K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2017

- Kinh tế:

Thời Đường nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:

     + Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện chính sách quân điền đáp ứng nguyện vọng của nông dân, áp dụng phương pháp kĩ thuật canh tác mới, chọn giống mới,... làm cho năng suất tăng.

     + Thủ công nghiệp:Các nghề dêt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công.

     + Thương nghiệp phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.

- Chính trị:

     + Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

     + Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

12 tháng 4 2017

Sự thịnh trị của chế độ phong kiến dưới thời Đường :

— Về kinh tế : nhà Đường thực hiện chế độ quân điền, phân cấp ruộng đất cho nông dân (gồm hai loại : ruộng khẩu phần và ruộng vĩnh nghiệp) và thu thuế của nông dân một cách cố định theo chế độ tô, dung, điệu. Nhờ đó, nông dân có ruộng đất và yên ổn làm ăn, kinh tế phát triển nhanh chóng. Kinh tế công thương nghiệp, cả nội thương và ngoại thương đều phát triển theo đà phát triển của nông nghiệp.

— Về chính trị :

+ Đối nội : nhà Đường tiếp tục củng cố chính quyền trung ương, làm cho bộ máy cai trị phong kiến được hoàn chỉnh, của người tộc cai quản các địa phương, đạt chức Tiết độ sứ. Chính quyền phong kiến thời Đường được tăng cường nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.

+ Đối ngoại : thực hiện chính sách xâm lược và mở rộng lãnh thổ. Trung Quốc thời Đường đã trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.

—Về văn hoá : nhà Đường thực hiện chế độ khoa cử, các trường học mở rộng cả ở thành thị và nông thôn, tầng lớp ý thức rất đông đảo. Rất nhiều văn nghệ sĩ có tài năng xuất hiện, tiêu biểu như các nhà thơ Lý Bạch, Đỗ Phù, Bạch Cư Dị.



24 tháng 5 2018

- Kinh tế:

Thời Đường nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:

     + Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện chính sách quân điền đáp ứng nguyện vọng của nông dân, áp dụng phương pháp kĩ thuật canh tác mới, chọn giống mới,... làm cho năng suất tăng.

     + Thủ công nghiệp:Các nghề dêt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công.

     + Thương nghiệp phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.

- Chính trị:

     + Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

     + Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

5 tháng 11 2019

Chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường đã đạt đến đỉnh cao của nó. So với các triều đại trước, kinh tế phát triển tương đối toàn diện. Cùng với các biện pháp giảm tô thuế, bớt sưu dịch, nhà Đường lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân gọi là chế độ quán điền. Khi nhận ruộng, nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung. điệu. Người ta cũng áp dụng những kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ. Nhờ vậy, sản lượng tăng nhiều hơn trước. Thủ công nghiệp và thương nghiệp bước vào giai đoạn thịnh đạt. Xưởng thủ công (gọi là tác phường) luyện sắt., đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

Vào thời Đường, từ các tuyến đường giao thông đã được hình thành trong các thế kỉ trước, hai “con đường tơ lụa" trên đất liền và trên biển cũng được thiết lập, mở rộng.

20 tháng 12 2019

   - Thời gian: Từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX.

   - Nguyên nhân:

      + Nền kinh tế phong kiến trở nên lỗi thời, không còn tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

      + Chính quyền phong kiến chuyên chế không chăm lo đến sự phát triển kinh tế của đất nước, nhất là công tác thủy lợi mà chỉ tiêu hao sức người, sức của vào các cuộc chiến tranh mở rộng lãnh thổ.

   - Biểu hiện của suy thoái:

      + Chế độ phong kiến trở nên trì trệ và dần dần suy thoái.

      + Mâu thuẫn xã hội, chiến tranh và nội chiến giữa các quốc gia.

      + Sự đầu hàng dần dần trước sự xâm nhập của các nước thực dân phương Tây.

22 tháng 11 2018

   - Thế kỷ XIII Mông Cổ xâm lược các nước Đông Nam Á. Bị dồn đẩy do cuộc tấn công của người Mông Cổ, một bộ phận người Thái đã di cư ồ ạt xuống phía Nam; lập ra một quốc gia nhỏ. Đến đầu thế kỷ XIV mới thống nhất lại, lập vương quốc Thái. Sau đó, một nhóm người nói tiếng Thái khác di cư xuống vùng trung lưu sông Mê Công, gọi là người Lào lùm, lập vương quốc Lan Xang giữa thế kỷ XIX.

   - Sau khi chiến thắng quân mông cổ một số quốc gia bước vào thời kỳ phát triển thịnh đạt kéo dài tới đầu thế kỷ XVIII.

   - Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:

      + Về kinh tế: hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên.

      + Về văn hóa: Được hình thành gắn liền với quá trình xác lập các “Quốc gia dân tộc”. Các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị tinh thần độc đáo.