K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 7 2017

“Văn chương không cần đến người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho… những gì chưa từng có”

- Ý kiến trên khẳng định yêu cầu quan trọng của tác phẩm nghệ thuật và nghệ sĩ đó là sáng tạo, khơi nguồn những cái mới

- Tác giả phản ánh đúng bản chất của nghệ thuật, được nhiều người thừa nhận, diễn đạt theo những cách khác nhau.

- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh để diễn tả nhiệm vụ, bản chất cơ bản của văn chương. Soi tỏ vào sự nghiệp sáng tác của Nam Cao

- Những tác phẩm của ông là minh chứng rõ rệt nhất cho triết lý đó.

+ Tác phẩm viết về người nông dân ông đi theo lối riêng, khám phá sự tha hóa của những con người bị dồn tới đường cùng trở thành lưu manh

+ Con đường sáng tác của Nam Cao là con đường của người không bao giờ muốn lặp lại mình

24 tháng 5 2018

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho bởi tư tưởng đạo đức, nhân nghĩa của ông

+ Người có tư tưởng đạo đức thuần phác, thấm đẫm tinh thần nhân nghĩa yêu thương con người

+ Sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn

+ Những nhân vật lý tưởng: con người sống nhân hậu, thủy chung, biết sống thẳng thắn, dám đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn

- Nội dung của lòng yêu nước thương dân

+ Ghi lại chân thực thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc, nhiệt liệt biểu dương người anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì Tổ quốc

+ Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh

+ Ca ngợi những người sĩ phu yêu nước, giữ niềm tin vào ngày mai, bất khuất trước kẻ thù, khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước

- Nghệ thuật của ông mang đậm dấu ấn của người dân Nam Bộ

+ Nhân vật đậm lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, lối thơ thiên về kể, hình ảnh mỗi nhân vật đều đậm chất Nam Bộ

+ Họ sống vô tư, phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi phép tắc, nghi lễ, nhưng họ sẵn sàng hi sinh về nghĩa

18 tháng 3 2016

DÀN BÀI

1. Hình tượng người nông dân trong văn học Việt Nam trước “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc”.

- Trong văn học dân gian: họ là ngư, tiều, canh, mục – những con người lam lũ, cơ cực; là người lính thú tội nghiệp (Thùng thùng trống đánh ngũ liên/ Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa).

- Trong văn học trung đại: Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thấy họ chỉ là những con  người thụ động, yếu đuối, mong sự ban ơn của bề trên (Mong mưa chan chứa lòng dân vọng/Trừ bạo tưng bừng đạo nghĩa binh). Nguyễn Trãi đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của họ đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhưng cũng chỉ chung chung (Nhân dân bốn cõi một nhà/ Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới).

2. Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.

- Hoàn cảnh xuất thân: là những người lao động sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó); Họ chỉ quen với công việc đồng áng (chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ), hoàn toàn xa lạ với công việc binh đao (Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó).

- Những chuyển biến khi giặc Pháp xâm lược:

+ Tình cảm: Có lòng yêu nước (Trông tin quan như trời hạn trông mưa), căm thù giặc sâu sắc (Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ).

+  Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy (Một mối xa thư đồ sộ….treo dê bán chó).

+  Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ…)

- Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ:

+ Bằng bút pháp hiện thực, hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với vẻ đẹp mộc mạc, giản dị (gắn với những chi tiết chân thực: manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi) nhưng không kém chất anh hùng bởi tấm lòng mến nghĩa, tư thế hiên ngang, lẫm liệt, coi thường mọi khó khăn thiếu thốn (nào đợi tập rèn, không chờ bày bố, nào đợi mang, chi nài sắm…).

+ Hình tượng người anh hùng được khắc họa trên cái nền của một trận công đồn đầy khí thế tiến công: một loạt động từ mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô…), dứt khoát (đốt xong, chém đặng, trối kệ); phép đối từ ngữ (trống kỳ/trống giục; đạn nhỏ/đạn to; đâm ngang/chém ngược…), đối ý (manh áo vải, ngọn tầm vông/đạn nhỏ, đạn to,tàu sắt, tàu đồng…), nhịp điệu đoạn văn nhanh, dồn dập…tái hiện trận công đồn khẩn trương, quyết liệt, sôi động. Trên nền đó là hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ với khí thế đạp trên đầu thù, không quản ngại bất kì khó khăn gian khổ nào, rất tự tin và đầy ý chí quyết thắng. Hình ảnh đó oai phong lẫm liệt như hình tượng các dũng sĩ trong các thiên anh hùng ca.

3. Đánh giá:

- Hình tượng người nông dân xuất hiện rải rác trong văn học nhưng rõ ràng phải đến Đồ Chiểu, hình tượng đó mới được phản ánh đầy đủ, rõ nét, đặc biệt khắc sâu vẻ đẹp tâm hồn cao quí của người nông dân: lòng yêu nước, ý chí quyết tâm bảo về Tổ quốc.

- Điểm mới mẻ đó khẳng định tầm cao tư tưởng, tình cảm, sự đóng góp lớn lao của Nguyễn Đình Chiểu trong văn học nước nhà.  

1. Mở đoạn: Nêu suy nghĩ về câu nói "Hàn gắn và tỏa sáng từ những nỗi đau"

- Đây là một suy nghĩ hoàn toàn đúng đắn, sau những nỗi đau ta sẽ tìm được cách để tự hoàn thiện bản thân mình tốt hơn. 

2. Thân đoạn:

- Giải thích về nghệ thuật Kintsugi:

Kintsugi có nghĩa là "dùng vàng để hàn gắn", đây là một nghề thủ công xuất hiện từ thế kỷ 15 dành riêng cho việc phục hồi gốm. Kintsugi là một loại hình nghệ thuật cổ xưa  có thể biến gốm vỡ thành những kiệt tác hồi sinh từ vàng. Bên cạnh đó, kintsugi cũng mang một ý nghĩa triết học sâu sắc về việc tập trung vào vẻ đẹp và sức mạnh tiềm ẩn trong cuộc sống. 

=> "Hàn gắn và tỏa sáng từ những nỗi đau" là cách ta học cách đứng dậy sau mỗi vấp ngã rồi tự chữa lành những vết thương, nâng cấp bản thân thành phiên bản tốt hơn. Tác phẩm của nghệ thuật Kintsugi là một kiệt tác thì chúng ta cũng có thể trở thành phiên bản hoàn hảo nhất nếu biết cách "Hàn gắn và tỏa sáng từ những nỗi đau"

- Phân tích:

+ Cuộc đời ta luôn gặp sóng gió, mỗi lần kinh qua khó khăn nào đó sẽ xuất hiện những tổn thương và vết sẹo không bao giờ biến mất nhưng nếu ta biết điểm tô biến "vết sẹo" thành điểm độc đáo. Nó sẽ là nét riêng không thể nào quên được trong mắt người khác.

+ Biến vấp ngã thành động lực hoàn thiện bản thân. Ta sẽ biết cách rút kinh nghiệm cho những lần sau tránh đi vào những vết xe đổ của người khác. 

+ Những nỗi đau sẽ hóa thành hành trang trong chiếc túi trải nhiệm trong cuộc sống.

Dẫn chứng: Walt Disney với cuộc đời đầy thăng trầm trước khi xây dựng đế chế phim hoạt hình Disney

- Bài học nhận thức: Không nên trốn tránh và chối bỏ những nỗi đau. Nếu không thể tự mình hàn gắn hãy tìm người để san sẻ. Chịu đựng nỗi đau một mình và tự dằn vặt bản thân sẽ không đem đến tín hiệu tích cực nào ngược lại còn khiến bản thân tự tổn thương 

-> Liên hệ bản thân...

3. Kết đoạn:

- Chốt lại và mở rộng thêm ý tưởng

- Khẳng định lại “Không có ai có một cuộc đời hoàn hảo. Nhưng ai cũng có thể lựa chọn để sơn vàng lên những mảnh vỡ của cuộc đời mình”.

22 tháng 3 2019

Nhận định của Vũ Ngọc Phan chủ yếu nói về lòng yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt trong thơ Xuân Diệu

- Đó là giọng điệu thấm thía. Lòng yêu đời đó xuất phát từ hai nguồn cảm hứng mới, đó là đề tài xuyên suốt trong thơ Cách mạng của Xuân Diệu

- Tác giả chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa tuổi trẻ với tình yêu, giữa thời gian với cuộc đời con người

- Dù ở tâm trạng nào, thơ Xuân Diệu cũng bộc lộ lòng yêu đời, yêu người trong thơ của mình

- Sự hối hả, sự khao khát sống, khao khát yêu đương đã thôi thúc nhà thơ

17 tháng 8 2016

1.Mở bài. 
- Những người có trình độ học vấn cao thường đạt được những thành công trong cuộc đời và sự nghiệp. Chúng ta ngưỡng mộ tài năng của họ nhưng không mấy ai nghĩ rằng họ đã phải trải qua bao gian khổ trong học tập, trong nghiên cứu khoa học… 
- Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào. 

2. Thân bài. 
* Ý nghĩa câu ngạn ngữ. 
- Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của mỗi người. 
- Con đường học tập để có được học vấn đầy khó khăn, gian khổ (những chùm rễ đắng cay). 
- Học vấn mang lại niềm vui, hạnh phúc và lợi ích to lớn cho con người (hoa quả ngọt ngào). 
- Phải nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề và cần xác định rõ, chỉ có không ngại khó, không ngại khổ, con người mới có thể thành công trong học tập. 

* Khẳng định chân lí trong câu ngạn ngữ. 
- Có học vấn, con người mới có điều kiện làm chủ bản thân, gia đình và xã hội. Trên cơ sở đó, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao. 
- Muốn có học vấn cao, phải nỗ lực học tập. Học tập là quá trình chiếm lĩnh tri thức, là nghiên cứu, phát minh… Lao động trí óc rất vất vả, phải lao tâm khổ trí. 
- Trong thực tế học tập và nghiên cứu, chúng ta thường gặp những vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải dồn hết tâm huyết, sức lực để tìm hiểu, khám phá và giải quyết. Cần có thái độ kiên trì, vượt khó, thắng không kiêu, bại không nản. 
- Quá trình học tập sẽ gặp nhiều khó khăn, thử thách. Nhiều người phải vừa lao động kiếm sống, vừa học tập. 
- Tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập là Bác Hồ. Lúc còn trẻ, Bác phải làm phụ bếp dưới tàu biển, trong khách sạn, làm công nhân khuân vác ngoài bến cảng, quét tuyết ở công viên, làm thợ ảnh, làm báo … Tuy phải làm rất nhiều nghề vất vả để hoạt động cách mạng, nhưng Bác vẫn chuyên cần học tập nên đã đạt đến trình độ học vấn cao. 
(- Lấy dẫn chứng trong học tập và rèn luyện của bản thân, của những người xung quanh, đương thời hoặc trong lịch sử để làm sáng tỏ thêm chân lí trong câu ngạn ngữ trên.) 

* Mở rộng vấn đề. 
- Không nên quan niệm học vấn chỉ là sự hiểu biết về mặt kiến thức. Học vấn bao gồm cả việc rèn luyện tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân cách cao quí. 
- Để đạt được những điều đó, mỗi người cần cố gắng không ngừng. từ bỏ một thói xấu hoặc làm một việc tốt cũng là vượt qua khó khăn, thử thách. 
- Không phải khi nào cay đắng cũng đến trước, ngọt ngào đến sau. Thực ra, trong học tập vừa có nỗi khổ vừa có niềm vui. Khi đã ham học thì sự say mê làm vơi đi mệt nhọc, kết quả học tập sẽ rất khả quan. 

3. Kết bài. 
- Ai cũng muốn hái những hoa quả ngọt ngào trên cây học vấn. Nhưng nó chỉ dành cho những người chấp nhận những chùm rễ đắng cay. 
- Thế hệ trẻ ngày nay muốn trở thành người có học vấn, muốn chiếm lĩnh được đỉnh cao khoa học thì phải tự trang bị cho mình tinh thần dũng cảm của người chiến sĩ, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trên con đường học tập