Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thành tựu :
* Lịch pháp và Thiên văn học :
- Sáng tạo ra lịch . Một năm có 365 ngày , chia thành 12 tháng
-Biết tính chu kì thời gian bằng năm , tháng , tuần , ngày và gồm mùa khô , mùa mưa và mùa gieo trồng đất bãi .
-Biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ
*Chữ viết :
- Bắt đầu là chữ tượng hình và sau đó là chữ tượng ý
- Nguyên liệu dùng để viết là : vỏ cây papirút ( Ai Cập ); những tấm đất sét ( Lưỡng Hà ) ; thẻ tre , mai rùa , lụa (Trung Quốc )
* Toán học :
-Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học
-Người Lưỡng Hà giỏi về số học
-Người Ấn Độ sáng tạo ra 10 chữ số từ 0 đến 10
*Kiến trúc ;
-Nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú
-Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng còn lưu lại đến bây giờ như : Kim tự tháp ở Ai Cập , những ngôi đền ở Ấn độ , thành Ba - bi - lon ở Lưỡng
Hà , ...
Ý nghĩa :
-Có ý nghĩa to lớn đối với việc sản xuất và phát triển nông nghiệp
-Là những phát minh quan trọng giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử thế giới cổ đại
các quốc gia cổ đại Phương Tây có địa hình bị cắt xẻ mạnh ( nhiều vịnh, bán đảo và đảo ), các sông ở đây nhỏ và đồng bằng ít màu mỡ, đất đai cứng và khó khai phá bằng các công cụ làm từ đồng, khí hậu khá ôn hòa nhưng không nóng ấm như các QGCĐ Phương Đông nên không thuận lợi cho việc trồng trọt cây lương thực nhưng đa số các vùng có đất núi lửa lại thuận lợi cho việc trồng nho, olive, chăn nuôi dê, cừu,... phát triển thủ công nghiệp. Địa hình gồ ghề khó phát triển giao thông bộ nên tại đây chỉ có các quốc gia thành bang thường nằm tại các đồng bằng nhỏ ven biển, bù lại giao thông thủy rất phát triển nhờ có nhiều cảng tự nhiên, Địa Trung Hải giống như một siêu xa lộ khổng lồ, kín gió, không có thủy triều, lại thêm thủ công nghiệp phát triển nên các quốc gia Phương Tây chủ yếu phát triển kinh tế thương mại, đem sản phẩm thủ công đến Ai Cập hoặc Tiểu Á để đổi lương thực. Khí hậu ôn hòa, ít lạnh giúp các QGCĐ Phương Tây ít xảy ra các dịch bệnh vùng nhiệt đới, địa hình hiểm trở giúp các quốc gia này tránh bị ngoại bang xâm lược (như người Huns hoặc Pesian đều thất bại bởi núi non hiểm trở biển Aegean khi muốn xâm lược Hi Lạp và Đông La Mã). Các QGCĐ Phương Tây nằm gần các nền văn minh lớn khác như Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Đông, Libi, Tiểu Á (thậm chí Alexander từng tiến quân đến tận Ấn Độ), nằm tại cửa ngõ ra vào Châu Âu đem lại cho các QGCĐ Phương Tây cơ hội tiếp nhận các tinh hoa từ các nền văn hóa khác.
- Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nga chưa tiến hành cách mạng tư sản nhưng đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Kinh tế công thương nghiệp phát triển cùng với sự xuất hiện của các công ty độc quyền. Nền công nghiệp mở rộng với quy mô ngày càng lớn làm cho đội ngũ công nhân ngày càng đông đảo.
- Về chính trị, nước Nga hầu như duy trị nguyên vẹn bộ máy cai trị của nền quân chủ phong kiến chuyên chế. Nga hoàng bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ. Đời sống của công nhân và nhân dân lao động hết sức cơ cực.
- Nga thất bại trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905) làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.
HD: -Công cuộc khai hoang,mở rộng diện tích đất canh tác phát triển, nhiều xóm làng mới được thành lập ở vùng châu thổ ven các con sông lớn và ven biển
-Thời Lý, Trần, Lê sơ chú ý đến việc đắp đê ven sông lớn và đê biển
-Nhà nước đều quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, hằng năm các vua đều tổ chức lễ cày tịch điền và có những điều luật bảo vệ sức kéo của trâu bò
-Thực hiện phép quân điền để chia ruộng đất công làng xã
=> Nhờ những chính sách trên, nông nghiệp nước ta dưới thời Lý, Trần, Lê sơ có bước phát triển mới, đời sống nhân dân ổn định, phát triển, sản xuất mở rộng
Ở thời kì nông nghiệp rất phát triển nên đã có câu :
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông, thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”
tham khảo:
Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:
* Nguyên nhân sâu xa:
- Do sự chệnh lệch trình độ phát triển giữa các nước tư bản, dẫn đến những mâu thuẫn về thuộc địa, thị trường.
- Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm những mâu thuẫn trở nên sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.
- Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo những chuyển biến to lớn của tình hình thế giới: ... - Chiến tranh làm thay đổi thế và lực của hệ thống TBCN: Phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt, Anh và Pháp suy yếu. Mĩ lớn mạnh lên trở thành cường quốc đứng đầu hệ thống này.
- Tính chất:
Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên do giai cấp vô sản lãnh đạo trong thời kì đế quốc chủ nghĩa.
- Ý nghĩa
+ Cách mạng đã phát động các giai cấp bị bóc lột và các dân tộc bị áp bức trong đế quốc Nga đứng lên đấu tranh làm lung lay chế độ Nga hoàng. Cuộc cách mạng Nga đã dấy lên một cao trào đấu tranh của giai cấp vô sản các nước đế quốc và thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông đầu thế kỉ XX.
- Phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở các nước Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Nga. Mục tiêu đấu tranh của phong trào là đòi tăng lượng, giảm giờ làm, cải thiện cuộc sống, ...
- Công nhân nhiều nước bắt đầu tiếp thu chủ nghĩa Mác dẫn đến sự thành lập các đảng công nhân và các tổ chức quần chúng ở nhiều nước. Sự phát triển đó đòi hỏi yêu cầu một tổ chức quốc tế thống nhất lãnh đạo và chỉ đạo phong trào.
Bạn cần giúp gì?