Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tên một số thức ăn, đồ uống, đồ dùng,… không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc: hoa quả, bánh mì, cơm,…
- Dấu hiệu để biết thức ăn, đồ uống bị hỏng là:
+ Hoa quả bị thâm, mốc
+ Thức ăn, đồ uống có mùi lạ, thiu
- Em chưa từng thấy ai bị ngộ độc.
- Em đã từng thấy anh trai em bị ngộ độc. Anh của em bị ngộ độc vì ăn phải thức ăn quá hạn sử dụng.
THAM KHẢO!
Gia đình em đã sắp xếp đồ dùng và bảo quản thức ăn bằng cách:
– Cất đồ ăn thừa vào tủ lạnh;
– Đồ sống và đồ chín để riêng;
– Để thực phẩm đúng nơi quy định: Phòng bếp để đồ ăn, hoa quả, gia vị,…. Phòng khách để nước uống,…Phòng tắm để dầu gội, dầu xả, sữa rửa mặt,…
– Các loại thuốc đều được ghi tên rõ ràng;
– ….
Những thay đổi để phòng tránh ngộ độc là:
– Để những loại đồ dùng nguy hiểm ( như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu) tránh xa tầm tay trẻ em;
– Không giữ lại những thực phẩm đã quá hạn sử dụng trong nhà;
– Không ăn lại những đồ đã để quá lâu;
– …
Cần có sự thay đổi đó vì gia đình em có nhiều trẻ nhỏ nên các em dễ nghịch ngợm và sử dụng những loại thực phẩm gây ngộ độc.
THAM KHẢO!
Tác dụng của những việc làm trong hình:
– Hình 9: Đánh dấu trên vỏ thực phẩm những lưu ý quan trọng về thực phẩm.
– Hình 10: Vứt bỏ những thực phẩm đã hỏng, đã quá hạn sử dụng vào đúng nơi quy định.
– Hình 11: Thức ăn còn thừa phải bảo quản trong tủ lạnh.
– Hình 12: Làm sạch thực phẩm trước khi ăn.
Để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà, chúng ta cần:
– Bảo quản thực phẩm thừa vào tủ lạnh;
– Vứt bỏ những thực phẩm đã quá hạn sử dụng;
– Làm sạch thực phẩm trước khi ăn;
– Phân loại các loại thực phẩm và để vào đúng chỗ;
-.…
Ví dụ 1:
– Ngày 28/10, tại Trạm Y tế xã Chiềng Cọ (Thành phố) đã tiếp nhận 40 trường hợp đến khám, trong đó, 23 trường hợp có các triệu chứng đau bụng từng cơn kèm theo buồn nôn và đau đầu. Các trường hợp trên đều là học sinh của Trường Tiểu học – Trung học cơ sở Chiềng Cọ. Qua kiểm tra, xác định, các em đã ăn sáng tại một số quán khu vực cổng trường với các món xôi, mì tôm, xúc xích, viên xiên hải sản, tương ớt…
– Nguyên nhân: Khu vực cổng trường nhiều khói bụi dễ bám vào thức ăn. Các thực phẩm đó có thể do bẩn, hoặc không rõ nguồn gốc, hoặc được chế biến chưa kĩ nên gây đau bụng, buồn nôn.
Ví dụ 2:
-Sáng 16-4, trường Tiểu học Issac Newton nhận được thông tin có 15 học sinh nghỉ học do đau bụng, nôn, đi ngoài. Trong số 15 học sinh có biểu hiện rõ rệt đau bụng, nôn…, có 3 học sinh phải nhập viện. Các bệnh nhi có biểu hiện sốt, nôn hoặc nôn và đi ngoài lỏng, được chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
– Nguyên nhân: Trong bữa ăn ở trường có thực phẩm bẩn, không được bảo quản cẩn thận là bánh pizza.
Em sẽ gọi cấp cứu theo số máy 115, báo ngay cho người lớn và gây nôn.
- Khi tay co hoặc duỗi, các cơ ở cánh tay thay đổi, co lại và phình to lên hơn.
- Nếu xương cánh tay bị gãy, cử động của tay sẽ bị ảnh hưởng, vết thương sẽ gây cảm giác đau nhức và chúng ta sẽ không cử động được tay, chân bình thường.
- Bộ xương, hệ cơ và khớp giúp cơ thể chúng ta cử động và di chuyển.
Kể lại câu chuyện của Nam
– Hình 5: Nam thấy ở cạnh bồn rửa bát có một chai sữa.
– Hình 6: Nam mở chai sữa uống thử và phát hiện có vị chua.
– Hình 7: Sau khi uống, Nam thấy đau bụng và buồn nôn. Nam vội vàng nói với mẹ.
– Hình 8: Mẹ đưa Nam tới gặp bác sĩ. Bác sĩ kết luận Nam bị ngộ độc thực phẩm do uống phải sữa hết hạn.
– Nam bị ngộ độc: Vì khi uống Nam không quan sát hạn sử dụng của sữa nên uống phải sữa hết hạn.
– Khi bị ngộ độc, Nam có biểu hiện: thấy đau bụng và buồn nôn.