Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Soạn bài: Lòng yêu nước (I-li-a Ê-ren-bua)
Câu 1: Đại ý của bài văn:
Tác giả lý giải lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu với tất cả những sự vật cụ thể và bình thường nhất, gần gũi và thân thuộc nhất, đồng thời khẳng định: lòng yêu nước được bộc lộ đầy đủ và sâu sắc nhất trong những thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.
Câu 2:
a, Câu mở đầu đoạn: "Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất… có hơi rượu mạnh."
Câu kết đoạn: " Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc"
b, Trình tự lập luận:
- Mở đầu tác giả nêu nhận định giản dị mang tính quy luật lòng yêu nước bắt nguồn từ những điều nhỏ bé, giản dị thường ngày.
+ Lòng yêu nước bắt nguồn từ những cái nhỏ tới cái lớn
- Tác giả đặt "lòng yêu nước" trong thử thách những cuộc chiến tranh vệ quốc để mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ đẹp thanh tú của quê hương:
+ Người Vùng Bắc
+ Người xứ U-crai-na
+ Người xứ Gru-di-ca
+ Người Matxcova
- Kết lại tác giả tổng kết rằng tình yêu nhà, yêu quê hương trở thành tình yêu Tổ quốc.
Câu 3:
Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình:
- Người vùng Bắc:
Nghĩ tới cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu- cô- nô, … những đêm tháng sáu sáng hồng.
- Người U-crai-na:
Nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vắng.
→ Nhớ những cảnh vật, những điều nhỏ bé quen thuộc trong cảnh sống yên bình.
- Người xứ Gru-di-a:
Ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giản dị
- Người ở thành Le-nin-grat:
Nhớ dòng sông Ne-va rộng và đường bệ, nhớ những tượng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, nhớ phố phường
→ Nỗi nhớ, niềm tự hào về ngôn ngữ, vẻ đẹp, sự oai hùng của quê hương xứ sở.
- Người Mat-cơ-va:
Nỗi nhớ gắn với vẻ đẹp truyền thống, niềm tin mãnh liệt vào tương lai.
=> Vẻ đẹp riêng của từng vùng miền, mỗi vùng gắn với đặc trưng và vẻ đẹp riêng biệt của vùng đó.
Bài viết tạo nên tổng thể hài hòa đa dạng về tình yêu của người dân Xô viết dành cho mảnh đất nơi họ sinh sống.
Câu 4: Chân lý phổ biến, sâu sắc về lòng yêu nước:
Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc; và không thể sống khi mất nước.
II. LUYỆN TẬP
Nếu cần nói về vẻ đẹp quê hương mình:
- Giới thiệu về vị trí địa lý, đặc điểm về dân số, diện tích.
- Nêu truyền thống lịch sử, văn hóa.
- Điểm nổi bật về phong cảnh, con người.
- Thế mạnh trong công cuộc phát triển đất nước.
Bài văn miêu tả cảnh sông nước Cà Mau ở cực nam của tổ quốc
- Trình tự miêu tả của tác phẩm đi từ việc miêu tả chung, khái quát cảnh sông nước Cà Mau đến việc miêu tả chi tiết cảnh kênh rạch, sông ngòi tới cảnh chợ Năm Căn.
- Bố cục:
+ Đoạn 1 (từ đầu … lặng lẽ một màu xanh đơn điệu): Cảm nhận chung về cảnh thiên nhiên, đất trời Cà Mau
+ Đoạn 2 (tiếp theo … khói sóng ban mai): Đặc điểm về kênh rạch ở Cà Mau
+ Đoạn 3 (còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn
- Người kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” quan sát mọi người từ vị trí người ngồi trên thuyền vì vậy mọi cảnh vật hiện ra chân thật, sinh động
- Vị trí quan sát của người trên thuyền là vị trí thuận lợi vì thế các hình ảnh miêu tả hiện ra trong bài văn như những bức tranh hài hòa màu sắc.
Đoạn 1 (Từ đầu ... màu xanh đơn điệu ) : Cảm tưởng chung về thiên nhiên.
- Đoạn 2 (tiếp ... khói sóng ban mai) : Miêu tả kênh, rạch, con sông Năm Căn.
- Đoạn 3 (còn lại) : Vẻ đẹp chợ Năm Căn.
Người miêu tả quan sát là nhân vật “tôi” - ngồi trên thuyền, một vị trí quan sát rất thuận lợi, bao quát được toàn bộ khung cảnh.
câu a,đúng ko?
trả lời:
-Truyện được kể bằng lời của nhận vật Dế Choắt
I. VỀ THỂ LOẠI
Cũng như các văn bản Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử hay Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Động Phong Nha cũng được xem là một văn bản nhật dụng.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến "những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác"): Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha;
- Đoạn 2 (Từ "Phong Nha gồm hai bộ phận" đến "tiếng chuông nơi cảnh chù, đất Bụt"): Giới thiệu cảnh tượng trong động Phong Nha.
- Đoạn 3 (Từ "Với một vẻ đẹp đặc sắc" đến hết): Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.
Cũng có thể chia bài văn thành hai đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu "tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt"): Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha;
- Đoạn 2 (Từ "Với một vẻ đẹp đặc sắc" đến hết): Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.
2. Cảnh sắc của động Phong Nha được tác giả miêu tả theo trình tự từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, rồi từ cụ thể lại đi đến khái quát: từ vị trí địa lí đến tả hai con đường vào động (đường thuỷ, đường bộ) gặp nhau ở bến sông Son; giới thiệu cấu tạo của động (gồm hai bộ phận: động khô và động nước), động chính gồm 14 buồng, các dòng sông ngầm" sau đó khái quát vẻ đẹp của động "một thế giới khác lạ" - thế giới của tiên cảnh.
- Vẻ đẹp của Động khô được miêu tả bằng các chi tiết:
+ Độ cao (200 mét);
+ Nguồn gốc (xưa là một dòng sông ngầm);
+ Hiện tại (những vòm đá trắn vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh).
+ Các từ ngữ được dùng: "màu xanh ngọc bích óng ánh" cho thấy vẻ đẹp kì thú của động.
- Vẻ đẹp của Động nước được miêu tả bằng các chi tiết:
+ Hiện tại (có một con sông ngầm dài chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi nối Kẻ Bàng và khu rừng nguyên sinh, đặc điểm: sông sâu và nước rất trong). Động chính được miêu tả tỉ mỉ:
+ Gồm 14 buồng, thông nhau,
+ Buồng ngoài cách mặt nước 10 mét, từ buồng thứ tư hang cao 25-40 mét.
- Các khối đá nhiều hình khối, màu sắc:
+ Có khối hình con gà
+ Có khối hình con cóc
+ Có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng
+ Có khối mang hình mâm xôi
+ Có khối mang hình cái khánh
+ Có khối mang hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ.
tạo nên vẻ đẹp huyền ảo về sắc màu, lóng lánh như kim cương của động.
- Cảnh sắc trong động còn được tô điểm thêm bằng những nhánh phong lan xanh biếc, không gian được mở rộng bằng một số bãi cát, bãi đá, các ngõ ngách.
- Vẻ đẹp của động vừa có nét hoang sơ, bí hiểm, vừa thanh thoát và giàu chất thơ nhờ sự hoà tấu của âm "khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt".
- Hệ thống từ ngữ trong đoạn văn có giá trị gợi hình, gợi cảm:
+ Tính từ miêu tả (lộng lẫy, kì ảo, hoang sơ, bí hiểm, thanh thoát và giàu chất thơ);
+ Cụm tính từ, cụm danh từ (huyền ảo về sắc màu, lóng lánh như kim cương, thế giới khác lạ, thế giới của tiên cảnh).
3. a) Theo lời phát biểu của ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh:
- Động Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới, bao gồm bảy cái nhất:
+ Hang động dài nhất;
+ Cửa hang cao và rộng nhất;
+ Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất;
+ Có những hồ ngầm đẹp nhất;
+ Hang khô rộng và đẹp nhất;
+ Thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất;
+ Sông ngầm dài nhất.
b) Lời đánh giá đó vừa khích lệ vừa nhắc nhở chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn, đầu tư tôn tạo và khai thác tiềm năng của động Phong Nha một cách hiệu quả và hợp lí.
4. Động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng về khai thác kinh tế du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học. Muốn phát huy được giá trị của động, mọi người cần phải có thái độ tích cực trong việc đầu tư, bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Động Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Trị. Động gồm hai bộ phận: động khô và động nước. Động khô vốn là một dòng sông ngàn đã kiệt nước chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ, vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh. Động nước là một con sông ngầm. Động chính gồm đến mười bốn buồng. Động Phong Nha là một cảnh đẹp, một điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học lý thú.
2. Cách đọc
Đọc văn bản theo giọng kể kết hợp với miêu tả, đặc biệt nhấn mạnh các chi tiết miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha.
3. Sau khi đọc bài văn, giả dụ được làm người hướng dẫn khách du lịch đi tham quan động Phong Nha, em sẽ giới thiệu như thế nào về “Đệ nhất kì quan” này.
Gợi ý:
- Em sẽ chọn giới thiệu những gì? (đặc điểm khái quát của cả khu quần thể, cách thức, phương tiện sử dụng cho chuyến tham quan, đặc điểm từng bộ phận của động, động trong con mắt của các nhà khoa học, của khách tham quan trong và ngoài nước,…)
- Em sẽ lựa chọn thứ tự giới thiệu ra sao? (giới thiệu tổng thể trước chuyến đi của khách du lịch để họ có điều kiện tự khám phá hoặc giới thiệu từng địa điểm nếu được đi theo cùng đoàn khách tham quan).
- Em sẽ chuẩn bị như thế nào về ngôn ngữ (cách xưng hô, các từ ngữ sử dụng khi thuyết minh,…).
em lớp 5 nhé
chị sớt mạng đi
em sớt r nhưng ko biết copy đoạn nào
chúc chị học tốt
Có thể dựa theo cái này:
Qua đó, có thể thấy mỗi nhánh kiến thức sẽ giúp ích như thế nào với tổng thể bộ môn Vật lý, cũng giống như một tập thể.
bạn ơi đây là sơ đồ tư duy
có thể dựa vào cái này
Qua đó, có thể thấy mỗi nhánh kiến thức sẽ giúp ích như thế nào với tổng thể bộ môn Vật lý, cũng giống như một tập thể.
https://i.imgur.com/e0HCKfI.jpg
Đây là link ảnh nhé
bạn có thể tự ghi link rồi xem vì link khá ngắn
Lập kế hoạch hoạt động cho CLB Sách của lớp 6 không chỉ giúp bạn tổ chức công việc một cách có hệ thống, mà còn giúp các thành viên trong CLB tham gia vào các hoạt động học tập và giải trí liên quan đến sách. Dưới đây là một bản soạn văn ngắn gọn để giúp bạn bắt đầu: Bước 1: Xác định mục tiêu và phạm vi hoạt động của CLB Sách Mục tiêu: Tạo ra một môi trường học tập và trao đổi về sách, khuyến khích tình yêu đọc sách và phát triển kỹ năng đọc, viết cho các thành viên trong CLB. Phạm vi hoạt động: Tổ chức các buổi họp, thảo luận, trao đổi sách, tổ chức các hoạt động đọc sách, viết báo cáo, thi viết văn, và tham gia vào các hoạt động quảng bá sách. Bước 2: Xác định các hoạt động cụ thể Tổ chức buổi họp: Hằng tuần hoặc hằng tháng, tùy thuộc vào lịch trình của lớp. Buổi họp sẽ là nơi các thành viên cùng nhau thảo luận về sách đã đọc, chia sẻ cảm nhận và gợi ý sách hay để mọi người có thêm nguồn cảm hứng. Tổ chức buổi đọc sách: Lập kế hoạch để các thành viên trong CLB đọc sách cùng nhau. Có thể chọn sách cụ thể hoặc để mỗi người tự chọn một quyển sách mà họ quan tâm. Sau đó, mọi người có thể trao đổi về nội dung sách và chia sẻ những điểm mạnh và điểm yếu của tác phẩm. Tổ chức hoạt động viết văn: Sắp xếp các buổi viết văn nhỏ để các thành viên trong CLB có thể thực hành viết và chia sẻ những bài viết của mình. Điều này sẽ giúp cải thiện kỹ năng viết và khuyến khích sáng tạo văn hóa trong CLB. Tham gia vào các hoạt động quảng bá sách: Tổ chức buổi triển lãm sách trong trường, tham gia vào các cuộc thi viết văn, hoặc tổ chức buổi tọa đàm với các tác giả, nhà văn, hoặc nhà xuất bản sách. Bước 3: Lập lịch trình hoạt động Xác định ngày và giờ tổ chức các hoạt động. Hãy chắc chắn rằng lịch trình phù hợp với lịch học và hoạt động khác của lớp. Gửi thông báo cho tất cả các thành viên trong CLB về lịch trình hoạt động và nhắc nhở về sự tham gia. Bước 4: Đánh giá và cải thiện Sau mỗi hoạt động, tiến hành đánh giá để xem hoạt động đã diễn ra như mong đợi hay chưa và nhận phản hồi từ các thành viên trong CLB. Dựa trên phản hồi và kinh nghiệm, điều chỉnh và cải thiện kế hoạch hoạt động của CLB Sách.