K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2023

- So sánh:

Tiêu chí

 

Nhà Đinh – Tiền Lê

Nhà Lý

Giống nhau

- Tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền:

+ Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành. Ngôi vua cha truyền con nối.

+ Dưới vua là hệ thống quan lại phụ trách từng việc.

- Ở địa phương:

+ Chia cả nước thành các lộ, phủ, châu; xã là đơn vị cấp cơ sở.

+ Vua cử những người thân cận trấn giữ những nơi trọng yếu.

Khác nhau

- Bộ máy quan lại ở triều đình trung ương gồm 3 ban: Văn quan, võ quan và tăng quan.

- Cả nước chia làm 10 phủ, lộ, châu.

- Chưa có luật pháp thành văn

- Bộ máy quan lại ở triều đình trung ương gồm 2 ban: Văn quan và võ quan.

- Cả nước chia làm 24 phủ, lộ, châu.

- Đã có luật pháp thành văn (bộ luật Hình thư).

- Quân đội được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

- Nhận xét: Tổ chức nhà nước thời Lý được kiện toàn và hoàn thiện hơn so với thời Đinh – Tiền Lê

4 tháng 2 2023

a/ Giống nhau:

+ Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Đứng đầu nhà nước là vua, nắm mọi quyền hành.

+ Dưới vua là bộ máy quan lại phụ trách từng công việc.

+ Ở địa phương, vua cử những người thân cận trấn giữ những nơi hiểm yếu.

+ Chưa có luật pháp thành văn.

b/ Khác nhau:

– Tổ chức chính quyền nhà Ngô

+ Kinh đô ở Cổ Loa (Hà Nội).

+ Ở triều đình trung ương, dưới vua là các quan văn, quan võ.

+ Ở địa phương: đất nước được chia thành các châu.

+ Quân đội chưa được tổ chức quy củ.

=> Nhận xét: bộ máy nhà nước thời Ngô còn đơn giản, sơ khai.

– Tổ chức chính quyền nhà Đinh – Tiền Lê:

+ Kinh đô ở Hoa Lư (Ninh Bình)

+ Ở triều đình trung ương, dưới vua là các quan văn, quan võ và các cao tăng.

+ Ở địa phương: đất nước được chia thành các cấp: đạo/ lộ/ phủ/ châu, giáp, xã.

+ Quân đội được tổ chức thành: cấm quân và quân đóng ở các địa phương.

+ Định ra luật lệnh (năm 1002).

=> Nhận xét: bộ máy nhà nước đã có sự hoàn thiện hơn so với thời Ngô, nhưng vẫn còn đơn giản.

20 tháng 9 2023

- Thời Đinh, chính quyền được kiện toàn dần

+ Hoàng đế đứng đầu triều đình trung ương

+ Giúp vua trị nước có các cao tăng và hai ban văn, võ

+ Đinh Tiên Hoàng cử các tướng lĩnh thân cận giữ các chức vụ chủ chốt

+ Chính quyền địa phương gồm các cấp: đạo (châu), giáp, xã.

- Thời Tiền Lê

+ Vua đứng đầu chính quyền trung ương

+ Phong vương cho các con và cử đi trấn giữ những nơi quan trọng

+ Giúp vua lo việc nước có Thái sư, đại sư và các quan văn, võ

+ Ở địa phương, năm 1002, vua đổi đạo thành lộ, phủ, châu rồi đến giáp

+ Đơn vị cơ sở là xã

+ Quân đội gồm 2 bộ phận là: cấm quân (bảo vệ kinh thành) và quân địa phương

+ Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”

* Nhận xét: Bộ máy chính quyền thời Đinh - Tiền lê được tổ chức chặt chẽ

- Vua là người đứng dầu nhà nước cai quản mọi công việc. Ở những nơi chủ chốt, quan trọng nhà vua đều cử những người thân cận, uy tín nắm giữ; Chính quyền địa phương cũng được tổ chức chặt chẽ, chia thành các đơn vị hành chính, cấp bậc khác nhau

- Đặc biệt thời Tiền Lê thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông” vừa phát triển kinh tế, vừa củng cố quân đội, quốc phòng.

4 tháng 2 2023

- Lê Hoàn lập nên nhà Tiền Lê, đổi niên hiệu là Thiên Phúc, tiếp tục công cuộc xây dựng quốc gia độc lập.

- Chính quyền Trung ương:

+ Vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành.

+ Giúp vua bàn việc nước có thái sư (quan đứng đầu triều) và đại sư (nhà sư có danh tiếng). Dưới vua có các quan văn, quan võ. 

+ Các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu.

+ Quân đội được xây dựng gồm hai bộ phận: cấm quân (bảo vệ vua và kinh thành) và quân đóng tại địa phương.

- Ở địa phương:

+ Cả nước được chia thành 10 đạo.

+ Đến năm 1002, vua đổi đạo thành lộ, phủ, châu rồi đến giáp. Đơn vị cấp cơ sở là xã, các quan lại địa phương chưa được sắp xếp đầy đủ.

- Triều đình rất chú trọng xây dựng pháp luật như định ra luật lệnh (năm 1002) và tăng cường quan hệ ngoại giao với nhà Tống.

19 tháng 9 2023

Tham khảo:

 - Sự thành lập

+ Sau trận chiến lịch sử tại sông Bạch Đằng (938), Ngô Quyền xưng vương, lập ra triều Ngô (939 - 968), đóng đô ở Cổ Loa

+ Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước bị 12 sứ quân cát cứ. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh tái thống nhất đất nước, lên ngôi vua lập nên triều Đinh (968 - 981), đóng đô tại Hoa Lư.

+ Năm 981, Lê Hoàn lên ngôi vua, lập triều Tiền Lê (981 - 1009)

- Khái quát về tình hình chính trị, xã hội, văn hóa

+ Chính trị: từng bước củng cố hoàn chỉnh hơn, phát triển mạnh

+ Xã hội: Hai giai cấp chủ yếu là: giai cấp thống trị và giai cấp bị trị

+ Văn hóa: giáo dục chưa phát triển; Nho giáo bắt đầu xâm nhập; đạo Phật và văn hóa dân gian phát triển.

- Nhà Tiền Lê tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981 để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

19 tháng 9 2023

Tham khảo:

- Sự thành lập:

+ Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, là một ông vua tàn bạo nên trong triều ai cũng căm phẫn.

+ Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập.

- Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, đổi tên thành là Thăng Long, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Lý Công Uẩn và tạo đà cho sự phát triển của đất nước.

- Những nét chính về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục thời Lý:

+ Chính trị: được tổ chức hoàn chỉnh chặt chẽ từ Trung ương, xuống địa phương; ban hành bộ luật Hình thư; củng cố phát triển quân đội,…

+ Kinh tế: nhà nước quan tâm chăm lo phát triển kinh tế.

+ Xã hội có sự phân hóa thành giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

+ Đạt được nhiều thành tựu văn hóa trên các lĩnh vực: tư tưởng - tôn giáo; văn học; nghệ thuật…

16 tháng 8 2023

tham khảo

- Tổ chức thương mại có số nước tham gia đông nhất là WTO.

- Điểm giống nhau giữa WTO và Liên minh Han-xi-tích là: ra đời với mục đích thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.

4 tháng 2 2023

* Xã hội:

- Gồm 2 bộ phận:

+ Thống trị: vua, quan, một bộ phận nhà sư, đạo sĩ 

+ Bị trị: nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì 

- Nông dân là lực lượng sản xuất chính, cày ruộng công làng xã. 

* Văn hóa:

- Nho giáo chưa phát triển, Phật giáo được truyền bá rộng rãi.

- Nhà sư là người có học, được chính quyền và nhân dân tôn trọng. 

- Nhiều loại hình văn hóa dân gian phát triển, đặc biệt là hát chèo, đánh đu, đấu vật…

19 tháng 9 2023

- Thời Đinh – Tiền Lê thì giáo dục chưa phát triển. Nho giáo chưa có ảnh hưởng sâu rộng. Phật giáo được truyền bá rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi.

- Các nhà sư thường là người có học, giỏi chữ Hán, được triều đình đề cao và nhân dân quý trọng.

- Một số loại hình văn hóa dân tộc được khôi phục và phát triển

- Việc luyện võ, ca hát, nhảy múa và lễ hội trong dân gian được phát huy. Đây là bước tiến quan trọng trong đời sống xã hội và văn hóa Đại Cồ Việt.

4 tháng 2 2023

* Xã hội:

- Gồm 2 bộ phận:

+ Thống trị: vua, quan, một bộ phận nhà sư, đạo sĩ 

+ Bị trị: nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì 

- Nông dân là lực lượng sản xuất chính, cày ruộng công làng xã. 

* Văn hóa:

- Nho giáo chưa phát triển, Phật giáo được truyền bá rộng rãi.

- Nhà sư là người có học, được chính quyền và nhân dân tôn trọng. 

- Nhiều loại hình văn hóa dân gian phát triển, đặc biệt là hát chèo, đánh đu, đấu vật…

4 tháng 2 2023

Ngô Quyền sinh năm (898) niên hiệu Càn Ninh thứ năm trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm, nay là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây – Hà Nội. Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, mở ra thời kỳ trung hưng rực rỡ của dân tộc.

Điều em khâm phục, muốn noi gương ở Ngô Quyền là:

- Thứ nhất là sự mưu trí, dũng cảm khi thấy nhạc phụ bị kẻ gian hãm hại đã tập hợp quân lính để trừ gian. Thấy giặc ngoại xâm (quân Nam Hán) mạnh mà không hề nhụt chí, mau chóng tổ chức lại lực lượng chống giặc. 

- Thứ hai là Ngô Quyền có ý thức dân tộc khi đã xưng vương, chế định triều nghi đã khẳng định nước ta là nước độc lập, chấm dứt thời kì 1000 năm Bắc thuộc. 

- Thứ ba là việc Ngô Quyền chọn Cổ Loa làm kinh đô là tỏ ý nối lại quốc thống xưa, nhớ về tổ tiên, nguồn cội của người Việt.

NG
20 tháng 9 2023

* Sự thành lập nhà Trần

- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu, phải dựa vào thế lực họ Trần trong triều duy trì quyền lực.

- Năm 1224, vua Lý Huệ Tông xuất gia truyền ngôi cho Lý Chiêu Hoàng

- Dưới sự sắp xếp của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu truyền ngôi cho Trần Cảnh

=> Thời đại nhà Trần bắt đầu.

* Chính trị:

- Đứng đầu nhà nước là vua, nhưng điểm khác biệt của nhà Trần đó là vua thường truyền ngôi sớm cho con, xưng là Thái thượng hoàng cùng quản lý đất nước

- Giúp việc cho vua là các quan văn, võ do người hoàng tộc nắm giữ

- Quý tộc, quan lại được ban thái ấp, cấp bổng lộc

- Hệ thống chính quyền các cấp được tổ chức quy củ và hoàn thiện hơn thời Lý

- Pháp luật: Nhà nước ban hành bộ Quốc triều hình luật

- Quân đội có quân triều đình, quân các lộ, phủ, quân biên ải và dân binh ở làng xã

* Kinh tế:

- Nông nghiêp:

+ Khuyến khích khai khẩn đất hoang

+ Mở rộng diện tích canh tác

+ Đào sông ngòi, đắp đê phòng lụt

+ Đặt chức quan chuyên lo nông nghiệp và thủy lợi

- Thủ công nghiệp:

+ Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời

+ Thăng Long có 61 phường sản xuất với các nghề tiêu biểu như: làm gốm, dệt, đúc đồng, tạc tượng…

- Thương nghiệp:

+ Tiền được sử dụng phổ biến, buôn bán phát triển

+ Thuyền buôn ngoại quốc thường xuyên lui tới buôn bán ở các cảng: Vân Đồn, Hội Thống, Hội Triều…

* Xã hội:

- Tầng lớp quý tộc, quan lại hưởng nhiều đặc lợi

- Địa chủ ngày càng nhiều

- Nông dân vẫn là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội

- Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội

* Văn hóa:

- Tư tưởng - tôn giáo:

+ Tín ngưỡng thờ thần vẫn phổ biến trong nhân dân

+ Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo đều được coi trọng

+ Đặc biệt thời kì này đánh dấu sự ra đời của Phật giáo dân tộc với sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm yên Tử do Trần Nhân Tông sáng lập

- Giáo dục và khoa học kĩ thuật:

+ Năm 1253, Quốc Tử Giám được mở rộng và thu nhận cả con cái thường dân

+Trường tư cũng được mở nhiều ở làng, xã

+ Về sử học, Lê Văn Hưu biên soạn Đại Việt sử ký - bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt

+ Về Quân sự nổi tiếng có Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn

+ Về y học có Thiền sư Tuệ Tĩnh - là người đầu tiên xây dựng nền y học truyền thống của người Việt

+ Thiên văn học có Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán

- Văn học và nghệ thuật:

+ Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng ra đời như: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Phú sông bạch Đằng của Trương Hán Siêu…

+ Các công trình kiến trúc tôn giáo được xây dựng khá nhiều như: tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, chùa Thái Lạc…

+ Các tác phẩm điêu khắc bằng đá, chạm khắc gỗ được coi là kiệt tác nghệ thuật dân tộc

+ Hát chèo, múa rối nước phổ biến, nhiều nhặc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm phổ biến vào thời kì này

22 tháng 9 2023

Sự ra đời của nhà Trần : 

- Cuối thế kỉ XII , nhà Lý suy yếu phải dựa vào thế lực họ Trần đánh dẹp các cuộc nổi loạn.

- 1/1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh `=>` nhà Trần thành lập.


Tình hình chính trị : 

- Tổ chức chính quyền : Củng cố chế độ trung ương tập quyền. 

- Quân đội : Gồm quân triều đình , quân địa phương , quân của vương triều quý tộc và các đội dân binh.

 + Thực hiện chính sách " ngụ binh ư nông " 

- Luật pháp : 1341 ban hành bộ " Quốc triều Hình luật " 

- Chính sách đối nội đối ngoại : 

 + Tăng cường lực lượng trấn giữ vùng biên cương và miền núi.

 + Quan hệ ngoại giao bình thường với Tống , Champa , Chân Lạp ,...

 

Tình hình kinh tế : 

- Nông nghiệp : tiến hành khai hoang , đắp đê , miễn giảm tô thuế , lập điền trang ,..

- Thủ công nghiệp : 

 + Nhà nước : Đúc tiền , đóng thuyền chiến , ..

 + Ở các làng xã : hình thành các làng , nghề , phường nghề .

- Thương nghiệp : 

 + Buôn bán tấp nập nhiều địa phương , đặc biệt ở Thăng Long 

 + Các cửu khẩu : Vân Đồn , Hội thống là nơi buôn bán sầm uất với nước ngoài 

`=>` Kinh tế thời Trần phát triển , Đại Việt trở thành quốc gia giàu mạnh.

 

Tình hình xã hội : 

- Quý tộc , nhân dân lao động , thợ thủ công , thương nhân , nông nô và nô tì 

`=>` Xã hội có sự phân hóa sâu sắc .


Tình hình văn hóa : 

a. Tư tưởng - tôn giáo :

- Nho giáo , Phật giáo và Đạo giáo được coi trọng 

- Nhiều nhà Nho được giữ chức vụ quan trọng trong triều đình 

- Vua ,quý tộc và nhân dân Sùng đạo Phật 

b. Giáo dục 

- Quốc Tử Giám được mở rộng 

- Trường học được mở rộng ở các địa phương 

- Các kì thi nho học được tổ chức thường xuyên , quy củ .

c. Khoa học - kĩ thuật 

- Sử học : bộ Đại Việt Sử Kí ( Lê Văn Hưu ) , Việt Sử lược ,..

- Quân sự : binh thư yếu lược , Vạn kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn 

- Y học : Thầy thuốc Tuệ Tĩnh nghiên cứu và viết sách về cây thuốc nam.

d. Văn học , nghệ thuật 

- Văn học chữ Hán và chữ Nôm phát triển

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo : Kinh đô Thăng Long , thành Tây Đô , tượng sư tử , hổ hình rồng được khắc trên đá ,..

- Nghệ thuật diễn xướng phát triển nhiều loại hình : chèo , tuồng , múa rối ,...

 

`@`Phamdanhv.