K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2022

hiệu quả :

tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ

Nhấn mạnh về hình ảnh người bạn cùng nhau đồng hành, từ cá nhân nhỏ bé gộp lại, đoàn kết lại trở thành tập thể mang theo sức mạnh.

Tình cảm trân quý mỗi người bạn, sự thấu hiểu và yêu thương dành cho nhau.

15 tháng 4 2020

Trong những câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp đảo trật tự cú pháp (đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ).

Trong hai câu trước, việc đảo tật tự từ nhằm nhấn mạnh sự vắng vẻ, hoan sơ của cảnh Đèo Ngang. Trong khi đó, ở hai câu tiếp, việc đảo trật tự từ hướng vào khắc sâu tâm trạng cô đơn, buồn nhớ của nhân vật trữ tình.

24 tháng 3 2017

a/ Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

==> sắp xếp theo thời gian để người ta hiểu về trình tự của lịch sử
b/ Ngoài thềm lá rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

==> " rơi" ở đây là động từ , sắp xếp như vậy để tránh các câu các ý không đem lại một ý nghĩa trọn vẹn
c/ Mua mấy xu chè tươi với mấy quả cau. Người ta đến, cũng phải có bát nước, miếng trầu tươm tất chứ.

==> Đây là nói nhằm nói rõ về ý nghĩa cho người ta hiểu vế trước. Mua về làm gì? bổ sung ý nghĩa
d/ Dưới bóng tre, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

==> Khẳng định từ nơi này đã rất lâu ( chỉ quá khứ ) người dân đã dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng , khai hoang. Tạo ý nghĩa cho vế trước

CHúc bà học tốt nha!! tui k chắc lắm nếu sai tui xin lỗi nha ^^ Pi Chan

24 tháng 3 2017

Arigato bà ;;-;;

Câu 1: trong bài thơ "nhớ rừng" xuất hiện bức tranh trữ tình thật đẹp. Hãy chỉ ra và nêu cảm nhận.Câu 2: Chỉ ra và phân tích cái hay của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:".Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,Với khi thét khúc trường ca dữ dộiTa bước chân...
Đọc tiếp

Câu 1: trong bài thơ "nhớ rừng" xuất hiện bức tranh trữ tình thật đẹp. Hãy chỉ ra và nêu cảm nhận.

Câu 2: Chỉ ra và phân tích cái hay của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

".Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm-thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi. "

Câu 3: cảm nhận về đoạn thơ sau (Quê hương-Tế Hanh):

"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Mảnh thuyền to như mảnh hồn làng
Rướn thân trằng bao la thâu góp gió. "

Câu 4: Chỉ ra nét đặc sắc và nghệ thuật trong đoạn thơ (Quê hương-Tế Hanh):

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời , biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi non thân bạc trắng
Dân chài lưới làng da ngăm rám nắng
Khắp thân người nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mõi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

0
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Khi con biết đòi ănMẹ là người mớm cho con muỗng cháoKhi con biết đòi ngủ bằng tiết tấuMẹ là người thức hát ru câuBầu trời trong con ngày một xanh hơnLà khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạcMẹ đã thành hiển nhiên như Trời – ĐấtNhư cuộc đời, không thể thiếu trong con.Nếu như con đi một vòng quả đất trònNgười mong con mỏi mòn vẫn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru câu
Bầu trời trong con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời – Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu như con đi một vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn vẫn không ai ngoài mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần khi con trẻ lớn lên.
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng.
Trước cả khi con bật lên tiếng “Mẹ”.
Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!

(Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh nguyên)
1.Xác định thể thơ? PTBĐ chính?
2.Chỉ rõ biện pháp tu từ nổi bật nhất có trong đoạn thơ?
3.Xét về cấu tạo, hai câu thơ sau thuộc kiểu câu gì?

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!
4.Cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ, bằng 1 đoạn văn ngắn tử 3-5 câu.

                   Tặng 5 tick cho bạn giúp đỡ mk (nhờ người khác)!!!!

                  Mong nhận được sự giúp đỡ từ các bạn~~~Cảm ơn!!!

0
6 tháng 10 2016
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.​

Đơn giản là vì lời thơ mộc mạc, chân chất, gần gũi thân thương.
Nhưng cái điều tôi muốn bình ở đây chính là: khi viết về quê hương Việt Nam, con người Việt Nam, tác giả nào cũng phải viết như thế, bởi tâm hồn người Việt mình vốn dĩ như thế: hiền lành, thật thà, nhân nghĩa, thủy chung...

6 tháng 10 2016

Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta nièm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi.

I.Văn học Tìm những điểm chung về nghệ thuật và nội dung trong ba bài Tức cảnh Pác Bó- Ngắm trăng - Đi đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 2.Tiếng Việt Bài 1 : Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn sau : a1.Con có nhận ta con không ? a2.Con đã nhận ra con chưa ? b1.Hôm nào lớp cậu kiểm tra văn ? b2.Lớp cậu kiểm tra văn hôm nào ? Bài 2 : Hãy cho biết các câu nghi vấn sau được...
Đọc tiếp

I.Văn học
Tìm những điểm chung về nghệ thuật và nội dung trong ba bài Tức cảnh Pác Bó- Ngắm trăng - Đi đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2.Tiếng Việt
Bài 1 : Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn sau :
a1.Con có nhận ta con không ?
a2.Con đã nhận ra con chưa ?
b1.Hôm nào lớp cậu kiểm tra văn ?
b2.Lớp cậu kiểm tra văn hôm nào ?
Bài 2 : Hãy cho biết các câu nghi vấn sau được dùng để làm gì ?
a. Bộ truyện này giá bao nhiêu?
b. Cậu có thể cho mình mượn vở bài tập toán được không?
c. Không phải nó lấy cái bút thì ai lấy ?
d. Sao khốn khổ cái thân tôi thế cơ chứ ?
e. Mày có muốn biết thế nào là lễ độ không hả ?
g. Bài hát này do ai sáng tác?
Bài 3 : Đặt các câu cầu khiến để :
a. Nói với bác hàng xóm cho mượn cái thang
b. Nói với mẹ để xin tiền mua sách
c. Nói với bạn để mượn quyển truyện
d. Nói người khác đeo khẩu trang khi đang ở nơi có nhiều người.
e. Nói với lớp học giữ trật tự khi thầy cô chưa lên lớp
Bài 4 : Nêu mục đích cụ thể của những câu trần thuật dưới đây
a. Vào đêm trước ngày khai trường của con , mẹ không ngủ được
b. Con là một đứa trẻ nhạy cảm
c. Cây hoa đào là loài thân gỗ nhỏ, có thể cao từ 5-10 mét , lá hình mũi mác, hoa nở vào đầu mùa xuân.
d. Hoa đào bích nở ra có màu đỏ hồng rực mạnh mẽ , kiêu sa.
e. Cảm ơn cậu đã mang đến cho tớ bộ sách này.
g. Văn học mở ra cho ta những chân trời hiểu biết mới
h. Mẹ mua xe đạp cho con rồi đấy !
giúp tớ với các bạn, yêu các bạn nhiều nhiều nhiều ......


0
26 tháng 8 2016
  • Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên miêu tả tâm trạng ông đồ thời suy tàn. 
  • Bằng các biện pháp nghệ thuật đối lập, tả cảnh ngụ tình để thể hiện niềm cảm thương trước hình ảnh ông đồ lạc lõng, trơ trọi “vẫn ngồi đấy” như bất động, lẻ loi và cô đơn khi người qua đường thờ ơ vô tình không ai nhận thấy hoặc đoái hoài tới sự tồn tại của ông.
  • Qua hai câu thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút, hiểu được nỗi buồn của con người thấm sâu vào cảnh vật. Hình ảnh “lá vàng, mưa bụi” giàu giá trị tạo hình vẽ nên một bức tranh xuân lặng lẽ, âm thầm, tàn tạ với gam màu nhạt nhòa, xám xịt. 
  • Khổ thơ cực tả cái cảnh thê lương của nghề viết và sự ám ảnh ngày tàn của nền nho học đồng thời thể hiện sự đồng cảm xót thương của nhà thơ trước số phận những nhà nho và một nền văn hóa bị lãng quên.