K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Mở đoạn: Nêu suy nghĩ về câu nói "Hàn gắn và tỏa sáng từ những nỗi đau"

- Đây là một suy nghĩ hoàn toàn đúng đắn, sau những nỗi đau ta sẽ tìm được cách để tự hoàn thiện bản thân mình tốt hơn. 

2. Thân đoạn:

- Giải thích về nghệ thuật Kintsugi:

Kintsugi có nghĩa là "dùng vàng để hàn gắn", đây là một nghề thủ công xuất hiện từ thế kỷ 15 dành riêng cho việc phục hồi gốm. Kintsugi là một loại hình nghệ thuật cổ xưa  có thể biến gốm vỡ thành những kiệt tác hồi sinh từ vàng. Bên cạnh đó, kintsugi cũng mang một ý nghĩa triết học sâu sắc về việc tập trung vào vẻ đẹp và sức mạnh tiềm ẩn trong cuộc sống. 

=> "Hàn gắn và tỏa sáng từ những nỗi đau" là cách ta học cách đứng dậy sau mỗi vấp ngã rồi tự chữa lành những vết thương, nâng cấp bản thân thành phiên bản tốt hơn. Tác phẩm của nghệ thuật Kintsugi là một kiệt tác thì chúng ta cũng có thể trở thành phiên bản hoàn hảo nhất nếu biết cách "Hàn gắn và tỏa sáng từ những nỗi đau"

- Phân tích:

+ Cuộc đời ta luôn gặp sóng gió, mỗi lần kinh qua khó khăn nào đó sẽ xuất hiện những tổn thương và vết sẹo không bao giờ biến mất nhưng nếu ta biết điểm tô biến "vết sẹo" thành điểm độc đáo. Nó sẽ là nét riêng không thể nào quên được trong mắt người khác.

+ Biến vấp ngã thành động lực hoàn thiện bản thân. Ta sẽ biết cách rút kinh nghiệm cho những lần sau tránh đi vào những vết xe đổ của người khác. 

+ Những nỗi đau sẽ hóa thành hành trang trong chiếc túi trải nhiệm trong cuộc sống.

Dẫn chứng: Walt Disney với cuộc đời đầy thăng trầm trước khi xây dựng đế chế phim hoạt hình Disney

- Bài học nhận thức: Không nên trốn tránh và chối bỏ những nỗi đau. Nếu không thể tự mình hàn gắn hãy tìm người để san sẻ. Chịu đựng nỗi đau một mình và tự dằn vặt bản thân sẽ không đem đến tín hiệu tích cực nào ngược lại còn khiến bản thân tự tổn thương 

-> Liên hệ bản thân...

3. Kết đoạn:

- Chốt lại và mở rộng thêm ý tưởng

- Khẳng định lại “Không có ai có một cuộc đời hoàn hảo. Nhưng ai cũng có thể lựa chọn để sơn vàng lên những mảnh vỡ của cuộc đời mình”.

3 tháng 7 2017

“Văn chương không cần đến người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho… những gì chưa từng có”

- Ý kiến trên khẳng định yêu cầu quan trọng của tác phẩm nghệ thuật và nghệ sĩ đó là sáng tạo, khơi nguồn những cái mới

- Tác giả phản ánh đúng bản chất của nghệ thuật, được nhiều người thừa nhận, diễn đạt theo những cách khác nhau.

- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh để diễn tả nhiệm vụ, bản chất cơ bản của văn chương. Soi tỏ vào sự nghiệp sáng tác của Nam Cao

- Những tác phẩm của ông là minh chứng rõ rệt nhất cho triết lý đó.

+ Tác phẩm viết về người nông dân ông đi theo lối riêng, khám phá sự tha hóa của những con người bị dồn tới đường cùng trở thành lưu manh

+ Con đường sáng tác của Nam Cao là con đường của người không bao giờ muốn lặp lại mình

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

Hoạt động sáng tạo của con người luôn là vô tận, nhưng điều gì thúc đẩy sự sáng tạo của họ thì là một câu hỏi lớn. Theo như nhà thơ Uýt-xla-oa Dim-bo-xca thì nó xuất phát từ câu nói “tôi không biết”. Đó là khi chúng ta, hay chính các nhà thơ, nhà nghệ sĩ, họ tìm thấy những chủ đề này thật hay, thật sinh động, và ta sẽ viết, sẽ sáng tác về nó. Chính những cái suy nghĩ như vậy, họ bắt đầu sáng tác, những bài thơ tình đẫm nước mắt, những bản nhạc khiến người nghe phải rơi lệ, hay những bức vẽ khiến người khác nhìn vào và mỉm cười .. tất cả đều xuất phát từ sự ham học hỏi. Họ sáng tác ra một khối tác phẩm đồ sộ rồi chỉ để trả lời cho câu hỏi tình yêu có thực sự đẹp chăng như nhà thơ Xuân Diệu, hay cuộc sống thật  như nhà thơ Hàn Mặc Tử ... tất cả những thứ được cho là tầm thường đó đều trở thành nguồn cảm hứng sáng tác bất tận trong họ. Những suy tư về cuộc sống qua cái nhìn nghệ sĩ đều được nhân cách hóa và trở thành cái gì đó hay và ý nghĩa, nó được gọi là sự vật qua con mắt của kẻ si tình. Cảm xúc của họ dành cho cuộc sống này luôn đong đầy và chiếm phần nhiều hơn người khác, họ yêu cuộc sống tự tại, tự do sáng tác và cùng nghiền ngẫm những tác phẩm của mình. Bởi vậy, những tác phẩm đó luôn mang theo những triết lý nhân sinh sâu sắc, những bài học cuộc sống ý nghĩa. Và đó chính là giá trị to lớn của nghệ thuật.

24 tháng 3 2021
Trình bày suy nghĩ về vấn đề  từ bỏ tất cả những thứ thôi miên mình bằng một ý chí mạnh mẽ. 
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:  Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vấn đề từ bỏ tất cả những thứ thôi miên mình bằng một ý chí mạnh mẽ. 
c. Triển khai vấn đề nghị luận:  Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách,  nhưng phải làm rõ vấn đề từ bỏ tất cả những thứ thôi miên mình bằng một ý chí mạnh mẽ. Có thể theo hướng sau: 
* Giải thích: Dùng ý chí mạnh mẽ để từ bỏ những thứ có khả năng “thôi miên”, điều khiển tâm trí của bản thân.

 

* Bàn luận:

– Tác hại nhiều mặt của những thứ có khả năng “thôi miên”.

   –  Cách thức từ bỏ những thứ có khả năng “thôi miên”.

* Bài học nhận thức và hành động:

Nhận ra tác hại của những thứ có khả năng điều khiển tâm trí của bản thân, hiểu rõ sức mạnh của ý chí. Bản thân chủ động kiểm soát mọi thứ có thể gây ảnh hưởng đến bản thân.

 
d. Chính tả, ngữ pháp:        Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 
e. Sáng tạo:  Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.