K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc:

+ Trong những năm 1840 - 1842, Anh gây chiến với Trung Quốc (thường gọi là Chiến tranh thuốc phiện). Thất bại trong chiến tranh thuốc phiện, triều đình nhà Thanh buộc phải kí với Anh bản Hiệp ước Nam Kinh.

 

+ Tiếp sau Anh, các nước đế quốc khác đẩy mạnh xâu xé Trung Quốc: Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang; Đức chiếm Sơn Đông; Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây; Nga và Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc….

+ Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Vào giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé.

+ Trong những năm 1840 - 1842, Anh gây chiến với Trung Quốc (thường gọi là Chiến tranh thuốc phiện). Bị thất bại, triều đình nhà Thanh buộc phải kí với Anh bản Hiệp ước Nam Kinh.

- Tiếp sau Anh, các nước đế quốc khác đẩy mạnh xâu xé Trung Quốc.

+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang

+ Đức chiếm Sơn Đông

+ Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…

+ Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.

- Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

 

- Vào giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé.

+ Trong những năm 1840 - 1842, Anh gây chiến với Trung Quốc (thường gọi là Chiến tranh thuốc phiện). Bị thất bại, triều đình nhà Thanh buộc phải kí với Anh bản Hiệp ước Nam Kinh.

- Tiếp sau Anh, các nước đế quốc khác đẩy mạnh xâu xé Trung Quốc.

+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang

+ Đức chiếm Sơn Đông

+ Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…

+ Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.

- Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nguyên nhân thúc đẩy các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc:

+ Từ cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, nền sản xuất của các nước phương Tây phát triển, đặt ra nhu cầu ngày càng lớn về: nguyên liệu, nhân công, thị trường tiêu thụ,… Do đó, các nước phương Tây tăng cường xâm chiếm thuộc địa và thị trường thế giới

+ Trung Quốc có tiềm năng về nguyên liệu thô; dân số đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn… Từ cuối thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Mãn Thanh ở Trung Quốc lâm vào khủng hoảng, suy yếu,…

=> Trung Quốc nhanh chóng trở thành đối tượng xâm lược của các nước đế quốc.

- Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc:

+ 1840 - 1842, Anh gây chiến với Trung Quốc (thường gọi là Chiến tranh thuốc phiện). Bị thất bại trong cuộc Chiến tranh thuốc phiện, triều đình Mãn Thanh buộc phải kí với Anh Hiệp ước Nam Kinh (tháng 8/1842) với các điều khoản nặng nề.

+ Cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc tăng cường xâm lược Trung Quốc: Đức xâm chiếm Sơn Đông; Anh xâm chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử; Pháp xâm chiếm Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nhật Bản xâm chiếm vùng Đông Bắc và Phúc Kiến,...

+ Năm 1901, triều đình Mãn Thanh phải kí Điều ước Tân Sửu. Với điều ước này, Trung Quốc trở thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.

- Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nhưng do nhiều nguyên nhân, các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á trong giai đoạn này vẫn chưa giành được thắng lợi.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.

- Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nhưng do nhiều nguyên nhân, các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á trong giai đoạn này vẫn chưa giành được thắng lợi.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Vào thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Trung Quốc đang trong quá trình suy yếu và trở thành mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc phương Tây. Sau Chiến tranh thuốc phiện (1840 - 1842), các nước đế quốc tăng cường xâm chiếm Trung Quốc. Đến năm 1901, với điều ước Tân Sửu, Trung Quốc đã trở thành nước phong kiến, nửa thuộc địa.

- Ở Nhật Bản, cuối thế kỉ XIX, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ, nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu và giữ vững nền độc lập.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

1. Sự hình thành các tổ chức độc quyền.

Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh mẽ làm xuất hiện việc cạnh tranh gay gắt, tập trung sản xuất và tư bản. Các công ti độc quyền lớn hình thành, chi phối đời sống xã hội.

2. Tăng cường xâm lược thuộc địa, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây tăng cường xâm lược thuộc địa để đáp ứng những yêu cầu phát triển của chủ nghĩa đế quốc. Đến đầu thế kỉ XX, “thế giới đã bị phân chia xong”.

  

Bởi vì nhu cầu thị trường của họ cao, bên cạnh đó các thuộc địa này còn là nơi cung cấp nhân công rẻ mạt, thị trường tiêu thụ rộng lớn, tài nguyên khoáng sản rất nhiều

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII:

+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử làm trấn thủ Thuận Hoá. Tới năm 1570, ông kiêm luôn trấn thủ Quảng Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn Thuận Hóa, Quảng Nam đã trở thành một vùng đất yên bình, kinh tế phát triển, dân cư đông đúc.

+ Năm 1597, Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tổ chức đưa dân từ Tuy Viễn (nay thuộc Bình Định) vào đất Phú yên ngày nay để khai hoang, lập ấp. Năm 1611, phủ Phú yên được thành lập.

+ Từ cuối thế kỉ XVI, người Việt tiếp tục di cư về phía nam, tới Mô Xoài (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bến Nghé, Sài Gòn,… khai hoang mở đất.

+ Năm 1693, phần đất của Chiêm Thành (Ninh Thuận, Bình Thuận) sáp nhập thành một trấn của Đàng Trong.

+ Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía nam, đặt Phủ Gia Định. Vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên cũng được sáp nhập vào phủ này sau đó.

+ Đến giữa thế kỉ XVIII, tại vùng đất phương Nam đã xuất hiện thêm nhiều thôn ấp mới, nhiều trung tâm giao thương phát triển như: Nông Nại Đại Phố, Gia Định, Bến Nghé, Hà Tiên,…

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII:

+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử làm trấn thủ Thuận Hoá. Tới năm 1570, ông kiêm luôn trấn thủ Quảng Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn Thuận Hóa, Quảng Nam đã trở thành một vùng đất yên bình, kinh tế phát triển, dân cư đông đúc.

+ Năm 1597, Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tổ chức đưa dân từ Tuy Viễn (nay thuộc Bình Định) vào đất Phú yên ngày nay để khai hoang, lập ấp. Năm 1611, phủ Phú yên được thành lập.

+ Từ cuối thế kỉ XVI, người Việt tiếp tục di cư về phía nam, tới Mô Xoài (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bến Nghé, Sài Gòn,… khai hoang mở đất.

+ Năm 1693, phần đất của Chiêm Thành (Ninh Thuận, Bình Thuận) sáp nhập thành một trấn của Đàng Trong.

+ Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía nam, đặt Phủ Gia Định. Vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên cũng được sáp nhập vào phủ này sau đó.

+ Đến giữa thế kỉ XVIII, tại vùng đất phương Nam đã xuất hiện thêm nhiều thôn ấp mới, nhiều trung tâm giao thương phát triển như: Nông Nại Đại Phố, Gia Định, Bến Nghé, Hà Tiên,…

 

 

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Các biểu hiện của quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc ở châu Âu và Mỹ:

+ Xuất hiện các công ty độc quyền, dưới những hình thức khác nhau, như: các-ten; xanh-đi-ca; tơ-rớt,… các công ty độc quyền này có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế, chính trị ở các nước.

+ Sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp tạo nên tầng lớp tư bản tài chính.

+ Tầng lớp tư bản tài chính chú trọng hoạt động xuất khẩu tư bản, dưới các hình thức như: đầu tư sản xuất, kinh doanh ở các nước thuộc địa và phụ thuộc; cho vay lãi, giành quyền kiểm soát qua thâu tóm cổ phiếu,...

+ Các nước tư bản tăng cường cạnh tranh xâm lược thuộc địa.

- Chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc vào thời điểm: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Thuộc địa của đế quốc Anh:

+ Ở châu Á, gồm: Ấn Độ; Miến Điện; Mã Lai…

+ Ở châu Phi, gồm: Ai Cập; Đông Xuđăng; Tây Nigiêria; Bờ biển vàng; Xômali; Nam Rôđêdia,…

+ Ở châu Mĩ có: Ca-na-đa.

+ Ở châu Đại Dương có: Ô-xtrây-li-a,…

- Thị trường, thuộc địa của đế quốc Pháp:

+ Ở châu Á, gồm: Việt Nam; Lào; Cam-pu-chia,…

+ Ở châu Phi, gồm: Angiêri; Tuynidi; Tây Xuđăng; Cônggô; Mađagaxca,…

- Thuộc địa của đế quốc Đức: chủ yếu ở châu Phi, bao gồm: Namibia; Camơrun; Tazania,…

- Đế quốc Mĩ: thiết lập ảnh hưởng và quyền kiểm soát trên vùng biển Caribê, Philíppin và cạnh tranh ảnh hưởng thương mại với các đế quốc khác ở thị trường Trung Quốc.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nguyên nhân bùng nổ:mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân (nhất là nông dân) với chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

- Thắng lợi tiêu biểu:

+ Lật đổ chúa Nguyễn và chính quyền Lê - Trịnh.

+ Chiến thắng quân Xiêm xâm lược (1785).

+ Chiến thắng quân Thanh xâm lược (1789).

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân

+ Sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ - Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Thể hiện và chứng minh sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân.

+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước từ đó đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất của quốc gia.

+ Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền của đất nước.

 

- Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung:

+ Tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, lật đổ các chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê; đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

+ Chỉ huy các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Thiết lập vương triều mới (định đô ở Phú Xuân), ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm ổn định và phát triển đất nước.