Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Sự tương đồng giữa tâm trạng của người phụ nữ đang yêu với những trạng thái của sóng trong bài thơ:
+ Sóng nhớ bờ – em nhớ anh: Nỗi nhớ da diết cả đêm lẫn ngày, cả lúc tỉnh táo nhận thức đến khi chìm vào trong mơ thì nỗi nhớ vẫn len lỏi và tồn tại khôn nguôi.
+ Dữ dội – dịu êm – ồn ào – lặng lẽ: Có đầy đủ hết thảy những cung bậc cảm xúc hỉ nộ ái ố trong tình yêu có thể bắt gặp ở bất cứ cô gái đang yêu nào. Có lúc giận hờn, ghen tuông, lúc vui vẻ, hạnh phúc, lúc trầm ngâm, yên lặng.
+ Nguồn gốc của sóng vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ, ta chỉ nhìn thấy ngọn sóng mà chẳng biết chúng xuất phát nguồn cội từ đâu. Và tình yêu của nhân vật trữ tình “em” cũng thế, chỉ biết yêu là yêu thôi.
+ Con sóng cũng muốn vươn mình ra biển lớn để khám phá thế giới bao la của biển khơi thì người con gái khi yêu cũng muốn mình sẽ chinh phục tình yêu trên cuộc hành trình không giới hạn, vươn mình ra khỏi những tục lệ gò bó, khỏi những rào cản xưa cũ, không chấp nhận sự tù túng, chật hẹp.
+ Sóng luôn vận động không ngừng như tình yêu luôn biến chuyển, luôn trường tồn, hướng đến sự thủy chung, vững bền, dài lâu.
+ Sóng còn là hiện thân của một hiện tượng tự nhiên vĩnh cửu giống như khát vọng tình yêu muôn đời mãnh liệt, người phụ nữ không thể sống thiếu tình yêu, luôn muốn dành cả cuộc đời của mình để tìm và sống với tình yêu đích thực.
=> Hình tượng “sóng” và “em” sánh vai cùng nhau xuyên suốt bài thơ, song kiếm hợp bích hỗ trợ cho nhau tạo nên những ý thơ trọn vẹn nhất và cho ta nhận ra trong tình yêu thì cảm xúc nhiều màu sắc vô cùng. “Sóng” và “nhân vật trữ tình em” tuy hai mà một với những tương đồng, gắn kết với nhau thể hiện được nỗi lòng tác giả muốn truyền tải, ẩn dụ ý thơ về tâm trạng người con gái khi yêu.
* Nét tương đồng là:
- Bản tính và khát vọng:
+ Con sóng không chấp nhận không gian “sông” chật hẹp, “không hiểu” nổi sóng nên quyết liệt “tìm ra tận bể” khoáng đạt, để là chính mình.
+ Em cũng vậy, cũng khát khao tìm được tình yêu để được yêu thương và thấu hiểu, được là chính mình.
- Những nỗi niềm của em về sóng, về tình yêu:
+ Đối diện với “muôn trùng sóng bể”, “em” đã có những suy tư, khát khao nhận thức bản thân, người mình yêu, “biển lớn” tình yêu.
+ “Em” băn khoăn về khởi nguồn của “sóng” rồi tự lý giải bằng quy luật của tự nhiên, nhưng rồi tự nhận thấy rằng khởi nguồn của sóng, thời điểm bắt đầu tình yêu thật bí ẩn.
- Nỗi nhớ, lòng thủy chung:
+ “Sóng” nhớ đến bờ: nỗi nhớ bao trùm không gian (dưới lòng sâu - trên mặt nước), dằng dặc theo thời gian (ngày - đêm), nhớ đến “không ngủ được”.
+ “Sóng nhớ bờ” chính là “em” nhớ “anh”, nỗi nhớ của “em” cũng bao trùm không gian, thời gian, thậm chí thường trực trong tiềm thức, trong suy nghĩ “cả trong mơ còn thức”.
- Khát vọng tình yêu vĩnh cửu: Sóng chính là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, trường tồn bởi vậy “em” khát khao được “tan ra” “thành trăm con sóng nhỏ” để được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu”, để tình yêu bất diệt, vĩnh cửu. Đó cũng là khát khao của em được hiến dâng và hy sinh cho tình yêu muôn thuở.
* Nhận xét về mối quan hệ giữa “sóng” và “em”:
- Sóng và em có quan hệ tương đồng, sóng ẩn dụ cho tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu.
+ "Sóng" là một thực thể mang trong mình nhiều tính chất đối lập: “dữ dội” – “dịu êm”, “ồn ào” – “lặng lẽ”. Ẩn sâu hình ảnh "sóng" là hình ảnh “em”, bản tính của sóng chính là tâm trạng của “em” trong tình yêu.
- Sóng và em lúc hòa hợp, lúc tách rời.
+ "Sóng" và "em" tuy hai nhưng là một, có khi phân tách có khi sóng đôi để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Tái hiện hoàn cảnh trước khi xảy ra sự việc: tỉnh rượu, nhớ lại ao ước thời trai trẻ, lòng nao nao buồn; nhận ra cảnh ngộ cô độc của bản thân…
- Diễn biến tâm trạng khi nhận được sự quan tâm chăm sóc của thị Nở:
+ ngạc nhiên, xúc động, bâng khuâng, vừa vui vừa buồn, ăn năn; cảm nhận thấm thía giá trị của tình yêu thương…
+ trở nên hiền lành, muốn làm nũng với thị Nở; lo cho tương lai của mình khi không còn sức mà giật cướp, dọa nạt.
+ Thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người; giãi bày mong muốn chung sống cùng thị Nở…
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật và ý nghĩa của việc miêu tả đó.
- Nêu cảm nghĩ về nhân vật và tấm lòng nhân đạo của nhà văn.
- Tình thế: khó khăn, gian nan, mất phương hướng, tuyệt vọng, chán chường, phải có Đan-kô động viên và dẫn lối mới có thể đi tiếp.
- Diễn biến tâm trạng và hành động:
+ Ban đầu, chính họ là người muốn Đan-kô dẫn đường.
+ Tuy nhiên, trước hoàn cảnh đáng sợ, khắc nghiệt họ quay ra “oán trách” anh là “trẻ người non dạ”. Họ trút “căm hờn và giận dữ” vào anh. Họ “kết tội” anh. Họ nói “anh phải chết”. Họ muốn bắt và giết anh.
=> Họ đã không dám tự mình di chuyển mà vẫn phải dựa vào Đan-kô nhưng lại chì chiết anh khi anh phạm phải sai lầm, đó là một hành động rất hèn nhát. Dẫu vậy, Đan-kô vẫn hăng hái dẫn mọi người đi dù rất buồn vì bị kết tội, hi sinh để cứu mọi người. Chàng là một người mạnh mẽ, giàu lòng nhân ái.
3. Phân tích tình thế, diễn biến tâm trạng và hành động của đoàn người khi di chuyển trong rừng rậm.
Tham khảo!
Đan-kô tìm cách dẫn dắt mọi người ra khỏi khu rừng tối tăm. Anh là một người mạnh mẽ và giàu lòng nhân ái. Tuy nhiên, trước hoàn cảnh đáng sợ, khắc nghiệt, những người được anh dẫn dắt quay ra “oán trách” anh là “trẻ người non dạ”, “dẫn họ đi vào chỗ vu vơ”. Họ trút “căm hờn và giận dữ” vào anh. Họ “kết tội” anh: nói anh là “kẻ hèn mọn”, nói anh làm hại họ. Họ nói “anh phải chết”. Họ muốn bắt và giết anh. Nhưng thực chất, họ không dám thú nhận sự yếu hèn của bản thân khi đối mặt với giông bão. Trong khi đó, Đan-kô vẫn hăng hái, tươi tỉnh dẫn mọi người đi. Trong tim anh cũng bùng lên sự phẫn nộ nhưng vì thương hại mọi người nên ngọn lửa uất giận ấy đã tắt. Anh tha thiết muốn cứu họ.
- Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích: điệp cấu trúc “Có khi…”.
- Việc sử dụng liên tiếp cấu trúc đó giúp đoạn trích bộc lộ rõ nét được tâm trạng tương tư, thầm thương, trộm nhớ của Tú Uyên.
- Biện pháp nghệ thuật nổi bật: Điệp ngữ “Có khi…”
- Tác dụng: Việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn trích giúp khắc họa một cách rõ nét, chân thực các cung bậc cảm xúc, nỗi nhớ da diết của chàng thư sinh Tú Uyên. Nỗi nhớ của chàng thư sinh đó da diết, chàng nhớ mọi lúc, mọi nơi nó lặp đi lặp lại nhiều lần.
* Câu thơ mở “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
- Gợi lên cảm giác trách móc, đó cũng là lời mời tha thiết của cô gái thôn Vĩ với nhà thơ
- Có thể hiểu: nhà thơ như tự trách mình, và khao khát của người đi xa mong trở về
- Sử dụng từ “về chơi” gợi lên sự gần gũi, thân mật, chân tình hơn
- Câu hỏi trong vọng tưởng ấy làm sống dậy trong tâm hồn nhà thơ:
+ Khao khát, kỉ niệm sâu sắc, hình ảnh đẹp đẽ và đáng yêu
+ Hình ảnh người con gái thôn Vĩ, nơi có người nhà thơ thương mến
* Hai câu thơ tiếp vừa tả cảnh, vừa gợi tình:
+ Những ấn tượng mạnh mẽ còn lưu lại trong trí nhớ của tác giả
+ Câu thơ như bao quát tầm nhìn của người quan sát: hình ảnh hàng cau thẳng tắp trong nắng sớm
+ Quan sát tinh tế: thấy được sự giao hòa của cảnh vật
+ Câu thơ gợi được cái nắng gió của miền Trung, nắng chói chang, rực rỡ ngay từ lúc bình minh
- Gợi lên được vẻ đẹp của nắng nơi đây, nắng mới lên trong trẻo, tinh khiết, có cảm giác làm bừng sáng sự hồi tưởng của nhà thơ
- Câu thơ thứ ba gợi lên cái nhìn gần gũi của những người đang đi trong khu vườn tươi đẹp của thôn Vĩ
+ Cây cối bao quanh nhà cửa tạo thành cấu trúc xinh xắn đầy tính thẩm mĩ vườn – nhà
+ Từ “mướt” gợi lên sự chăm sóc tươi tốt đầy sức sống của vườn cây, cái sạch sẽ láng bóng của những chiếc lá dưới ánh mặt trời
* Câu thơ cuối có sự hiện hữu của con người làm cho cảnh vật thêm sinh động
+ Sự xuất hiện của con người ý nhị, kín đáo, đúng với bản chất người Huế nhẹ nhàng
+ Khuôn mặt chữ điền: khuôn mặt phúc hậu, cương trực, ngay thẳng
→ Hàn Mặc Tử gợi được cái thần thái của thôn Vĩ: cảnh đẹp, người phúc hậu, thiên nhiên và con người hài hòa
Tâm trạng Giu-li-et:
+ Thông qua lời độc thoại nội tâm
+ Nàng bộc lộ nỗi lòng của mình “hãy thề yêu em đi”, “chỉ có dòng họ chàng là thù địch của em”
+ Tình yêu thể hiện mãnh liệt, không giấu diếm
+ Nàng đối đáp với Ro-me-o chắc chắn tin vào tình yêu của chàng dành cho mình
+ Nỗi lo lắng giằng xé tâm can Giu-li-et
+ Chấp nhận tình yêu và hướng về Ro-me-o
→ Ngôn ngữ sống động đầy chất thơ, nhà văn thể hiện được diễn biến nội tâm phức tạp của người đang yêu
Tình yêu mãnh liệt trong trắng vượt lên sự thù hận truyền kiếp của hai dòng họ