K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2018

Khi đất nước có ngoại xâm, khi nền độc lập của dân tộc bị đe dọa bởi vó ngựa của quân xâm lược thì người Việt Nam lại vùng lên đấu tranh mạnh mẽ, dùng sức mạnh của mình để đánh bại dã tâm cũng như những âm mưu thâm độc, tàn bạo của kẻ thù. Và trong cuộc chiến đấu cam go, ác liệt đó người dân Việt Nam đều đồng khởi nổi dậy đấu tranh chống giặc, không chỉ những người trai tráng khỏe mạnh mà ngay cả những người phụ nữ, những người già cũng đứng lên đấu tranh. Mà đặc biệt hơn nữa, ngay cả những đứa trẻ Việt Nam, khi đất nước có chiến tranh cũng mang lòng căm thù và quyết tâm giúp sức cho cách mạng. Và hình ảnh của những chú bé liên lạc viên này được nhà thơ Tố Hữu tái hiện sống động qua bài thơ “Lượm”.

Dù tuổi đời còn nhỏ nhưng những chú bé này đã có những nhận thức sâu sắc về thực trạng của đất nước mình, cũng từ đó mà mang quyết tâm đấu tranh, góp sức vào công cuộc giải phóng đất nước, quê hương. Vì còn nhỏ nên những chú bé này không thể cầm súng ra trận địa đấu tranh trực tiếp với quân giặc mà làm những công việc đơn giản nhưng cũng không kém phần nguy hiểm, đó là những chú bé liên lạc viên, là người truyền báo tin tức cho quân ta từ vùng này sang vùng kia, trận địa này sang trận địa kia. Ta cũng phải thấy được đây là công việc rất nguy hiểm bởi tính bảo mật của thông tin cũng như việc phải đương đầu với sự giám sát của kẻ thù. Trước hết, nhà thơ Tố Hữu đã kể lại cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ của chính nhà thơ với cậu bé này:

“Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè”

Sau khi kể về cuộc gặp gỡ tình cờ với chú bé liên lạc viên, nhà thơ Tố Hữu đã đi đến khắc họa vóc dáng cũng như thần thái hồn nhiên, vô tư của một cậu bé:

“Chú bé loắt choắt

Cái sắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh”

Đó là một chú bé liên lạc ở độ tuổi khá nhỏ, nhà thơ tuy không trực tiếp khắc họa về độ tuổi cũng như dự đoán về độ tuổi của cậu bé này nhưng qua dáng vẻ mà nhà thơ đã khắc họa ta có thể thấy được đây là một cậu bé còn rất vô tư, hồn nhiên, thể hiện ở ngay cái dáng vẻ “loắt choắt”, đôi chân nhanh nhẹn “thoăn thoắt” trên đường. Và cái vẻ hồn nhiên của cậu bé còn thể hiện ở sự vô tư, yêu đời của cậu bé “Cái đầu nghênh nghênh”, câu thơ vừa thể hiện được vẻ hồn nhiên vừa thể hiện được sự tò mò của cậu bé về thế giới xung quanh, cũng thể hiện sự vô tư, không hề có sự lo sợ hay mảy may lo lắng gì về cuộc sống chiến trường xung quanh mình:

“Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng”

Vẻ nghịch ngợm của cậu bé Lượm này còn thể hiện ngay trong cái dáng đội mũ của mình, chiếc mũ ca lô không được đội một cách nghiêm chỉnh mà bị làm cho lệch đi, có thể đây là do cậu bé cố tình đội như vậy hoặc do mải mê vui đùa trên đường làm nhiệm vụ mà chiếc mũ vô tình bị gió làm cho lệch. Trái hẳn với tính chất công việc, cậu bé Lượm lúc nào cũng yêu đời, cậu hút sáo, chân chạy nhảy như con “chim chích” trên đường. Trong không khí dữ dội của chiến tranh vào thời điểm mà bài thơ được ra đời, hình ảnh yêu đời vô tư, ngây thơ của cậu bé thật gần gũi, chân thực gợi cho người đọc cảm giác đây là một đứa trẻ đang vui chơi chứ không phải làm nhiệm vụ.

Chú bé Lượm cũng có cái vẻ lém lỉnh, hài hước đúng với tính chất lứa tuổi của mình, khi gặp tác giả cậu bé đã cười híp mắt, đôi má thì đỏ “bồ quân” và chào nhà thơ bằng lời chào của những người đồng chí thực thụ, nhưng ta vẫn cảm nhận được sự trẻ con trong câu chào ấy: “Thôi, chào đồng chí”. Dù nghịch ngợm ấy, lém lỉnh đấy nhưng chú bé này không bao giờ quên nhiệm vụ mà mình đã được giao, không vì mải mê vui chơi mà quên mất việc đưa tin của mình “Cháu đi đường cháu”.

“Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề “Thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo”

Nhìn dáng vẻ trẻ con, hồn nhiên của Lượm ai nghĩ được cậu bé có thể hoàn thành được nhiệm vụ khó khăn của mình. Nhưng đến câu thơ này vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giả phóng quân thực thụ, dù không khí mưa bom bão đạn xung quanh, mạng sống có thể mất bất cứ lúc nào nhưng cậu bé không hề sợ, không phải cậu bé không sợ chết mà vì thư cậu bé đang mang có đề “Thượng khẩn” tức là những thông tin mật rất gấp rút không thể chậm chễ vì vậy mà cậu bé bất chấp lao vào vòng đạn đạo “Sợ chi hiểm nghèo”. Những hành động của chú bé Lượm khiến người đọc không thôi cảm phục vì còn nhỏ nhưng chí khí lại không nhỏ chút nào.

“Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi”

Khổ thơ này nhà thơ Tố Hữu thể hiện sự bàng hoàng trước sự ra đi của chú bé Lượm, đó là khi nhà thơ chứng kiến cảnh Lượm bị trúng đạn địch và ra đi. Hình ảnh “dòng máu đỏ tươi” thật gây ám ảnh. Nó không chỉ làm cho nhà thơ mà cả người đọc cũng hết sức bàng hoàng, thương xót đến cực hạn, hình ảnh chú bé ngây thơ, yêu đời nằm đó, trên những bông lúa thật gây xúc động, đánh động vào tâm can của người đọc:

“Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng”

Vậy là chú bé Lượm đã ra đi, sự hồn nhiên yêu đời của chú bé chỉ còn lại trong hồi ức của nhà thơ cũng như trong tâm trí của người đọc. Hình ảnh Lượm nằm trên lúa khiến cho người đọc rơi nước mắt vì thương cảm, đau lòng vì chú bé đáng yêu ấy đã hi sinh sinh mạng bé nhỏ của mình, đó là sự dâng hiến cho quê hương, cho đất nước, dù có mất đi rồi thì hồn của cậu bé vẫn vương vấn nơi cánh đồng thơm mùi lúa. Dù mất đi rồi thì Lượm vẫn cậu bé Lượm mãi sống trong tâm trí của người đọc, đó là một hình ảnh thật đẹp.

tk mk nha

nhà thơ Tố Hữu đã đi đến khắc họa vóc dáng cũng như thần thái hồn nhiên, vô tư của một cậu bé:

“Chú bé loắt choắt

Cái sắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh”

Đó là một chú bé liên lạc ở độ tuổi khá nhỏ, nhà thơ tuy không trực tiếp khắc họa về độ tuổi cũng như dự đoán về độ tuổi của cậu bé này nhưng qua dáng vẻ mà nhà thơ đã khắc họa ta có thể thấy được đây là một cậu bé còn rất vô tư, hồn nhiên, thể hiện ở ngay cái dáng vẻ “loắt choắt”, đôi chân nhanh nhẹn “thoăn thoắt” trên đường. Và cái vẻ hồn nhiên của cậu bé còn thể hiện ở sự vô tư, yêu đời của cậu bé “Cái đầu nghênh nghênh”, câu thơ vừa thể hiện được vẻ hồn nhiên vừa thể hiện được sự tò mò của cậu bé về thế giới xung quanh, cũng thể hiện sự vô tư, không hề có sự lo sợ hay mảy may lo lắng gì về cuộc sống chiến trường xung quanh mình

6 tháng 5 2019

Lượm là một cậu bé vô cùng dũng cảm. Hình ảnh Lượm hi sinh đã để lại trong lòng người đọc nhiều xót xa, cảm thương và nuối tiếc vô cùng.

27 tháng 3 2018

Lượm là một chú bé giao liên hồn nhiên,vui vẻ,nhanh nhẹn và rất yêu thích công việc liên lạc phục vụ kháng chiến

kick cho #Rain nha

27 tháng 3 2018

  Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại dư âm, ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là một em bé hồn nhiên, tinh nghịch yêu đời nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Gấp cuốn sách lại có lẽ không ai có thể quên được chân dung, tính cách, phẩm chất quý báu của cậu bé ấy.

   Hình ảnh Lượm hiện lên thật hồn nhiên, tinh nghịch qua lời kể của người chiến sĩ, nét hồn nhiên ấy thấm đượm trong cả ngoại hình, trang phục và hành động. Hình ảnh hồn nhiên của chú bé luôn hiện hữu, nhảy nhót trước mắt người đọc với cái dáng loắt choắt, bé nhỏ, những bước chân thoăn thoắt đeo bên mình chiếc xắc để đựng những phong thư chuyển đi khắp các chiến tuyến:

“Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh”

   Công việc của chú bé vô cùng quan trọng và cũng chứa đầy sự hiểm nguy, nhưng trên gương mặt chú bé vẫn luôn giữ được nét hồn nhiên, ngây thơ: cười híp mí, má đỏ bồ quân; có nét tinh ngịch rất trẻ con: miệng huýt sáo vang, “Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng” . Tác giả quả thật tài tình, khi đã tìm được một hình ảnh so sánh đẹp đẽ và chính xác đến vậy để nói về sự tinh nghịch của Lượm. Có lẽ không có hình ảnh nào phù hợp hơn hình ảnh những chú chim chích non, bé nhỏ di chuyển từ cành này qua cành khác để ví von với Lượm. Qua hình ảnh này, ngoài nét hồn nhiên người đọc còn thấy được sự yêu đời của chú bé. Lời tâm sự của Lượm với người chiến sĩ cũng rất hồn nhiên: “Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà” , lời nói nhỏ đầy chân thật đó không chỉ cho thấy tinh thần làm việc hăng say, mà còn thể hiện niềm vui, sự hân hoan khi được hoạt động cách mạng, góp một phần nhỏ bé vào công cuộc kháng chiến của dân tộc. Tinh thần yêu nước đó càng làm người đọc cảm phục và yêu mến Lượm hơn.

   Lời chào cuối cùng giữa Lượm và anh chiến sĩ cũng thật ngộ nghĩnh: “Thôi chào đồng chí!” . Lời chào thể hiện tinh thần làm việc nghiêm trang của em. Không những vậy còn cho thấy niềm tự hào, kiêu hãnh những cũng vô cùng đáng yêu của chú bé khi được đứng vào hàng ngũ những người tham gia cách mạng.

   Mưa bom bão đạn đã cướp đi sinh mạng của Lượm trong một lần chú bé đi liên lạc. Vô vàn hiểm nguy phía trước không thể ngăn cản bước chân anh dũng của Lượm, chú bé “Vượt qua mặt trận/ Đạn bay vèo vèo” bởi việc đưa thư là quan trọng nhất nên một vài nguy hiểm kia có là gì với chú bé. Người đọc giật mình, sững sờ trước cái chết quá đỗi bất ngờ: “Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi, Lượm ơi!/ Chú đồng chí nhỏ/ Một dòng máu tươi!” . Làm sao có thể tin nổi chú bé sổi nổi, nhiệt huyết, đầy tinh thần trách nhiệm ấy lại hi sinh. Câu thơ “Thôi rồi, Lượm ơi!” được ngắt làm đôi cùng với hình thức câu cảm thán, không chỉ là tiếng nấc nghẹn của tác giả, mà khi đọc đến đây độc giả cũng phải ngưng lại bởi nỗi xót xa, đau đớn trào dâng. Câu thơ đã chạm đến những nỗi niềm cảm xúc sâu kín nhất trong lòng mỗi người đọc. Chú bé hi sinh, trở về với thiên nhiên, với đất mẹ thân yêu, tay em vẫn nắm chặt bông lúa, dù đã mất nhưng hình ảnh về sự hồn nhiên, đáng yêu và tinh thần quả cảm của em thì vẫn mãi sống trong lòng mọi người, hồn em mãi trường tồn cùng non sông, đất nước.

   Góp phần tạo nên những dòng thơ thấm đẫm cảm xúc, tràn đầy xúc động không thể không kể đến những nét đặc sắc trong nghệ thuật của tác phẩm. Tố Hữu đã tỏ ra rất tài tình khi sử dụng thể thơ bốn chữ, nhịp thơ linh hoạt, sử dụng thành thạo các từ láy giàu giá trị tạo hình, lớp ngôn từ dồn nén cảm xúc đã tô đậm, làm rõ những phẩm chất đẹp đẽ của Lượm.

   Gấp lại cuốn sách, dư âm, hình ảnh người anh hùng dũng cảm Lượm vẫn còn đọng mãi trong lòng người đọc. Lượm là đại diện tiêu biểu cho thế hệ anh hùng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hi sinh vì sự độc lập, tự do của đất nước. Thế hệ trẻ chúng ta được sống trong hòa bình, tự do là nhờ công ơn to lớn của ông cha, bởi vậy, cần phải sống sao cho xứng đáng với thế hệ trước.

17 tháng 7 2021

Chị ấn tượng về Lượm trong hình ảnh một chiến sĩ liên lạc dũng cảm vì Lượm sẵn sang làm nhiệm vụ mặc dù nguy hiểm và tuổi còn nhỏ. 

Nếu không có chiến tranh, Lượm sẽ được đi học, được vui chơi

28 tháng 4 2021

1. Hoàn cảnh sáng tác 2 bài thơ Lượm và Đêm nay Bác không ngủ :

- Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Và trong hồi kí của mình, nhà thơ đã kể lại cuộc gặp gỡ với một chú bộ đội vừa từ Việt Bắc trở về. Trong cuộc gặp gỡ ấy, tác giả đã lắng nghe kỉ niệm được gặp Bác trong một đêm hành quân đi chiến dịch Biên giới của chú bộ đội. Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

- Vào tháng 12 năm 1946 đã nổ ra trận chiến giữa quân ta và giặc Pháp tại Huế. Đến tháng 2 năm 1947, mặt trận tại Huế bị tan vỡ, quân ta di chuyển lên chiến khu và đổi sang lối đánh du kích. Lúc đó, nhà thơ Tố Hữu từ Hà Nội trở về Huế để phục vụ kháng chiến. Tình cờ trên đường đi, nhà thơ được gặp Lượm - một cậu bé liên lạc nhỏ tuổi, nhanh nhẹn, thông minh, trong sáng. Ít lâu sau, nhà thơ nghe tin Lượm đã anh dũng hi sinh trên đường đi đưa thư. Vô cùng xúc động trước sự hi sinh của em, nhà thơ Tố Hữu đã viết nên bài thơ Lượm.

2. Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại dư âm, ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là một em bé hồn nhiên, tinh nghịch yêu đời nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Gấp cuốn sách lại có lẽ không ai có thể quên được chân dung, tính cách, phẩm chất quý báu của cậu bé ấy.

3. Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác Hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiến đấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.

19 tháng 5 2016

3.

Hình ảnh con người được hiện lên trong bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Trong cơn mưa dữ dội, con người đã hiện lên vẻ rộng lớn, hùng vĩ và bất chấp trước cơn mưa :

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

Ở đây có sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Một bên là mưa, sấm, chớp dữ dội, một bên là sự chủ động bình tĩnh của con người. Phải chăng tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền tôn cao tư thế của con người. Con người ở đây là Người cha đi cày về. Đi cày là một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê đã được hiện lên, nổi bật với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng. Điệp từ đội được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối bài đã làm cho con người trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.

19 tháng 5 2016

Em chưa một lần được đến thăm đảo Cô Tô. Nhưng qua bài viết của nhà văn Nguyễn Tuân, và lời giới thiệu sinh động của thầy, cô giáo, Cô Tô hiện ra trước mắt em. 

Không rõ nhà văn Nguyễn Tuân đã thăm đảo mấy ngày, bài Cô Tô trích trong sách ngữ văn lớp sáu là ngày thứ năm và ngày thứ sáu ông ở đảo. Đó là những ngày vừa qua cơn dông tố. Cảnh vật và sự sống như bừng lên, trong sáng, cây cối trên núi đảo xanh mướt như để thi mày sắc với biển. Nước biển màu xanh lam lẫn từng đợt sóng vào bãi cát vàng. Theo nhà văn thì những ngày động biển cá sẽ vắng mặt biệt tích nhưng sau đó thì những mẻ lưới lại nặng thêm, ông kể việc đi tham quan của mình để giới thiệu rằng Cô Tô có cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam và nếu trèo lên góc đồi thì nhìn ra bao la Thái Bình Dương, bốn phương tám hướng.

Thật là đẹp cái nắng ở Cô Tô. Nắng soi vào người chiếu ánh trắng lên trên hàm răng. Nắng làm nổi gân cái buồm cánh dơi, nhuộm tươi lại lá buồm nâu cũ. Nhà thơ dùng lối văn miêu tả so sánh vừa lạ vừa sống động: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tâm kính lau hết bụi.Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết…Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới…, vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể, sáng dần lên cái chất bạc nén. Tiếp đến ông quan sát và tả lại màu nước biển của Cô Tô. Đó là một màu xanh luôn biến đổi, mà các dạng màu xanh này phải tìm ở vốn tự vị mới hết được.

Màu xanh như lá chuối non, như là chuối già? Xanh như mùa thu ngả “Cốm vòng”. Cái màu xanh “Cốm vòng” thì chỉ ai sống ở Hà Nội mới hình dung nổi các màu xanh của hạt lúa nếp non, người ta đem làm cốm, già lẫn với một ít lá cau non nên thấy màu xanh non tơ trông ngon mắt vô cùng.

Để cho màu xanh của nước biển thay hình đổi dạng, màu xanh của cỏ cây, núi đồi, không thể đủ phô diễn nhà văn phải so sánh, ví von như màu xanh của áo thư sinh Kim Trọng, Tư mã Giang Châu… Và ông vẫn chưa thỏa mãn với những màu xanh ấy mà còn nói: “màu xanh nước biển chiều nay như trang sử của loài người “ nghĩa là như thân tre khi người ta dùng nó để viết… có những màu xanh chỉ miêu ta do cảm quan của nhà văn làm em không hiểu nổi ví như “màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương”.

Cuối cùng nhà văn cũng phải phàn nàn, “chữ nghĩa không thể nào tuôn ra kịp bởi màu sáng cứ kế tiếp đối mới cái màu xanh của bể”. Một màu xanh màu ngọc bích, màu xanh của niềm hy vọng.'.. Cái màu xanh đã khai thác đến cùng mà vẫn chưa đủ để tả màu xanh nước biến… Nhà văn đành dừng lại chuyển sang miêu tả mặt trời rọi lên vào ngày thứ sáu thăm đảo.

 

Nhà văn rình mặt trời mọc lên. Trước hết là chân trời, ngấn bể sạch như lau tâm kính bụi, từ ở đấy mặt trời trồi dần lên mặt nước? “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”.

Cả môt bầu trời, một chân trời được nhà văn vẽ lên trên giấy: “Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên mâm bạc đường kính rộng cả bằng một cái chân trời màu ngọc trai nước biển, ửng hồng”.

Sức tưởng tượng của nhà văn vượt ra khỏi tầm nhìn trở lại trong tâm linh đề minh họa cái bầu trời một buổi sáng kia: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.

Và nhà văn bỗng gặp cả một cảnh kỳ thú tìm thấy từ trong ngữ của minh hòa vào với thiên nhiên trước mắt. “Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dẩn lên các chất bạc nến. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh”. 

Vài chiếc nhạn ấy với con hải âu bay ngang đã khảm vào bầu trời một cảnh đẹp trác tuyệt của đảo Cô Tô…

Có một mảnh đất của Tổ quốc như vậy làm sao mà không mến yêu cho được.

Trên đây mới chỉ là bức tranh thiên nhiên rộng lớn. Còn phần con người trên đảo , họ cũng sống dày dạn, cứng cởi làm sao! Cảnh tượng con người xoay quanh cái giếng nước ngọt cùng đã nói lên một phần cái vất cả phải lao động, nước ngọt theo người ra khơi, dự trữ vào thùng gỗ, những cóng, những ang gốm màu da lươn… có nước ấy các bà mẹ mới yên tâm địu con vẫy tay chào thuyền ra khơi.

Thiên nhiên dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân thật tươi đẹp, thật khó để em nói hết được cảm xúc của mình

Thiên nhiên dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân thật tươi đẹp, thật khó để em nói hết được cảm xúc của mình. Em chỉ muốn nói như nhà thơ nào đó đã nói, đại khái là:

“Một góc trời nào, Tổ quốc cũng là tranh”.

11 tháng 3 2019

Năm khổ thơ bài “Lượm”
Năm khổ thơ trên trong bài thơ “Lượm” của tác giả Tố Hữu đã cho em cảm nhận được sự hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng của chú bé Lượm trong lần đầu tiên gặp tác giả.Đó là cuộc gặp gỡ tại phố Hàng Bè ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong cuộc kháng chiến chống Pháp.Nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng nghệ thuật hoán dụ “Ngày Huế đổ máu” để miêu tả rằng lúc này đang có cuộc kháng chiến chống Pháp rất oanh liệt.Trong bối cảnh đó nhà thơ đã tình cờ gặp chú bé Lượm.Khổ thơ: “Chú bé loắt choắt…..Cái đầu nghênh nghênh”,tác giả đã sử dụng từ láy giàu hình ảnh “nghênh nghênh”.Hai câu thơ “Như con chim chích/Nhảy trên đường vàng”cho em hình dung ra được rằng Lượm có một dáng vẻ nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, tinh nghịch.Khổ thơ: “Cháu đi liên lạc….Thích hơn ở nhà”, tác giả đã cho em thấy tính cách ngây thơ,sự yêu thích, gắn bó công việc của cậu bé.Hai câu thơ : “Cháu cười híp mí/Má đỏ bồ quân”cho em thấy vẻ rạng rỡ, tươi tắn, đáng yêu của chú bé Lượm khi đi liên lạc.Qua đó, em thấy được rằng tác giả có một tình cảm rất đặc biệt với chú bé liên lạc và nhỏ tuổi.Bằng ngòi bút miêu tả tài năng và tình cảm chân thành, tác giả đã cho em cảm thấy yêu mến và cảm phục chú bé Lượm bởi sự hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của cậu bé.
Khổ thơ thứ ba bài “Đêm nay……”
Đoạn thơ trên là khổ thơ thứ ba trong bài thơ “Đêm nay….”của tác giả Minh Huệ, khổ thơ đã cho em cảm nhận được tình cảm chân thành,thương yêu, kính phục của anh đội viên dành cho Bác.Khổ thơ đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật thành công,trong đó câu thơ “Càng nhìn lại càng thương”,tác giả đã sử dụng quan hệ từ biểu lộ ý tăng tiến “càng…càng” kết hợp với từ “thương” đã nhấn mạnh được tình cảm của anh đội viên dành cho Bác.Đó không đơn thuần là tình cảm của nhân dân đối với vị lãnh tụ mà gần gũi, thân thiết, ấm áp, gắn bó như tình cảm của con dành cho cha.Hai câu thơ “Người cha mái tóc bạc/Đốt lửa cho anh nằm”,qua hình ảnh ẩn dụ “người cha” tác giả đã cho em thấy tình cảm của Bác Hồ đối với nhân dân ta, Bác như một người cha đốt lửa, sưởi ấm cho các con ngủ ngon giấc trong một đêm lạnh giá.Bằng ngòi bút miêu tả tài năng và ngôn ngữ giàu cảm xúc,tác giả đã cho em cảm nhận được tình cảm yêu mến,kính trọng,tự hào của anh đội viên dành cho Bác Hồ kính yêu.

11 tháng 3 2019

nham bai dem nay bac ko ngu

1 tháng 3 2016

CÂU 1: 

Truyện ngắn Buổi học cuối cùng của nhà văn nổi tiếng An-phông-xơ Đô- đê (1840 – 1897) kể về lớp Tiểu học ở một làng quê nhỏ bé vùng An-dát, Lo-ren vào thời kì bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng. Chính quyền Phổ sau khi thắng Pháp đã cắt phần đất giáp biên giới này nhập vào nước Phổ và ra lệnh các trường học phải dạy bằng tiếng Đức. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và cảm động.

 

Hai nhân vật chính của truyện là chú học trò Phrăng và thầy giáo già Ha-men. Diễn biến tâm lí của hai nhân vật này được nhà văn miêu tả rất tự nhiên, chân thực.

 

Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.

 

Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và nhận ra những điều khác lạ trong giờ học hôm nay. Thầy Ha-men chẳng giận dữ trách phạt như mọi khi mà còn dịu dàng nói: Phrăng vào chỗ nhanh lên con, lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con.

 

Chú bé dần dần bình tĩnh lại và cảm thấy trong không khí yên lặng của lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Thầy Ha-men mặc bộ quần áo chỉ dành cho ngày lễ. Cậu thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ… Cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng, bác phát thư và nhiều người khác nữa. Trí óc non nớt của Phrăng không hiểu nổi tại sao buổi học hôm nay Lại có những chuyện lạ lùng như vậy.

cam nghi ve buoi hoc cuoi cung

Thắc mắc của Phrăng đã được giải đáp sau câu nói của thầy Ha-men: Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren… Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý.

 

Phrăng choáng váng và trong lòng chú đột nhiên dấy lên sự căm phẫn đối với kẻ thù: A! Quân khốn nạn, thì ra đó là điều chúng vừa niêm yết ở trụ sở xã. Rồi chú thảng thốt, tiếc nuối và tự giận mình ham chơi, lười học bấy lâu nay:
Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!…

 

Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa Uy phải dừng ở đó ư?… Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ.

 

Như có một phép màu kì diệu làm thay đổi nhanh chóng suy nghĩ của Phrăng: Những cuốn sách vừa nãy cậu còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyền ngữ pháp, quyền thánh sử của cậu giờ đây dường như những người bạn cố tri mà cậu sẽ rất đau lòng phải giã từ. Cũng giống như thầy Ha-men. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và cậu không còn gặp thầy nữa, là cậu quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.

 

Đang suy nghĩ mung lung thì Phrăng nghe thầy gọi đọc bài. Chú ân hận vì đã không chịu học thuộc bài mà thầy đã dặn. Sự ân hận đã thành nỗi xấu hổ và tự giận mình. Chú ao ước: Giá mà tôi đọc được trót lọt cái quy tắc về phân từ hay ho ấy, đọc thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào thì dù có phải đánh đổi gì cũng cam…

 

Vì không thuộc bài nên Phrăng lúng túng… lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên. Chú càng thấm thía và đau xót bởi câu nói sâu sắc của thầy:
Giờ đây những kẻ kia có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào? Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người.”

 

Lẽ ra, Phrăng đã bị thầy trừng phạt như mọi ngày nhưng hôm nay, thầy chỉ ân cần khuyên nhủ, phân tích cho chú rõ tác hại của thói xấu coi nhẹ việc học hành, nhất là học tiếng mẹ đẻ.

 

Phrăng thấm thía lời thầy dạy và điều không thể tin được đã xảy ra: tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế.

 

Đây là một tâm trạng Tất lạ: kinh ngạc đối với chính bản thân mình. Quả là một đột biến nhưng là sự đột biến cố quy luật, bởi chính buổi học cuối cùng này đã khơi dậy trong Phrăng niềm say mê học tập, tình yêu sâu sắc tiếng nói dân tộc mà trước đây chú – và nhiều người khác đã từng coi thương. Chính trong tâm trạng xấu hổ, tự giận mình ấy mà khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp, chú đã thấy thật rõ ràng và dễ hiểu.

 

Sự khâm phục, tự hào của Phrăng về người thầy bộc lộ rõ nhất là trong giây phút kết thúc buổi học. Thầy Ha-men đã khơi dậy nỗi đau đớn, tủi nhục khi quê hương bị giặc thôn tính và đồng hóa; đồng thời thắp sáng tình yêu tha thiết tiếng nói của dân tộc trong lòng mọi người. Đây chính là điều khiến cho Phrăng cảm thấy thầy giáo của mình rất đỗi lớn lao.

 

Phrăng cảm động vô cùng. Hình ảnh thầy giáo Ha-men tận tụy và đáng kính sẽ mãi mãi in sâu trong tâm trí chú bé.

 

Thầy giáo Ha-men đã gắn bó với ngôi trường làng nhỏ bé suốt bốn mươi năm – gần như cả cuộc đời. Vậy mà sau buổi học cuối cùng này, thầy phải ra đi. Quân xâm lược Phổ bắt buộc từ ngày mai, các trường học ở vùng này phải dạy bằng tiếng Đức. Cái quy định ngạo ngược ấy làm cho thầy giáo già cảm thấy đau đớn và tủi nhục.

 

Tuy đã chuẩn bị ra đi nhưng thầy Ha-men vẫn nặng lòng với ngôi trường quen thuộc cùng đám học trò nghèo rất đáng thương của thầy.

 

Trong buổi học sáng nay, thầy mặc bộ lễ phục trang trọng: … chiếc áo rơ- đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nép mịn và đội chiếc mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Bằng cách ấy, thầy Ha-men tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
Bên trong con người thầy Ha-men cũng có những thay đổi lớn lao. Thái độ của thầy đối với học sinh khác hẳn ngày thường. Mọi khi, với chiếc thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách, thầy trừng phạt đến nơi đến chốn những trò nào đi học trễ hoặc không thuộc bài. Nhưng hôm nay, thầy thật dịu dàng và đa cảm. Thầy không quở trách Phrăng mà ân cần khuyên nhủ chú và các học sinh khác trong lớp nên chăm chỉ học hành, nhất là học cho thông thạo tiếng Pháp – tiếng mẹ đẻ của mình. Thầy ca ngợi tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên nó, bởi vì một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…

 

Rồi thầy dạy bài ngữ pháp. Phrăng cảm thấy chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc lũ trẻ. Thầy chuẩn bị những mẫu chữ mới tinh: Pháp-An-dát viết bằng kiểu chữ “rông” thật đẹp cho học sinh tập viết với dụng ý khẳng định vùng đất này mãi mãi thuộc về nước Pháp.

 

NHẬN XÉT VỀ NGƯỜI THẦY HA-MEN: Thầy đề cao vai trò tiếng nói của dân tộc và coi đó như một sức mạnh tinh thần to lớn. Theo thầy thì yêu quý, giữ gìn và trau dồi ngôn ngữ dân tộc cũng là một biểu hiện cụ thể của tình yêu Tổ quốc.

 

Cảm động biết mấy là hình ảnh thầy đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy…

 

Thầy Ha-men vẫn đủ can đảm để dạy cho đến hết buổi. Khi nghe tiếng chuông đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ và tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ… thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt. Thầy nghẹn ngào nói lời chia tay với mọi người nhưng nỗi xúc động ghê gớm khiến cho thầy không nói được hết câu. Bất ngờ thay, thầy quay về phía bảng cầm một hòn phấn và dấn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: “Nước Pháp muôn năm!”. Đó là tất cả những gì thầy muốn nói trong giây phút cuối cùng này.

 

Buổi học cuối cùng là một câu chuyện tự nhiên, chân thực và cảm động, chứa đựng ý nghĩa thật sâu xa. Có thể coi truyện ngắn này là bài ca về lòng yêu nước không chỉ của dân tộc Pháp mà là của chung các dân tộc trên toàn thế giới. Thông qua truyện, tác giả khẳng định rằng: muốn giữ vững được chủ quyền độc lập tự do của đất nước, trước hết mỗi người dân phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản tinh thần vô giá mà tổ tiên, ông cha để lại: đó là ngôn ngữ, là tiếng nói thiêng liêng của dân tộc tự bao đời.

CÂU 2:

Câu hỏi tu từ: "Lượm ơi, cònkhông?” không tin rằng Lượm hi sinh và cũng để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãitrong lòng mỗi người, sống mãi với quê hương đất nước.

CÂU 3:

Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.

Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.

Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.

Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.

Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.

Còn phần chọn và phân tick còn lại bạn tự làm nhé!!!

3 tháng 3 2022

Lượm là một chú bé liên lạc hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh, yệu đời, yêu nước sâu sắc. Tuy còn nhỏ nhưng lượm rất gan dạ,dũng cảm và có trách nhiệm cao về công việc được giao. Lượm luôn hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ của mình. Em rất khâm phục. Lượm đã hy sinh anh dũng nhưng hình ảnh Lượm vẫn sống mãi trong lòng chúng ta. Lượm xứng đáng là tấm gương sáng cho em và cho mọi thế hệ người Việt học tập và noi theo.\(thamkhao\)

3 tháng 3 2022

viết tham khảo lên trên :V 

23 tháng 9 2019

- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.