Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
b)Nghệ thuật: đảo ngữ & ẩn dụ
Tiếng chim vách núi nhỏ dần Nghệ thuật đảo ngữ: từ “vách núi” được đặt lên trước “nhỏ dần” tạo nên sự hài hoà, đăng đối cho câu thơ đồng thời gợi không gian bao la, tĩnh lặng trong đêm ở Côn Sơn. Ta cảm nhận được sự nhỏ bé, cô đơn, lẻ loi của tiếng chim trước sự hùng vĩ của thiên nhiên, núi rừng.Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa Nghệ thuật đảo ngữ: từ láy “rì rầm” được đặt lên trước từ “tiếng suối” tạo nên âm điệu dìu dặt, nhịp nhàng, nhấn mạnh âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu của tiếng suối lúc gần, lúc xa trong đêm vắng. Câu thơ khắc hoạ bức tranh đêm Côn Sơn vừa thơ mộng vừa huyền ảo và huyền bí .Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Cũng là nghệ thuật đảo ngữ: động từ “rơi” được đưa lên trước “chiếc lá đa” vừa tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ, vừa gợi tả sự vận động thật dịu nhẹ, khẽ khàng của chiếc lá.Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. Nghệ thuật ẩn dụ (thuộc kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác): “mỏng” chỉ đặc điểm, kích thước của sự vật (được cảm nhận bằng thị giác, xúc giác) → “mỏng” (tiếng rơi được cảm nhận qua thính giác). Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng nghệ thuật so sánh, miêu tả trạng thái rơi của chiếc lá thật độc đáo “rơi nghiêng”, tạo ra hình ảnh thơ vừa giàu chất tạo hình vừa mang giá trị biểu cảm cao. Chiếc lá đa lìa cành không chỉ được cảm nhận bằng xúc giác, thị giác, thính giác mà bằng cả tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ.
a/ Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
==> sắp xếp theo thời gian để người ta hiểu về trình tự của lịch sử
b/ Ngoài thềm lá rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
==> " rơi" ở đây là động từ , sắp xếp như vậy để tránh các câu các ý không đem lại một ý nghĩa trọn vẹn
c/ Mua mấy xu chè tươi với mấy quả cau. Người ta đến, cũng phải có bát nước, miếng trầu tươm tất chứ.
==> Đây là nói nhằm nói rõ về ý nghĩa cho người ta hiểu vế trước. Mua về làm gì? bổ sung ý nghĩa
d/ Dưới bóng tre, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
==> Khẳng định từ nơi này đã rất lâu ( chỉ quá khứ ) người dân đã dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng , khai hoang. Tạo ý nghĩa cho vế trước
CHúc bà học tốt nha!! tui k chắc lắm nếu sai tui xin lỗi nha ^^ Pi Chan
1a/ Nghệ thuật: đảo ngữ & ẩn dụ
Tiếng chim vách núi nhỏ dần Nghệ thuật đảo ngữ: từ “vách núi” được đặt lên trước “nhỏ dần” tạo nên sự hài hoà, đăng đối cho câu thơ đồng thời gợi không gian bao la, tĩnh lặng trong đêm ở Côn Sơn. Ta cảm nhận được sự nhỏ bé, cô đơn, lẻ loi của tiếng chim trước sự hùng vĩ của thiên nhiên, núi rừng.Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa Nghệ thuật đảo ngữ: từ láy “rì rầm” được đặt lên trước từ “tiếng suối” tạo nên âm điệu dìu dặt, nhịp nhàng, nhấn mạnh âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu của tiếng suối lúc gần, lúc xa trong đêm vắng. Câu thơ khắc hoạ bức tranh đêm Côn Sơn vừa thơ mộng vừa huyền ảo và huyền bí .Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Cũng là nghệ thuật đảo ngữ: động từ “rơi” được đưa lên trước “chiếc lá đa” vừa tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ, vừa gợi tả sự vận động thật dịu nhẹ, khẽ khàng của chiếc lá.Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. Nghệ thuật ẩn dụ (thuộc kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác): “mỏng” chỉ đặc điểm, kích thước của sự vật (được cảm nhận bằng thị giác, xúc giác) → “mỏng” (tiếng rơi được cảm nhận qua thính giác). Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng nghệ thuật so sánh, miêu tả trạng thái rơi của chiếc lá thật độc đáo “rơi nghiêng”, tạo ra hình ảnh thơ vừa giàu chất tạo hình vừa mang giá trị biểu cảm cao. Chiếc lá đa lìa cành không chỉ được cảm nhận bằng xúc giác, thị giác, thính giác mà bằng cả tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ.
1b/ Nghệ thuật: điệp ngữ, liệt kê, hoán dụ.
Tất cả các biện pháp nghệ thuật trên nhằm bộc lộ tình cảm mến yêu tha thiết của tác giả và lòng tự hào về đất nước, về truyền thống lịch sử với con người hiên ngang bất khuất, chưa bao giờ gục ngã.
Bptt :
* điệp ngữ ( từ ''Những mùa quả'')
từ ''Những mùa quả'' được lặp lại 2 lần làm :
+Đó là thứ “quả” mẹ vẫn chăm sóc trong khu vườn của mẹ.
+Nhấn mạnh sự trông chờ, niềm tin, hi vọng của mẹ vào những gì mà mẹ đã nhọc nhằn, lam lũ để chăm sóc. Các con chính là sự trông chờ của mẹ, thành công của các con chính là thứ “quả” mà mẹ mong chờ nhất.
* So sánh : Những mùa quả lặn rồi lại mọc như mặt trời khi như mặt trăng
-Tác dụng của phép so sánh: mọc rồi lại lặn như mặt trời, mặt trăng là quy luật của tự nhiên. Mặt trăng, mặt trời gợi lên hình ảnh của thời gian. Gợi lên thời gian tuần hoàn, gợi lên hình ảnh mẹ vẫn bao năm tần tảo sớm hôm chăm sóc cho vườn quả, cho các con mà không quản nhọc nhằn.
- – Nghệ thuật hoán dụ: Bàn tay mẹ mỏi: chỉ sự già nua và sự ra đi của mẹ.
- Nghệ thuật ẩn dụ quả xanh non, chỉ sự dại dột hay chưa trưởng thành của người con, câu hỏi tu từ: Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
- Tác dụng: Tạo điểm nhấn về lòng biết ơn và sự ân hận như một thứ “tự kiểm” về sự chậm trễ thành đạt của người con chưa làm thỏa được niềm vui của mẹ.
Tham Khảo
Trong những câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp đảo trật tự cú pháp (đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ).
Trong hai câu trước, việc đảo tật tự từ nhằm nhấn mạnh sự vắng vẻ, hoan sơ của cảnh Đèo Ngang. Trong khi đó, ở hai câu tiếp, việc đảo trật tự từ hướng vào khắc sâu tâm trạng cô đơn, buồn nhớ của nhân vật trữ tình.