu hành. Sự ra đời đồng tiền chung châu Âu là kết quả của một quá trình phấn đấu đầy gian khổ của chính phủ các nước thuộc EU nhằm thực hiện liên minh kinh tế và tiền tệ. Nếu không có đồng tiền chung thì Thị trường chung châu Âu không thể hoàn thiện và không có ý nghĩa nhiều trên thực tế.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

Một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong khu vực EU:

Hình thành một liên minh kinh tế và tiền tệ với đồng tiền chung Ơ-rô:  Đây là mức độ cao nhất trong hợp tác khu vực. Các quốc gia thành viên liên minh thống nhất thực hiện một chính sách kinh tế chung, một hệ thống tiền tệ chung (bao gồm cả ngân hàng chung, đồng tiền chung) và chính sách tiền tệ chung.
EU cùng hợp tác để tiếp cận và điều tiết thị trường toàn cầu, thiết lập tiêu chuẩn công nghệ và truy cập, kiểm soát dữ liệu. Những lĩnh vực hợp tác công nghệ của EU là trí tuệ nhân tạo, điệ toán đám mây, thiết bị di động và công nghệ lượng tử.
EU có chính sách quốc phòng và an ninh chung nhằm bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực. Các hoạt động hợp tác về an ninh chung phòng chống tội phạm, khủng bố, nhập cư bất hợp pháp và dịch bệnh được tăng cường.

8 tháng 8 2023

Tham khảo 

- Lĩnh vực giáo dục:

+ Nền giáo dục của Nga có truyền thống lâu đời, chất lượng khá cao và mang đậm bản sắc dân tộc Nga.

+ Nhà nước đảm bảo cho các công dân Liên bang Nga được hưởng một nền giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp miễn phí.

+ Giáo dục chuyên nghiệp có sơ cấp, trung cấp, đại học và sau đại học.

+ Nga thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường học, phát triển mạnh các trường dân lập, nhất là ở bậc cao đẳng, đại học.

+ Nga cho mở các trường đại học và các chi nhánh trường đại học của Nga ở nước ngoài, đồng thời tiếp tục thu hút học sinh nước ngoài đến học với ưu thế học phí rẻ và chi phí sinh hoạt rẻ.

- Lĩnh vực văn hóa:

+ Văn hóa Nga có truyền thống lâu đời về nhiều mặt của nghệ thuật, đặc biệt khi nói đến văn học, múa dân gian, triết học, âm nhạc cổ điển, nhạc dân gian, múa dân gian, truyền thống, múa ba lê, kiến trúc, hội họa, điện ảnh, hoạt hình và chính trị, tất cả đều có ảnh hưởng đáng kể đến văn hóa thế giới.

+ Ngày nay, di sản văn hóa Nga được xếp hạng thứ bảy trong Chỉ số thương hiệu quốc gia, dựa trên các cuộc phỏng vấn của khoảng 20.000 người chủ yếu đến từ các nước phương Tây và Viễn Đông.

+ Tiếng Nga là ngôn ngữ được sử dụng trên vùng địa lý rộng nhất của lục địa Á Âu và cũng là ngôn ngữ nói Xlavơ được dùng rộng rãi nhất. Hơn một phần tư tác phẩm văn học-khoa học trên thế giới được xuất bản bằng tiếng Nga. Tiếng Nga cũng là phương tiện mã hóa và lưu trữ thông tin toàn cầu, với khoảng 60 đến 70% thông tin toàn cầu được xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Nga. Tiếng Nga cũng là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc. Văn học Nga nằm trong số những nền văn học phát triển và có tầm ảnh hưởng nhất thế giới, với những tác phẩm văn học thuộc hàng nổi tiếng nhất.

- Lĩnh vực khoa học - kĩ thuật:

+ Nền khoa học Nga đạt được nhiều thành tựu lớn trong nghiên cứu cơ bản thuộc đỉnh cao của thế giới. Mặc dù bị suy giảm nhiều trong quá trình chuyển đổi kinh tế, Nga vẫn là một trong những nước có tiềm năng khoa học to lớn nhất, chỉ đứng sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.

+ Chính phủ Nga đã quyết định thành lập các tổ chức nghiên cứu - ứng dụng khoa học và công nghệ mới, như Dự án Skolkovo ở ngoại ô Moskva (một dạng Thành phố khoa học - công nghệ hay Trung tâm - công viên khoa học công nghệ lớn), và các trung tâm nghiên cứu mới, các Tổng công ty nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao (như Tổng công ty Công nghệ nano - Rusnano) với các cơ chế hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo bằng cách tạo ra cầu nối giữa nghiên cứu và bên công nghiệp.

+ Chính phủ Nga đã ban hành Quy chế của Trung tâm Khoa học Nhà nước (SSC), mở đường cho các trung tâm nghiên cứu công nghiệp có trang thiết bị và hạ tầng riêng. Quy chế này đã cho phép tạo thêm được các quỹ ngân sách từ Chương trình phát triển SSC. Nhiều trung tâm nghiên cứu công nghiệp chiếm những vị trí hàng đầu trong các lĩnh vực KH&CN ưu tiên được quan tâm đầu tư phát triển (vật lý nguyên tử, năng lượng, hóa học, vật liệu mới, chế tạo máy bay, cơ khí, y học, sinh học, công nghệ sinh học, khoa học máy tính, quang học, điện tử, robot).

+ Đến nay, có 21 trung tâm như trên  thuộc Bộ Công nghiệp và Năng lượng, 10 trung tâm thuộc Bộ Giáo dục và Khoa học, 6 thuộc Cơ quan Liên bang về Công nghệ nguyên tử, 3 thuộc Bộ Y tế và Bảo trợ xã hội.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Ngành dịch vụ chiếm khoảng 56% trong GDP (năm 2020), là ngành mang lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế Liên bang Nga.

- Các nhóm ngành dịch vụ của Nga tập trung chủ yếu ở phía Tây, với các trung tâm dịch vụ lớn như: Mát-xcơ-va, Xanh Pê-téc-bua,...

- Một số ngành dịch vụ nổi bật là giao thông vận tải, ngoại thương, du lịch,...

* Thương mại:

- Ngành ngoại thương ở Liên bang Nga phát triển mạnh.

+ Năm 2020, giá trị xuất khẩu đạt trên 330 tỉ USD và nhập khẩu đạt trên 230 tỉ USD.

+ Các sản phẩm xuất khẩu hàng đầu bao gồm dầu thô, sản phẩm của ngành hóa dầu, khí tự nhiên, vàng, than,... với thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Anh, Hà Lan, Bê-la-rút, Đức.

+ Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu bao gồm xe hơi, linh kiện xe, thiết bị viễn thông, máy tính,... từ Trung Quốc, Đức, Bê-la-rút, Hàn Quốc, I-ta-li-a.

- Ngành nội thương ở Liên bang Nga cũng có sự phát triển mạnh mẽ:

+ Mạng lưới hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi rộng khắp đất nước đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đồng thời phân phối hàng hóa kịp thời.

+ Thương mại điện tử ngày càng phổ biến.

+ Thị trường bán lẻ thực phẩm và hàng hóa có doanh thu hơn 250 tỉ USD (năm 2020).

* Ngành tài chính - ngân hàng

- Có những bước phát triển vượt bậc với nhiều hoạt động sôi nổi, tác động đến sự phát triển kinh tế quốc gia.

- Năm 2020, Liên bang Nga thu hút vốn đầu tư nước ngoài hơn 9,5 tỉ USD và đầu tư ra nước ngoài hơn 5,8 tỉ USD.

* Ngành giao thông vận tải: tất cả các loại hình giao thông vận tải đều được chú trọng phát triển.

- Mạng lưới đường sắt phát triển với hơn 85 000 km đường sắt. Tuyến đường sắt xuyên Xi-bia là tuyến đường sắt dài nhất thế giới, đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy kinh tế lãnh thổ phía đông.

- Mạng lưới đường ô tô với chiều dài hơn 940000 km, nhiều hệ thống đường cao tốc phát triển, chất lượng đường được nâng cấp, phân bố chủ yếu ở phần lãnh thổ phía tây.

- Đường hàng không được Liên bang Nga chú trọng phát triển để kết nối các vùng trong nước và các nước trên thế giới. Một số sân bay lớn như Sê-rê-mê-tê-vô, Đô-mô-đê-vô, Pun-cô-vô,...

- Giao thông vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng trong giao thương với các nước trên thế giới.

+ Liên bang Nga là quốc gia có đội tàu phá băng lớn, giúp cho việc khai thác tài nguyên vùng thềm lục địa ở Bắc Cực đạt hiệu quả cao.

+ Một số cảng biển lớn, như Xanh Pê-téc-bua, Vla-đi-vô-xtốc, Ma-ga-đan,...

- Tại các khu vực đô thị, Liên bang Nga chú trọng xây dựng hệ thống giao thông công cộng. Nhiều công nghệ hiện đại được đẩy mạnh áp dụng.

- Đối với các khu vực có khí hậu khắc nghiệt, tuyết bao phủ thường xuyên thì phổ biến là các loại xe trượt tuyết.

* Ngành du lịch

- Liên bang Nga là quốc gia tập trung nhiều di sản tự nhiên và văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, vì vậy, ngành du lịch của quốc gia này phát triển, mang lại doanh thu lớn cho nền kinh tế.

- Năm 2020, Liên bang Nga đón khoảng 6,4 triệu lượt khách quốc tế đến và doanh thu du lịch quốc tế đạt gần 5 tỉ USD.

5 tháng 8 2023

(*) Tham khảo:

Đất nước Nhật Bản được biết đến với nền công nghệ hiện đại luôn nằm trong top đầu thế giới. Chính nhờ những thành tựu về mặt khoa học - kỹ thuật mà quốc gia này đã thay đổi từ một nền nông nghiệp xưa cũ, lạc hậu khiến người dân đói kém trở thành một quốc gia có quá trình phát triển thần tốc, đem đến kết quả tuyệt vời cho nền nông nghiệp nước nhà.

Sản lượng thu hoạch không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn cho ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe để xuất khẩu ra thế giới.Nhờ công nghệ hiện đại, nông dân tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và chi phí trong việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi, từ đó giảm được chi phí nhân công chăm sóc các lĩnh vực khác của đời sống.Nhờ phương pháp canh tác trong nhà kính, nông sản sinh trưởng và phát triển không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu và không bị sâu bệnh phá hại. Điều này giảm thiểu việc sử dụng các phân bón, thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nó không chỉ giúp bảo vệ và giữ gìn môi trường sống của con người mà còn nâng cao chất lượng nông sản và lợi ích kinh tế cho người sản xuất.

 

Cách trồng hoa, quả, củ và rau của Nhật bản rất chuyên nghiệp, thông thường họ làm quanh năm mà không có mùa vụ như ở VN. Khi vào mùa phù hợp thì họ mở nhà kính ra để lấy môi trường tự nhiên, nhưng khi khí hậu hay thời tiết không ủng hộ thì họ đóng nhà kính lại. Họ trồng rau thường theo từng tầng chứ không chỉ trồng ở dưới mặt đất như ở VN.Họ có các công thức về đất của từng loại cây riêng biệt, họ có cách bảo quản sau thu hoạch rất tôt, có nhiều loại rau, củ, quả sau khi thu hoạch xong họ bảo quản được những vài tháng mà chất lượng vẫn như mới thu hoạch.Các trang trại chăn nuôi ở Nhật thì đều có hệ thống máy móc phục vụ từ những việc nhỏ nhất, đơn giản nhất, công việc của người lao động chủ yếu vận hành hệ thống trang trại này. Nếu những ai có mong muốn phát triển hệ thống nuôi trồng sau khi về nước thì những công việc chăn nuôi hoặc làm vườn là lựa chọn rất phù hợp. Nhìn sâu vào tổng thể dẽ dàng thấy đi Nhật làm việc ngành nông nghiệp lại nhiều lợi thế hơn rất nhiều ngành nghề khác.