K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2021

minh nguyet CTV

6 tháng 9 2021

Tham khảo:

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được biết đến không chỉ với danh tiếng của một danh y lỗi lạc, nhân từ và một ẩn sĩ thanh cao, cứng cỏi mà còn là tác giả của cuốn "Thượng kinh kí sự" nổi tiếng. Đầu năm 1782, do danh tiếng y thuật vang xa, ông được lệnh triệu ra kinh đô để chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. Nhờ những tư liệu, ghi chép trong chuyến đi, ông đã hoàn thành tác phẩm "Thượng kinh kí sự" với giá trị hiện thực sâu sắc. "Vào phủ chúa Trịnh" là một trong những trích đoạn đặc sắc thể hiện rõ điều này bằng việc lên án, tố cáo cuộc sống xa hoa, quang cảnh lộng lẫy cùng những tầng lớp vua quan trong bộ máy xã hội phong kiến.

Trước hết, dưới con mắt tỉnh táo, tinh tế của một ẩn sĩ, tác giả Lê Hữu Trác đã ghi lại và phản ánh trong tác phẩm của mình đời sống xa hoa, giả dối và đầy thị phi của tầng lớp vua quan thông qua những chi tiết về quang cảnh xa hoa, lộng lẫy trong các dinh thự và phủ các. Đó là vườn hoa với "cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương", đó là những nhà "Đại đường", "Quyển bồng", "Gác tía" với kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng và "những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy" cùng "mâm vàng, chén bạc" được dùng lúc tiếp khách ăn uống. Tất cả khung cảnh vàng son lộng lẫy xa hoa của phủ chúa đã được phóng chiếu qua đôi mắt và sự quan sát, tinh tế và tỉ mỉ của tác giả.

 

Không chỉ dừng lại ở đó, giá trị hiện thực của tác phẩm còn được tạo nên thông qua những chi tiết về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa. Ngay từ lúc tác giả lên cáng vào phủ theo lệnh chúa thì điều này đã được làm nổi bật: "có tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường" và "cáng chạy như ngựa lồng". Khi đặt chân vào phủ chúa, tác giả quan sát thấy cảnh tượng "người giữa cửa truyền báo rộn ràng, người có việc qua lại như mắc cửi". Quang cảnh đó đã khiến cho tác giả không khỏi ngạc nhiên:

"Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm nhặt
Cả trời Nam sang nhất là đây"

Câu thơ của tác giả đã minh chứng rõ thêm về quyền uy nơi phủ chúa. Chính ông cũng đã bộc bạch trước cảnh xa hoa đó rằng: "Mình vốn cũng là con em nhà quan, sinh trưởng nơi phồn hoa, khắp chốn trong cấm thành, chỗ nào cũng từng quen thuộc, duy có quang cảnh phủ chúa thì chỉ được nghe nói tới mà thôi. Nay được đến đây, mới biết hết là sự giàu sang của vua chúa, quả là không ai sánh kịp". Những câu thơ hay lời bình luận của tác giả cũng đã làm nổi bật giá trị về mặt thời gian nghệ thuật của tác phẩm. Đó là sự xuất hiện của thời gian tâm lí. Bên cạnh thời gian vật lí là những con số về ngày giờ, năm tháng và niên hiệu, tác giả còn dành ra những khoảng không để chiêm nghiệm về các sự kiện đã diễn ra, khiến cho mỗi một sự miêu tả trong tác phẩm đều chứa đựng những suy nghĩ và cảm xúc của tác phẩm.

Bằng ngòi bút chân thực và sắc nét, trong đoạn trích này, tác giả còn gián tiếp lên án và tố cáo đời sống xa hoa, bệnh hoạn của giới quý tộc, quan lại đương thời. "Bệnh" của Trịnh Cán đã được ông nhận xét như sau: "là do sinh trưởng ở nơi màn the trướng gấm, ấm nó quá sức, tạng phủ kém yếu, lại thêm bị ốm lâu nên tinh huyết hao kiệt,...". Chúa Cán vốn là trẻ con hồn nhiên nghiễm nhiên trở thành nạn nhân của sự sung túc, thừa thãi và dưỡng dục sai lầm. Trước những căn bệnh như thế này, việc cứu chữa sẽ được các ngự y tiến hành như thế nào? Tác giả lại tiếp tục khéo léo lên án đám thầy thuốc Bắc Hà với căn bệnh ngu dốt, nhưng ảo tưởng, tham lam và nhỏ nhen. Đó là đám "y lại" chuyên đố kị, dèm pha lẫn nhau, không vì đạo làm thuốc mà vì danh lợi. Bằng những nét bút miêu tả khá tự nhiên, chân thực, Hải Thượng Lãn Ông đã bắt mạch, lên đơn những căn bệnh của chế độ phong kiến lúc bấy giờ. Bên ngoài lớp vỏ bọc hoàn hảo của quang cảnh xa hoa lộng lẫy và cung cách sinh hoạt đầy quyền uy, hòa nhoáng và thịnh trị là những mầm bệnh đang phát tác, thể hiện sự mục rỗng và báo hiệu sự khủng hoảng tất yếu của chế độ xã hội phong kiến đương thời.

Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm "Vào phủ chúa Trịnh" đã làm nên tính chân thực của "Thượng kinh kí sự" qua bút pháp kí sự vô cùng đặc sắc của tác giả. Đó là sự kết hợp thành công của đôi mắt quan sát tỉ mỉ cùng ngòi bút ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, ngay cả những chi tiết nhỏ nhất để tạo nên cái thần của cảnh và vật thấm đẫm trong từng con chữ và xuyên suốt trang văn.

Thông qua giá trị hiện thực của tác phẩm, độc giả còn thấy được giá trị nhân đạo ẩn chứa một cách sâu sắc. Bằng sự quan sát và ghi chép về quang cảnh xa hoa lộng lẫy, tác giả đã gián tiếp thể hiện sự đồng cảm, thương xót đối với cuộc sống cơ cực, lầm than của nhân dân. Bức tranh về xã hội phong kiến đã được phác họa trong sự đối lập giữa đời sống của tầng lớp quan lại và cuộc sống của những người dân. Thông qua tác phẩm này, chúng ta càng thấm thía hơn nữa câu ca quen thuộc của người xưa về sự tàn bạo và trắng trợn trong lối sống của đại đa số tầng lớp quan lại:

"Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan".

24 tháng 3 2021

Nói đến việc thiện lương trong cái cuộc sống đời thường này không chỉ đối với tản đà mà giới văn nghệ sĩ đầu thế kỷ XX này cũng thực sự chật vật, khó khắn. Lên được đến trời là cơ hội để ông giãi bày sự tình ấy. Với bút pháp hiện thực, nhà thơ đã trải lòng mình như mong mỏi một niềm cảm thông, khát khao tìm kiếm được sự tri âm, sự khẳng định bản thân giữa cuộc đời.

Cuộc vui nào cũng có hồi chấm dứt. Trở về trần thế trong niềm tiếc nuối ngậm ngùi. Những câu thơ cuối vang lên có một chút buồn bã, nhưng đầy thi vị. Tiếng gà gáy, tiếng người nơi trần thế đã đánh thức nhà thơ. Cái cảm giác lên mây tựa gió ngâm thơ kết thúc. Cuộc đời thi sĩ Tản Đà thực sự bay bổng, thèm khát được lên trời. Những giây phút thăng hoa của nhà thơ sau khi đọc lên bài thơ chính là những thăng hoa trong nghệ thuật, trong cái tôi cả Tản Đà.

Một cái tôi vô cùng phóng túng, hiểu rõ về tài năng giá trị của bản thân mình. Một sự khao khát giữa cái đời thường một điều chẳng có thật. Nhưng bất cứ ai sau khi đọc xong bài thơ “Hầu Trời” đều thấy được những nét gần gũi, và hóm hỉnh đầy tự nhiên.

9 tháng 12 2017

* Quang cảnh trong phủ Chúa

- Phải đi qua nhiều lần cửa, với những dãy hành lang dài quanh co nối nhau liên tiếp, ở mỗi cửa đều có lính canh gác, ai muốn vào phải có thẻ.

- Vườn hoa trong phủ Chúa cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa cỏ thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương

- Bên trong phủ là nhà Đại đường, Quyển bổng, Gác tía với kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng và những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy.

- Đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là mâm vàng chén bạc

- Đến nội cung phải đi qua 5, 6 lần trướng gấm

- Phòng thắp nến, sập thếp vàng, ghế rồng sơn son, nệm gấm mà che

⇒ Quang cảnh ở phủ chúa cực kì tráng lệ lộng lẫy, không đâu sánh bằng

* Cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa

- Khi đi thì có tên đầy tớ chạy trước hét đường

- Trong phủ người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc qua lại như mắc cửi

- Lời lẽ nhắc đến thế tử đều hết mực cung kính, lễ độ tránh phạm úy.

- Chúa Trịnh luôn cho phi tần chầu chực xung quanh. Tác giả không được thấy mặt Chúa

- Thế tử bệnh có 7, 8 người thầy thuốc túc trực, phục dịch

- Tác giả phải quỳ lạy 4 lần lúc đến và 4 lần lúc về

⇒ Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa với những lễ nghi, khuôn phép, cách nói năng, người hầu kẻ hạ cho thấy sự cao sang, quyền uy, cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa.

* Cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống trong phủ

- Lê Hữu Trác mặc dù khen cái đẹp, cái sang nơi phủ Chúa những tác giả tỏ vẻ dửng dưng trước những thứ vật chất xa hoa và không đồng tình với cuộc sống quá xa xỉ, thừa thãi, hưởng lạc nhưng thiếu khí trời và tự do như ở trong phủ Chúa

1 tháng 4 2018

Thượng kinh kí sự là những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán.

22 tháng 12 2018

a. Mở Bài

- Tấm cám tuy là câu chuyện cổ tích đã cách chúng ta khá lâu nhưng vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện ấy đến giờ vẫn còn nguyên giá trị giáo dục con người..... Bạn nên dẫn ra nội dung câu chuyện, từ đó cho thấy cuộc đấu tranh giữa thiện bao giờ cái thiện cũng giành chiến thắng.

b. Thân Bài

- Trong xã hội xưa: Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Truyện Tấm Cám cũng ko ngoại lệ, Tấm là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu sự thiệt thòi vì mất mẹ từ nhỏ, người cha lấy vợ lẽ đã có một người con riêng ....

   + Cái ác luôn tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn, đã chà đạp lên cái thiện như thế nào? (Mẹ con Cám giết Tấm mấy lần? Vì sao?)

+ Cái thiện không đơn độc mà luôn được sự giúp đỡ của mọi người. (Tấm được Bụt giúp đỡ)

   + Cái thiện đã vùng lên đấu tranh với cái ác ra sao? (Từ thụ động chỉ biết trông chờ vào Bụt, đến chủ động, Tấm tự đấu tranh giành hạnh phúc; phản ứng từ yếu ớt đến mạnh mẽ, quyết liệt như thế nào?)

- Trong xã hội nay:

   + Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có những bất công.

   + Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn.

   + Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để chống cái ác.

--> Dù là xã hội xưa hay nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái THIỆN, và cái ÁC luôn bị tiêu diệt. Những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề.

- Quy luật: "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo"

c. Kết bài

- Liên hệ bản thân rút ra bài học:

   + Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ tồn tại trong xã hội xưa và nay mà còn tồn tại trong bản thân mỗi người.

   + Cần xây dựng nhân cách tốt đẹp để vững vàng trước những tác động xấu.

   + Kiên quyết đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong xã hội.

13 tháng 8 2018

a. Mở Bài

- Tấm cám tuy là câu chuyện cổ tích đã cách chúng ta khá lâu nhưng vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện ấy đến giờ vẫn còn nguyên giá trị giáo dục con người..... Bạn nên dẫn ra nội dung câu chuyện, từ đó cho thấy cuộc đấu tranh giữa thiện bao giờ cái thiện cũng giành chiến thắng.

b. Thân Bài

- Trong xã hội xưa: Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Truyện Tấm Cám cũng ko ngoại lệ, Tấm là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu sự thiệt thòi vì mất mẹ từ nhỏ, người cha lấy vợ lẽ đã có một người con riêng ....

   + Cái ác luôn tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn, đã chà đạp lên cái thiện như thế nào? (Mẹ con Cám giết Tấm mấy lần? Vì sao?)

   + Cái thiện không đơn độc mà luôn được sự giúp đỡ của mọi người. (Tấm được Bụt giúp đỡ)

   + Cái thiện đã vùng lên đấu tranh với cái ác ra sao? (Từ thụ động chỉ biết trông chờ vào Bụt, đến chủ động, Tấm tự đấu tranh giành hạnh phúc; phản ứng từ yếu ớt đến mạnh mẽ, quyết liệt như thế nào?)

- Trong xã hội nay:

   + Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có những bất công.

   + Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn.

   + Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để chống cái ác.

→ Dù là xã hội xưa hay nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái THIỆN, và cái ÁC luôn bị tiêu diệt. Những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề.

- Quy luật: "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo"

c. Kết bài

- Liên hệ bản thân rút ra bài học:

   + Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ tồn tại trong xã hội xưa và nay mà còn tồn tại trong bản thân mỗi người.

   + Cần xây dựng nhân cách tốt đẹp để vững vàng trước những tác động xấu.

   + Kiên quyết đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong xã hội.

29 tháng 7 2017

a. Mở Bài

- Tấm cám tuy là câu chuyện cổ tích đã cách chúng ta khá lâu nhưng vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện ấy đến giờ vẫn còn nguyên giá trị giáo dục con người..... Bạn nên dẫn ra nội dung câu chuyện, từ đó cho thấy cuộc đấu tranh giữa thiện bao giờ cái thiện cũng giành chiến thắng.

b. Thân Bài

- Trong xã hội xưa: Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Truyện Tấm Cám cũng ko ngoại lệ, Tấm là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu sự thiệt thòi vì mất mẹ từ nhỏ, người cha lấy vợ lẽ đã có một người con riêng ....

   + Cái ác luôn tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn, đã chà đạp lên cái thiện như thế nào? (Mẹ con Cám giết Tấm mấy lần? Vì sao?)

   + Cái thiện không đơn độc mà luôn được sự giúp đỡ của mọi người. (Tấm được Bụt giúp đỡ)

   + Cái thiện đã vùng lên đấu tranh với cái ác ra sao? (Từ thụ động chỉ biết trông chờ vào Bụt, đến chủ động, Tấm tự đấu tranh giành hạnh phúc; phản ứng từ yếu ớt đến mạnh mẽ, quyết liệt như thế nào?)

- Trong xã hội nay:

   + Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có những bất công.

   + Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn.

   + Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để chống cái ác.

→ Dù là xã hội xưa hay nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái THIỆN, và cái ÁC luôn bị tiêu diệt. Những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề.

- Quy luật: "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo"

c. Kết bài

- Liên hệ bản thân rút ra bài học:

   + Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ tồn tại trong xã hội xưa và nay mà còn tồn tại trong bản thân mỗi người.

   + Cần xây dựng nhân cách tốt đẹp để vững vàng trước những tác động xấu.

   + Kiên quyết đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong xã hội.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

     Hăm-lét là một hoàng tử có chuẩn mực, tài giỏi và là một người có trách nhiệm. Dù cuộc sống của chàng có đầy rẫy khổ đau, bất hạnh, chàng vẫn mạnh mẽ, mưu trí để vượt qua nó một cách hoàn hảo và ít thương tổn nhất. Chàng cũng muốn có cuộc sống của riêng mình và đã từng có suy nghĩ từ bỏ. Nhưng nhìn ngoài kia, những người đang đau khổ vì cái ác, sự bất công của xã hội, sự đàn áp của kẻ xấu xa khiến chàng không thể sống cuộc sống cho riêng mình. Chàng đặt trách nhiệm cho mình, phải giải phóng bản thân, con người ra khỏi bể khổ này, đó cũng chính là cách chàng tự giải phóng cho chính mình. Đó là tính cách của một con người quật cường, luôn kiếm tìm ánh sáng cho chính mình và chúng ta nên học tập tính cách, tinh thần lạc quan và quật cường của Hăm-lét.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Hiện tượng miệt thị ngoại hình được nói đến trong văn bản thuyết minh. Thực chất hiện tượng ấy đang diễn ra phổ biến trong xã hội, đó là một hiện tượng có những ý kiến tiêu cực về vẻ bề ngoài của người khác khi bị xã hội miệt thị.

31 tháng 1 2018

1. Phân tích đề:

- Đây là dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.

- Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

- Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ

- Phạm vi dẫn chứng: văn bản Vào phủ chúa Trịnh là chủ yếu

2. Lập dàn ý

a. Mở bài

Giới thiệu văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác

b. Thân bài

* Cuộc sống giàu sang, xa xỉ, thừa thãi, những lễ nghi rườm rà của chúa Trịnh:

- cây cối um tùm, chim hót líu lo

- Đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Toàn được son son, dát vàng

- Lầu son gác tía, rèm châu, hiên ngọc, sập vàng

- Đồ ăn toàn của ngon vật lạ

- Quan lính, kẻ hầu, người hạ tấp nập…

- Phủ chúa uy nghi, xa xỉ hơn cung vua…

- Vào phủ chúa phải đi qua nhiều cửa, qua nhiều dãy hành lang quanh co…

* Bức chân dung thế tử Trịnh Cán

- Là một cậu bé 5, 6 tuổi

- Vây quanh cậu bé bao nhiêu là gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, sập, nến, đèn, hương hoa, màn trướng,…

- Người hầu hạ, cung tần, mĩ nữ, thái y đứng gần hoặc chực ở xa.

* Thái độ và dự cảm của tác giả

- Dửng dưng trước cuộc sống giàu sang, xa hoa, thừa thãi của phủ chúa

- Phê phán cuộc sống xa xỉ đó

- Việc khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán thể hiện sự tận tâm, nhân cách của người thầy thuốc…

- Tác giả nhìn thấy trong sự xa hoa nơi phủ chúa có sự tàn tạ, lụi tàn…

c. Kết bài

- Nêu nhận xét của mình về giá trị của đoạn trích