Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quy tắc octet: Khi hình thành liên kết hoá học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm.
Ví dụ:
- Phân tử O2
Khi hình thành liên kết hoá học trong phân tử O2, nguyên tử oxygen có 6 electron hoá trị, mỗi nguyên tử oxygen cần thêm 2 electron để đạt cấu hình electron bão hoà theo quy tắc octet nên mỗi nguyên tử oxygen góp chung 2 electron.
Phân tử O2 được biểu diễn như sau:
- Cấu hình electron của F (Z = 9): 1s22s22p5
- Đề xuất của bạn học sinh không hợp lí trong thực tế vì:
+ Fluorine là nguyên tử có độ âm điện lớn nên khả năng nhận 1 electron dễ hơn nhường 7 electron.
+ Hai nlguyên tử F có độ âm điện bằng nhau nên không hình thành được liên kết ion như công thức (F7+)(F-)7 mà chỉ tạo được liên kết cộng hóa trị không cực.
- Sự hình thành liên kết trong phân tử F2:
Để đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử F đều cần thêm 1 electron. Vì vậy mỗi nguyên tử N cùng góp 1 electron để tạo nên 1 cặp electron chung cho 2 nguyên tử N.
⟹ Hai nguyên tử F liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không cực tạo phân tử F2:
F - F
- Chu kì 2 có 2 phân lớp đó là: phân lớp s và phân lớp p
- Phân lớp s chứa tối đa 2 electron, phân lớp p chứa tối đa 6 electron
=> Chu kì 2 chỉ chứa được tối đa 8 electron
Các nguyên tố chu kì 3, 4, 5 theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần từ trái quá phải.
Nguyên tử bị thiếu bao nhiêu electron thì bỏ ra bấy nhiêu electron để góp chung electron với các nguyên tử khác => Đạt cấu hình eleectron bền vững của khí hiếm
Ví dụ:
- Nguyên tử O cần nhận thêm 2 electron => Bỏ ra 2 electron để góp chung
- Nguyên tử Cl và H cần nhận thêm 1 electron => Mỗi nguyên tử bỏ ra 1 electron để góp chung
- Nguyên tử N cần nhận thêm 3 electron => Bỏ ra 3 electron để góp chung