K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2021

2.

- Trải nghiệm của Bọ Dừa trong đêm ấy là ông đã ngủ ngoài trời và ông đã có cơ hội được ngắm nhìn trời mây, lắng nghe âm thanh của lá cây, côn trùng, tiếng gió, tiếng sương rơi.

 

3.trong đêm thănh vắng, ông nghe rõ được những âm thanh quen thuộc. Đặc biệt là khi giọt sương rơi xuống cổ khiến ông sực nhớ quê nhà. Những âm thanh, hình ảnh đó đã gợi nhắc ông về hình ảnh quê hương mà bao lâu nay vì mải làm ăn mà lãng quên.

 

8 tháng 12 2021

Câu 1. Theo em, vì sao giọt sương lại làm cho Bọ Dừa quyết định về quê?

ADVERTISING

X

Trả lời câu 1 trang 92 Ngữ văn 6 tập 1 (Chân trời sáng tạo)

Vì khi giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ, ông sực nhớ quê nhà, bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn, ông quên khuấy đi mất. Vì vậy giọt sương đã làm cho Bọ Dừa quyết định về quê.

Câu 2. Lời của cụ giáo Cóc có ý nghĩa gì?

Trả lời câu 2 trang 92 Ngữ văn 6 tập 1 (Chân trời sáng tạo)

Theo em, lời cụ giáo Cóc có ý nghĩa: vì một giọt sương đủ khiến người ta thức trắng đêm, hay chính là một kỉ niệm trong quá khứ ùa về khiến Bọ Dừa giật mình, sực nhớ quê nhà.

Suy ngẫm và phản hồi - Soạn bài Giọt sương đêm

Câu 1 trang 93 Ngữ văn 6 tập 1 (Chân trời sáng tạo)

Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật trong truyện gồm những ai?

Trả lời:

- Truyện kể theo ngôi thứ ba.

- Nhân vật trong truyện gồm có: Thằn Lằn, Bọ Dừa, cụ giáo Cóc.

Câu 2 trang 93 Ngữ văn 6 tập 1 (Chân trời sáng tạo)

Đoạn văn sau được kể bằng lời của người kể chuyện hay lời của nhân vật?

Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng.

Trả lời:

Đoạn văn được kể bằng lời của người kể chuyện.

Câu 3 trang 93 Ngữ văn 6 tập 1 (Chân trời sáng tạo)

Dưới đây là một số đoạn văn tóm lược các sự việc trong truyện. Em hãy dùng sơ đồ sự việc đã học ở bài 1 (Lắng nghe lịch sử nước mình) để sắp xếp các sự việc ấy theo đúng trật tự được kể trong truyện.

a. Sáng hôm sau, sau khi kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình, Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê.

b. Thằn Lằn thông báo với cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của nhà buôn Cánh Cứng ở xóm Bờ Giậu đêm ấy.

c. Thằn Lằn đến nhà cụ giáo Cóc kể cho cụ nghe câu chuyện Bò Dừa mất ngủ.

d. Bọ Dừa ngủ dưới vòm lá trúc, nửa đêm, sương rơi trúng cổ làm Bọ Dừa tỉnh ngủ.

e. Bọ Dừa ghé đến xóm Bờ Giậu và hỏi thăm Thằn Lằn về một chỗ trọ qua đêm dưới vòm lá trúc.

Trong những sự việc nêu trên, theo em sự việc là quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Sắp xếp các sự việc: e -b - d - a - c.

- Theo em sự việc a: “Sáng hôm sau, sau khi kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình, Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê. “ là quan trọng nhất. Vì sự việc này có ý nghĩa sâu sắc trong cả câu chuyên: Đó là về việc sau một đêm mất ngủ, Bọ Dừa sực nhớ quê nhà, quyết tâm lên đường quay trở về quê hương sau bao năm xa cách, quên lãng.

Câu 4 trang 93 Ngữ văn 6 tập 1 (Chân trời sáng tạo)

Trong đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả các loại bọ cánh cứng?

Anh sống trên cây. Anh đào hang dưới đất. Anh lặn xuống nước sâu. Anh béo tốt nhẵn nhụi. Anh gầy còm mảnh mai, Anh trọc đầu không râu. Anh ria dài như hai sợi ăng ten vắt vẻo. Anh hiền lành nhút nhát. Anh ngổ ngáo mọc sừng.

Điều này thể hiện đặc điểm nổi bật gì của truyện đồng thoại?

Trả lời:

- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp từ “anh” được lặp lại 9 lần ở đầu mỗi câu, bên cạnh đó tác giả còn sử dụng nghệ thuật so sánh và sử dụng nhiều từ láy. Qua đó nhằm nhấn mạnh, diễn tả sự đa dạng về các loài bọ cánh cứng.

- Qua đó cũng thể hiện đặc trưng của truyện đồng thoại là thể hiện đặc điểm, đặc tính sinh hoạt của các loài vật.

Câu 5 trang 93 Ngữ văn 6 tập 1 (Chân trời sáng tạo)

Lí do đã khiến Bọ Dừa quyết định về quê sau một đêm mất ngủ ở xóm Bờ Giậu?

Trả lời:

Lí do khiến Bọ Dừa quyết định về quê sau một đêm mất ngủ: trong đêm thănh vắng, ông nghe rõ được những âm thanh quen thuộc. Đặc biệt là khi giọt sương rơi xuống cổ khiến ông sực nhớ quê nhà. Những âm thanh, hình ảnh đó đã gợi nhắc ông về hình ảnh quê hương mà bao lâu nay vì mải làm ăn mà lãng quên.

Câu 6 trang 93 Ngữ văn 6 tập 1 (Chân trời sáng tạo)

Trải nghiệm mà Bọ Dừa có được trong đêm ấy là gì? Qua đó, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?

Trả lời:

- Trải nghiệm của Bọ Dừa trong đêm ấy là ông đã ngủ ngoài trời và ông đã có cơ hội được ngắm nhìn trời mây, lắng nghe âm thanh của lá cây, côn trùng, tiếng gió, tiếng sương rơi.

- Qua đó, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp: đôi khi vì cuộc sống bận rộn khiến chúng ta quên đi những điều thân thuộc, gần gũi với chính mình. Vì vậy hãy biết trân trọng những giá trị của cuộc sống.

Câu 7 trang 93 Ngữ văn 6 tập 1 (Chân trời sáng tạo)

Nhận xét về cách kết thúc câu chuyện của tác giả. Nếu là em, em sẽ kết thúc câu chuyện này như thế nào?

Trả lời:

- Đây là câu truyện có kết thúc mở.

- Cách kết thúc đó của tác giả để mỗi người đọc sẽ tự cảm nhận, tự suy nghĩ và chiêm nghiệm về lời nói của cụ giáo nên em vẫn lựa chọn kết thúc câu chuyện như vậy..



 

8 tháng 12 2021

thank

12 tháng 2 2022

phép tu từ nhân hóa: mượn hình ảnh loại vật để kể chuyện. tác dụng: tăng biểu hiện giá trị cho đoạn văn, và cho thấy những hình ảnh của các loài sinh vật trong đoạn trích thật sinh động.

 

Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ : Nhân hóa

- Tác dụng: Giúp câu văn thêm sinh động , mạch lạc , tăng sức gợi hình cho câu văn

3 tháng 1 2022

tk:

 Nhân vật Bọ Dừa trong văn bản Giọt sương đêm của nhà văn Trần Đức Tiến là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Bọ Dừa được xây dựng trong truyện là một vị khách tình cờ đến xóm trọ để qua đêm sau rất nhiều ngày tháng bôn ba. Bọ Dừa là người từng trải, vị khách đã từng đi qua những ngày tháng mưu sinh, từng sợ hãi đến ám ảnh những khoảnh khắc bị bọn trẻ bắt cóc, bị giam hãm trong những chiếc hộp. Vị khách đã quen ngủ dưới vòm trúc giống như việc quen thuộc với cuộc sống bôn ba. Và đêm khuya tình cờ, từ vòm lá trúc rơi xuống một giọt sương, làm lạnh toát cơ thể Bọ Dừa và khiến nhân vật sực tỉnh, chợt nhớ về những điều đã qua. Có thể nói, từ nhân vật Bọ Dừa, bạn đọc ngẫm ra được nhiều bài học nhân sinh sâu sắc. Đó là bài học về sự biết ơn nguồn cội mà nhân vật đã vô tình lãng quên. Bọ Dừa vì mưu sinh mà dành nhiều ngày tháng để bươn chải đó đây, lấy những tán cây làm nhà để rồi một đêm tình cờ, giọt sương đêm rơi xuống đã khiến vị khách nhớ da diết những kỉ niệm và thời thơ ấu và rồi ông quyết định chuẩn bị cho một chuyến hành hương. Nhờ giọt sương tình cờ mà nhân vật đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về lòng biết ơn đối với nguồn cội. Có thể nói, nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật Bọ Dừa và các tình tiết một cách nhẹ nhàng nhưng thấm thía và để lại cho câu chuyện nhiều dư âm.
 

3 tháng 1 2022

D

3 tháng 1 2022

D

8 tháng 1 2022

TK:

Giọt sương khiến Bọ Dừa sực nhớ quê nhà. Bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn mà Bọ Dừa quên mất quê hương. ... → Giọt sương đó trong trẻo như sự thức tỉnh đối với Bọ Dừa, khiến Bọ Dừa trở về với bản thể, nhớ về quê hương.

 Đọc văn bản dưới đay và trả lời câu hỏiCÂY DỪA    Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu,Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng   Thân dừa bạc phếch tháng năm,Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.    Đêm hè hoa nở cùng sao,Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh,    Ai mang nước ngọt, nước lành,Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.    Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.   ...
Đọc tiếp

 Đọc văn bản dưới đay và trả lời câu hỏi

CÂY DỪA
    Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu,
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
   Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
    Đêm hè hoa nở cùng sao,
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh,
    Ai mang nước ngọt, nước lành,
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
    Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.
    Trời trong đầy tiếng rì rào,
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
    Đứng canh trời đất bao la,
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời)


1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?
2. Nêu nội dung và ý nghĩa của văn bản trên.

* Gợi ý:

- Để xác định nội dung, ta trả lời câu hỏi: Bài thơ viết về đối tượng nào, viết về điều gì?

- Để xác định ý nghĩa, ta trả lời câu hỏi: Qua nội dung trên, bài thơ ca ngợi hay phê phán điều gì?
3. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng và nêu hiệu quả của những biện pháp nghệ thuật ấy trong bài thơ trên.

* Gợi ý: Cần thực hiện đúng các bước làm bài cho dạng câu hỏi này.

4. Em có cảm nghĩ gì về hai câu thơ:
                  Đứng canh trời đất bao la,
           Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

*Gợi ý: từ ngữ, hình ảnh thơ có gì độc đáo? Nó gợi lên trước mắt em những gì? Phong thái của sự vật, hiện tượng ấy ra sao, chúng có ý nghĩa tượng trưng gì hay không?...

1
17 tháng 8 2020

1. Miêu tả ; biểu cảm.

2.

-ND ; ý nghĩa : Bằng góc nhìn của trẻ em vô cùng hồn nhiên , chân thật , nhà thơ Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa giống như một con người :luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên.Thông qua việc miêu tả cây dừa, tác giả Trần Đăng Khoa muốn ca ngợi vẻ đẹp nên thơ, đáng yêu của vườn quê, của thiên nhiên, của con người Việt Nam.

3.

+)Biện pháp nghệ thuật :

*Nhân hóa:

-Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

TD: Bằng việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa một cách tài tình , tác giả đã miêu tả cây dừa giống như một con người với những động tác : " dang tay" , "gật đầu" vô cùng mềm mại , uyển chuyển.

-Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo

TD : Biện pháp nhân hóa đã miêu tả cây dừa như hòa quyện vào với làn gió mát , như được chạm vào những đám mây xanh.Không những vậy , tiếng dừa còn làm cho cái nắng oi bức của buổi trưa trong những ngày hè như dần trở nên dịu lại.Những rặng dừa như đang bao bọc , che chở , mang đến sự bình yên bất tận cho làng quê yêu dấu.

*So sánh:

 - Quả dừa - đàn lợn con

TD : Trần Đăng Khoa đã sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả những chùm dừa vô cùng ngộ nghĩnh , độc đáo và vô cùng thú vị : như những đàn lợn béo tròn được lợn mẹ lót ổ cho từ trên cao.

-Tàu dừa - chiếc lược 

TD:Một lần nữa , tác giả Trần Đăng Khoa đã sử dụng biện pháp so sánh vô cùng độc đáo, mới lạ dưới góc nhìn trẻ thơ : cây dừa như một chiếc lược , chải vào gợn mây xanh bồng bềnh , tạo cảm giác mượt mà , êm ả.

4 .

Dưới ngòi bút miêu tả tinh tế của Trần Đăng Khoa, hình ảnh cây dừa được cô đúc lại ở hai câu cuối:
“Đứng canh trời đất bao la,
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.”
Tác giả dùng biện pháp ẩn dụ để miêu tả cây dừa như một người lính. Hình ảnh cây dừa hiện lên thật đáng yêu như một con người ung dung, thanh cao nơi làng quê giản dị. Đó chính là tư thế và thần thái của cây dừa : hiện lên vô cùng đẹp trong bức tranh làng quê Việt Nam. Và phải chăng đó cũng là những vẻ đẹp và phẩm chất của con người Việt Nam?

27 tháng 2 2023

- Bọ dừa là gì?

+ Bọ dừa hay bọ cánh cứng dừa (tên khoa học: Brontispa longissima) là một loài bọ cánh cứng ăn các lá non của dừa và gây hư hại đọt dừa.

Nó là loài gây hại nghiêm trọng gần đây đối với cây dừa ở nhiều nơi trong vùng Thái Bình Dương, đặc biệt trong 3 thập niên trở lại đây, gồm Indonesia, quần đảo Solomon, Việt Nam, Nauru, Campuchia, Lào, Thái Lan, Maldives, Myanma, Hải Nam, và quần đảo Aru, và gần đây nhất là Philippines.

+ Bọ cánh cứng chiếm gần một phần tư tất cả các loài động vật được mô tả trên Trái Đất. Hơn 350.000 loài được biết đến trên toàn thế giới. Coleoptera chia thành bốn phân bộ, hai trong số đó hiếm khi được phát hiện. Phân bộ Adephaga bao gồm bọ chân chạy (ground beetles), bọ hổ (tiger beetles), bọ ăn thịt (predacious diving beetles), và bọ vẽ nước.

Bọ nước (Water pennies), bọ cánh cứng ăn xác người (carrion beetles), đom đóm và bọ rùa đáng yêu đều là thành viên của phân bộ Polyphaga.

- Đặc điểm và tập tính của bọ dừa:

    + Bọ cánh cứng có cặp cánh cứng phủ trên lưng, được gọi là elytra, bảo vệ các cánh thực nằm bên dưới chúng. Các elytra được đóng lại khi chúng nghỉ ngơi, một đường dọc tách đôi 2 phần cánh rõ ràng. Tính đối xứng này đặc trưng cho hầu hết các thành viên của bộ cánh cứng Coleoptera. Trong khi bay, con bọ cánh cứng mở elytra ra để cân bằng và sử dụng cánh thực (một lớp màng) của nó để di chuyển về trước.

    + Bọ cánh cứng có thói quen ăn uống rất đa dạng, nhưng hầu như tất cả đều sử dụng phần miệng sắc bén dể nhai thức ăn. Nhiều bọ cánh cứng là động vật ăn cỏ, ăn trên cây. Bọ cánh cứng Nhật Bản (Popillia japonica) gây thiệt hại nặng nề trong các khu vườn và cảnh quan, chúng đi qua và để lại những chiếc lá rách nát, hư hỏng.

    + Bọ cánh cứng săn mồi có xu hướng tấn công các động vật không xương sống khác trong đất hoặc trên thảm thực vật.

    + Ký sinh trùng bọ cánh cứng có thể sống trên côn trùng khác hoặc thậm chí động vật có vú. Một vài bọ cánh cứng nhặt rác phân hủy chất hữu cơ hoặc xác chết. Bọ phân sử dụng phân như thức ăn và nơi là nơi để chúng đẻ trứng.

    + Bọ cánh cứng được tìm thấy trên toàn thế giới, trong hầu như tất cả các môi trường sống trên cạn và dưới nước.