K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2021

Tác dụng của phép liệt kê là:

-Diễn tả đầy đủ những hành động tra tấn dã man,tàn bạo của bọn giặc đối với người con gái anh hùng

-Đồng thời làm nổi bật ý chí kiên cường bất khuất của chị

 

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)Chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất:Câu 1: Đọc những câu thơ dưới đây và trả lời câu hỏi“Tỉnh lại em ơi qua rồi cơn ác mộngEm đã sống lại rồi em đã sốngĐiện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nungKhông giết được em người con gái anh hùng”                                                         (Tố Hữu)Hãy xác định câu thơ có sử dụng phép liệt kê?A. Tỉnh lại em ơi qua rồi...
Đọc tiếp

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất:

Câu 1: Đọc những câu thơ dưới đây và trả lời câu hỏi

“Tỉnh lại em ơi qua rồi cơn ác mộng

Em đã sống lại rồi em đã sống

Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

Không giết được em người con gái anh hùng”

                                                         (Tố Hữu)

Hãy xác định câu thơ có sử dụng phép liệt kê?

A. Tỉnh lại em ơi qua rồi cơn ác mộng

B. Em đã sống lại rồi em đã sống

C. Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

D. Không giết được em người con gái anh hùng.

Câu 2: Xác định kiểu liệt kê được sử dụng trong câu in đậm ở đoạn văn sau đây:

“Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ

                                                                                                                        (Nam Cao)

A. Liệt kê theo cặp.

B. Liệt kê không theo cặp.

C. Liệt kê tăng tiến.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 3: Đọc đoạn văn sau đây:

“Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.”

Những từ in đậm trong đoạn văn trên được sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Đối lập.

B. Liệt kê.

C. Tăng cấp.

D. Nhân hóa.Câu 4: Xác định kiểu liệt kê được sử dụng trong phần in đậm ở câu văn sau đây:

“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” (Hồ Chí Minh)

A. Liệt kê theo từng cặp.

B. Liệt kê không theo từng cặp.

C. Liệt kê tăng tiến.

D. Liệt kê không tăng tiến.

Câu 5: Dấu chấm lửng được dùng trong câu văn sau có tác dụng gì?

“Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Tràn Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…” (Hồ Chí Minh)

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết.

B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

D. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn do bí từ dùng trong câu.

Câu 6: Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

“Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:

- Bẩm…quan lớn…đê vỡ mất rồi!

                                                                                                                        (Phạm Duy Tốn)

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết được.

B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

D. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn do bí từ dùng trong câu.

Câu 7: Cụm chủ vị in đậm trong câu sau làm thành phần gì trong câu?

“Thầy em tóc đã bạc”A. Chủ ngữ.

B. Vị ngữ.

C. Phụ ngữ trong cụm danh từ.

D. Phụ ngữ trong cụm động từ.

Câu 8: Cụm chủ vị in đậm trong câu sau làm thành phần gì trong câu?

“Cô giáo phê bình các bạn đến lớp trễ

A. Chủ ngữ.

B. Vị ngữ.

C. Phụ ngữ trong cụm danh từ.

D. Phụ ngữ trong cụm động từ.

Phần 2: Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

(Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr.43, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)

Câu 2: Theo tác giả, hậu quả của việc sợ thất bại là gì? (0,5 điểm)

Câu 3: Theo em, sai lầm đem đến những tổn thất và bài học gì cho đời? (1,0 điểm)

Câu 4: Em hãy rút ra những thông điệp gì sau khi đọc đoạn trích trên. (1,0 điểm)

Phần 3: Tập làm văn (5 điểm)

           Em hãy viết một bài văn giải thích câu ca dao sau:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

0
12 tháng 5 2022

giúp hộ mình đi làm ơn @_@

Tìm phép liệt kê trong các đọa trích sau đây:a) Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình, hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương, dưới lòng đưởng, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. Những cu li xe kéo tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu...
Đọc tiếp

Tìm phép liệt kê trong các đọa trích sau đây:

a) Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình, hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương, dưới lòng đưởng, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. Những cu li xe kéo tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập. Thật là lộn xộn! Thật là nhốn nháo!

 

(Nguyễn Ái Quốc)

b) Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng

Em đã sống lại rồi, em đã sống!

Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

Không giết được em, người con gái anh hùng!

(Tố Hữu)

1
16 tháng 2 2019

a, Phép liệt kê:

- Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm

- Những cu li kéo xe tay phóng đi cật lực… hình chữ nhật.

b, Phép liệt kê: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.

7 tháng 12 2017

mk cần gấp , các bạn làm ơn giúp mk với

16 tháng 7 2019

a) Điệp cấu trúc, điệp ngữ "là của chúng ta"; từ chỉ định "đây" như sự khẳng định chắc chắn chủ quyền của dân tộc. Đặc biệt hình ảnh trời xanh là hình ảnh vừa chân thưc, lại vừa có ý nghĩa tượng trưng cho đất nước, cho tự do cho những gì cao đẹp nhất của con người. biện pháp liệt kê, hoán dụ. Ngoài ra đoạn thơ sử dụng từ láy, tính từ, danh từ linh hoạt,...
=>Tất cả các biện pháp nghệ thuật trên nhằm bộc lộ tình cảm mến yêu tha thiết của tác giả và lòng tự hào về đất nước, về truyền thống lịch sử với con người hiên ngang bất khuất, chưa bao giờ gục ngã.

mk chỉ làm được phần a thôi mong bạn thông cảm nhé!

đúng thì tick nhahaha

16 tháng 7 2019

Phép liệt kê : điện giật ,dùi đâm , dao cắt, lửa nung =>đó là những hình thức tra tấn của lũ giặc, đó là bao đau đớn, mà người chiến sĩ cộng sản ấy phải chịu đựng. Thông qua một loạt từ chỉ hành động, nhà thơ đã phơi trần tội ác man rợ của lũ cướp nước, đồng thời cũng ca ngợi sự dung cảm, bất khuất và lòng can đảm của nữ chiến sĩ cách mạng.

Câu 1 : "Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo."Qua đoạn văn trên, em có suy nghĩ gì về tấm...
Đọc tiếp

Câu 1 : "Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo."

Qua đoạn văn trên, em có suy nghĩ gì về tấm lòng của mẹ? Trình bày suy nghĩ của em bằng 1 đoạn văn ngắn ( 8-10c câu)

Câu 2 : Nỗi nhớ quê trong những câu thơ dưới đây có gì gần gửi với nỗi nhớ quê trong bài " Tiếng gà trưa"

" Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng sương"

Câu 3 : Phân tích cái hay của việc sử dụng điệp ngữ trong bài "Tiếng gà trưa" và đoạn thơ dưới đây :

" Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"

Câu 4 : Phân tích tác dụng của phép chơi chữ được sử dụng trong những câu thơ sau"

a." Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"

b. "Lá nõn, nhành non, ai tráng bạc?

Gió về từng trận gió bay đi"

Câu 5 : Nhận xét về mức độ giá trị của những vật chất mà Nguyễn Khuyến liệt kê trong bài thơ Bạn đến chơi nhà. Từ đó nêu lên dụng ý của tác giả

Câu 6 : Bằng 1 đoạn văn ngắn ( 10-12 câu), hay phân tích ý nghĩa hàm ẩn của bài thơ "Bánh trôi nước"

2
16 tháng 8 2018

em chịu. Bó tay.com@ cmnr:))

16 tháng 8 2018

Văn bản này được đăng trên báo yêu trẻ số 116, ra ngày 1 tháng 9 năm 2000 tại TP HCM. 

Đây là một bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm trước ngày chuẩn bị khai giảng của con vào lớp một cùng với vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo đục đối với mỗi chúng ta. Không có sự việc, không có cốt truyện theo một chuỗi nhất định nhưng bài văn này đã khá thu hút người đọc bởi mỗi câu văn dạt dào tình cảm với biết bao niềm tâm sự, hồi tưởng kỉ niệm của người mẹ thương yêu con bằng tấm lòng cao cả. Bài văn này đã đưa mỗi chúng ta đến với những rạo rực tinh thần, bâng khuâng khó tả của kí ức tuổi thơ.

Đi sâu vào trong bài ta có thể cảm nhận được từng cảm xúc, câu từ mượt mà với hai luồng tâm trạng trái ngược. Hình ảnh của người con được miêu tả thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. Mai đã là ngày khai trường, một ngày trọng đại của tuổi thơ cũng như một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời, vẫn tâm trạng như trước một chuyến đi xa, người con chỉ háo hức, lo mỗi việc sáng mai sao dậy cho kịp giờ rồi lại chìm vào trong giấc ngủ dễ dàng như ăn một cái kẹo. Tâm trạng ưu tư đó chính là tâm hồn ngây thơ của người con. Tâm trạng ấy phải chăng một phần cũng do tình thương yêu, sự dạy dỗ, chăm sóc của người mẹ. Trong khi người con đang mơ những giấc mơ đẹp thì người mẹ lại trằn trọc, suy nghĩ. Tâm trạng của mẹ như đang ở ngày đầu tiên khai trường của chính mình. Như ngày thường sau khi con đi ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa, lượm lặt những đồ chơi mà con bày, dàn trận và làm vài việc riêng của mình. Nhưng hôm nay đã làm xong mọi việc mà mẹ vẫn chưa ngủ. Và thực sự mẹ không lo lắng đến mức không ngủ được

13 tháng 4 2022

Phép liệt kê: "Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung"
Tác dụng
+Diễn tả những hành động tra tấn tàn bạo, man rợ của bọn giặc đối với người con gái anh hùng (Võ Thị Sáu)
+Bộc lộ sự tức giận, bức xúc và ý muốn phê phán sự tàn ác, phi nhân cách con người của bọn giặc của tác giả

13 tháng 4 2022

phép liệt kê :Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa mung

Tác dụng:Ghi nhớ đầu tiên trong SGK/105

7 tháng 4 2022

Trong cuộc sống , đối với một người học sinh thì đức tính giản dị là điều mà ai cũng phải có . Sự giản dị có lợi ích như thế nào? . Giản dị khiến người ta dễ hòa nhập với mọi người, làm cho con người trở nên thân thiện với nhau và giúp ta có thêm bạn bè... góp phần làm sáng lên nhân cách của mỗi con người. Giản dị tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống của chúng ta . Hiện nay , có nhiều học sinh dường như vẫn còn chưa muốn biết về lợi ích của việc giản dị mà ham đua đòi quá nhiều , nào là đòi ba mẹ tiền mua quần áo mới , giày dép , đồ đạc ,... để chạy theo cho kịp với người khác . Sợ bản thân bị người khác coi thường  . Đua đòi theo người khác là một điều không hay và thật ngu xuẩn , lấy đồng tiền xương máu của cha mẹ để khẳng định với người khác thì thật sự ta vừa bất hiếu vừa kém cỏi . Theo em , sự giản dị ai cũng phải có , nó sẽ giúp thanh thản tấm lòng một con người , nhất là đối với học sinh .  Các bạn trẻ hiện nay đang rất cần một đức tính " giản dị " đáng quý là thế.

Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” đã khắc họa vô cùng chân thực cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai. Khi đọc những dòng văn đầu tiên, người đọc như bị lôi cuốn vào câu chuyện. Tác giả đã xây dựng được một tình huống độc đáo: “Gần một giờ đêm, không gian (địa điểm) là khúc đê làng X, thuộc phủ X. Đồng thời miêu tả thời tiết lúc này “trời mưa tầm tã, nước càng ngày càng dâng cao”, “hai ba đoạn nước đã ngấm qua và rỉ chảy đi nơi khác”. Việc sử dụng nghệ thuật tăng cấp, qua đó diễn tả sức hung bạo của mực nước và điều đó đang đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Trong hoàn cảnh đó hàng trăm người vất vả, cố sức giữ đê: “Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, người vác tre, nào đắp, nào cừ… Khung cảnh náo loạn với tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng ai cũng đã mệt lử cả rồi”. Cuối cùng là một lời nhận xét ngắn gọn nhưng hoàn toàn đúng đắn: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Nhà văn còn khéo léo bộc lộ thái độ của mình qua: “Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”. Có thể thấy khung cảnh bên ngoài lúc này thật nhốn nháo, căng thẳng, con người dường như bất lực hoàn toàn. Đọc những dòng văn của Phạm Duy Tốn, người đọc cảm nhận được không khí khẩn trương, gấp gáp như chính mình đang được tham gia vào cuộc hộ đê vậy. Từ đó mà càng thấu hiểu được nỗi khổ cực của người dân lúc này. Để rồi cảm thấy tức giận trước hình ảnh viên quan phụ mẫu. Tác giả đã khắc họa khung cảnh tráng lệ trong đình, nơi quan ngồi chơi bài, hoàn toàn đối lập với ngoài đê, để càng tô đậm nỗi khổ cực của nhân dân. Đặc biệt nhất là đoạn cuối, khi nhà văn miêu tả con đê bị vỡ. Còn “nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!”. Đó lại là lúc quan sung sướng vì đã ù được ván bài. Sự đối lập này đã khiến người đọc cảm thấy đau đớn, xót xa thay trước tình cảnh bi thảm của nhân dân, căm giận thái độ thờ ơ và vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu. Đồng thời đó còn là niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và do thái độ, trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.