K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN 2: TIẾNG VIỆT

Câu 1: a. Nêu khái niệm từ đồng nghĩa. Các loại từ đồng nghĩa. Lấy ví dụ một cặp từ đồng nghĩa.

                      b. Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau đây: gan dạ, nhà thơ, chó biển, năm học, nước ngoài.

Câu 2: a. Thế nào là từ trái nghĩa? Việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?

                       b. Tìm những từ trái nghĩa sử dụng trong các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ sau:

1.                  Bây giờ chồng thấp vợ cao

                                 Như đôi đũa lệch so sao cho bằng.   

                                                                       (Ca dao)

                   2.           Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

                                                                           (Tục ngữ)

                   3.           Lên thác xuống ghềnh.

                                           (Thành ngữ)

                   4.           Chết vinh còn hơn sống nhục.

                                                              (Tục ngữ)

Câu 3: Thế nào là từ đồng âm? Khi sử dụng từ đồng âm cần lưu ý điều gì?

Câu 4: a. Nêu khái niệm thành ngữ. Vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu.

                        b. Hãy sưu tầm ít nhất ba thành ngữ và giải thích nghĩa các thành ngữ ấy.

Câu 5: a. Thế nào là điệp ngữ? Nêu tác dụng của điệp ngữ.

                      b. Tìm điệp ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?

                          Người ta đi cấy lấy công,

                  Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

                        Trông trời, trông đất, trông mây,

                 Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

                        Trông cho chân cứng đá mềm,

                 Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.

                                                                          (Ca dao)

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 6: a. Chơi chữ là gì?

            b. Hãy chỉ ra các lối chơi chữ trong các câu dưới đây:

                1.                  Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

                            Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

                                                      ( Tú Mỡ)

      2.                   Bưng được miệng chĩnh, miệng vò

                            Nào ai bưng được miệng o, miệng dì.

                                                                                     (Ca dao)

      3.                           Anh mong làm bạn với trời

                            Trời cao anh thấp, biết đời nào quen.

                                                                                     (Ca dao)

      4.                   Con cá đối bỏ trong cối đá,

                            Con mèo cái nằm trên mái kèo

                            Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

                                                           (Ca dao)

Câu 7: Em hãy nêu các chuẩn mực về ngữ âm, ngữ nghĩa, phong cách khi dụng từ.

Câu 8: Các từ in đậm sau đây dùng sai như thế nào? Hãy tìm từ thích hợp để thay thế từ in đậm trong câu.

+ Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện Bảo tàng của tỉnh.

+ Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 7B đã tiến bộ vượt bậc.

+ Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.

+ Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không những giỏi về môn Toán, không những giỏi về môn Văn. Thầy giáo rất khen Nam.

PHẦN 3: TẬP LÀM VĂN

Câu 1: Nêu khái niệm văn biểu cảm.

Câu 2: Đặc điểm chung của văn biểu cảm.

Câu 3:  Nêu cách lập ý trong bài văn biểu cảm.

Câu 4: Vai trò của yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm?

Câu 5: Viết 1 đoạn văn ngắn (6-8 câu) với câu chủ đề sau:

“Trong gia đình, bố chính là người mà tôi yêu thương nhất.”

Câu 6: Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

 

 

                  

0
14 tháng 11 2016

1/ -Từ ngữ:

+ Khái niệm: Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ. Từ là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu thành nên câu.

+ Tác dụng: Từ có thể làm tên gọi của sự vật (danh từ), chỉ các hoạt động (động từ), trạng thái, tính chất (tính từ)... Từ là công cụ biểu thị khái niệm của con người đối với hiện thực.

- Từ ghép:

+ Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

+ Tác dụng: dùng để định danh sự vật, hiện tượng, để nêu đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật.

- Từ Hán Việt:

+ Khái niệm: Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt.

Mấy cái này có trong sgk hết đó, bạn tự xem nhé!

15 tháng 11 2016

thanks

 

a) - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau trong mối quan hệ tương liên.
- Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic.
b) (1)    Non cao non thấp mây thuộc,

         Cây cứng cây mềm gió hay.   (Nguyễn Trãi)

28 tháng 12 2021

a đề này sai nha leu

28 tháng 12 2021

a) Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm và đối lập nhau về ý nghĩa. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

b) Non cao non thấp mây thuộc,

         Cây cứng cây mềm gió hay.   (Nguyễn Trãi)

Trong lao tù đón tù mới,

        Trên trời mây tạnh đuổi mây mưa. (Hồ Chí Minh)

 

28 tháng 12 2021

cảm ơn nha

Đọc các ví dụ sau và tl câu hỏi ở dưới :- Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ? Thầy bói xem quẻ nói rằng : Lợi thì có lợi nhưng răng không còn . ( Ca dao )- Sánh với Na-va " danh tướng " Pháp Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương. ( Tú Mỡ )- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ . ( Tú Mỡ ) - Con cá đối bỏ trong cối đá , Con mèo cái nằm trên...
Đọc tiếp

Đọc các ví dụ sau và tl câu hỏi ở dưới :

- Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?

Thầy bói xem quẻ nói rằng :

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn .

( Ca dao )

- Sánh với Na-va " danh tướng " Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

( Tú Mỡ )

- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ .

( Tú Mỡ )

- Con cá đối bỏ trong cối đá ,

Con mèo cái nằm trên mái kèo,

Trách cha mẹ em nghèo , anh nỡ phụ duyên em

( Ca dao )

- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Qủa ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà .

( Phạm Hổ )

a) Cách sử dụng từ ngữ trong mỗi ví dụ trên có gì đặc bt ?

b) Cách sử dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì ?

c) Các cách sử dụng từ ngữ trên được gọi là chơi chữ , theo em , thế nào là chơi chữ ?

d) Trong tiếng Việt , các lối chơi chữ thường gặp là : dùng từ ngữ đồng âm ; dùng lối nói trại âm ( gần âm ) ; dùng cách điệp âm ; dùng lối ns lái ; dùng từ trái nghĩa , đồng nghĩa , gần nghĩa ... Theo em , mỗi ví dụ nêu trên thuộc lối chơi chữ nào ?

 

13
27 tháng 11 2016

a + b + d)

- Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?

Thầy bói xem quẻ nói rằng :

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn .

(Ca dao)

+ Từ lợi thứ nhất (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, lợi lộc.

+ Từ lợi thứ hai + ba (lợi thì có lợi) có nghĩa là : phần thịt bao quanh chân răng => răng lợi.

+ Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.

+ Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng tạo ra sự hài hước dí dỏm.

- Sánh với Na Va ’’ranh tướng’’ Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.

- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần

=> Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

- Con ’’cá đối’’ bỏ trong ’’cối đá’’,

Con ’’mèo cái’’ nằm trên ’’mái kèo’’,

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

(Ca dao)

Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái : + Cá đối nói lái thành cối đá

+ Mèo cái nói lái thành mái kèo Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.(Phạm Hổ)

Lối chơi chữ của đoạn thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :

+ Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+ Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

c) Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

4 tháng 12 2016

có vẻ hó nhỉlolang

Đọc các ví dụ sau và tl câu hỏi ở dưới :- Bà già đi chợ Cầu ĐôngBói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?Thầy bói xem quẻ nói rằng :Lợi thì có lợi nhưng răng không còn .( Ca dao )- Sánh với Na-va " danh tướng " PhápTiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.( Tú Mỡ )- Mênh mông muôn mẫu một màu mưaMỏi mắt miên man mãi mịt mờ .( Tú Mỡ )- Con cá đối bỏ trong cối đá ,Con mèo cái nằm trên mái...
Đọc tiếp

Đọc các ví dụ sau và tl câu hỏi ở dưới :

- Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?

Thầy bói xem quẻ nói rằng :

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn .

( Ca dao )

- Sánh với Na-va " danh tướng " Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

( Tú Mỡ )

- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ .

( Tú Mỡ )

- Con cá đối bỏ trong cối đá ,

Con mèo cái nằm trên mái kèo,

Trách cha mẹ em nghèo , anh nỡ phụ duyên em

( Ca dao )

- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Qủa ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà .

( Phạm Hổ )

a) Cách sử dụng từ ngữ trong mỗi ví dụ trên có gì đặc bt ?

b) Cách sử dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì ?

c) Các cách sử dụng từ ngữ trên được gọi là chơi chữ , theo em , thế nào là chơi chữ ?

d) Trong tiếng Việt , các lối chơi chữ thường gặp là : dùng từ ngữ đồng âm ; dùng lối nói trại âm ( gần âm ) ; dùng cách điệp âm ; dùng lối ns lái ; dùng từ trái nghĩa , đồng nghĩa , gần nghĩa ... Theo em , mỗi ví dụ nêu trên thuộc lối chơi chữ nào ?

 

1
8 tháng 12 2016

1. Thế nào là chơi chữ

Câu 1. Nhận xét về nghĩa của từ lợi trong bài ca dao.

- Từ lợi thứ nhất (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, lợi lộc.

- Từ lợi thứ hai + ba (lợi thì có lợi) có nghĩa là : phần thịt bao quanh chân răng = > (răng lợi)

Câu 2. Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.

Câu 3. Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng tạo ra sự hài hước dí dỏm.

Câu 4. Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước ... làm câu văn hấp dẫn và thú vị

2. Các lối chơi chữ.

Câu 1.

Sánh với Na Va ’’ranh tướng’’ Pháp Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương. (Tú Mỡ)

Lối chơi ch của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.

Câu 2.

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ. (Tú Mỡ)

=> Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần

= > Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa. Câu 3.

Con ’’cá đối’’ bỏ trong ’’cối đá’’,

Con ’’mèo cái’’ nằm trên ’’mái kèo’’

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái :

- Cá đối nói lái thành cối đá

- Mèo cái nói lái thành mái kèo

Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

Câu 4. - Lối chơi chữ của đọa thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :

+ Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+ Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

8 tháng 12 2016

thank bn nha Nguyễn Thị Mai

Câu 1. Thế nào là từ đồng âm ? Đặt một câu có dùng từ đồng âm...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 2. Có mấy loại từ ghép, cho biết đó là những loại từ ghép nào? Phân loại...
Đọc tiếp

Câu 1. Thế nào là từ đồng âm ? Đặt một câu có dùng từ đồng âm.
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 2. Có mấy loại từ ghép, cho biết đó là những loại từ ghép nào? Phân loại những từ ghép
sau: lâu đời, nhà máy, đầu đuôi, ẩm ướt, nhà cửa, xe hơi.
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................

Câu 3. Thế nào là quan hệ từ ? Sửa lại quan hệ từ trong các câu sau cho phù hợp?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
- Bạn học lớp 7A và 7B ?
.........................................................................................................................................................
- Vì nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.
.........................................................................................................................................................
Câu 4. Cho một cặp từ trái nghĩa, đặt câu với cặp từ đó?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 5. Xác đinh từ loại (theo chức năng) của những từ in đậm trong câu sau:
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi
thấy ân hận quá.
( Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài)
Câu 6. Chỉ ra từ láy có trong câu văn trên?
.........................................................................................................................................................
Câu 7. Tìm từ đồng nghĩa với từ “Nhi đồng”, đặt 01 câu?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 8. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa?
A. Li – hồi C. Thiếu – lão
B. Vấn – lai D. Tiểu - đại
Câu 9. Hãy điền thêm các yếu tố để các thành ngữ sau đây được hoàn chỉnh:

Đem con …………………….………;
Nồi da ………………………….;
Rán sành ………………………;
Một mất ………………………..…….;
Chó cắn ……………………….;
Tiễn thoái ……………………...;
Thắt lưng ………………..………… ;

Câu 10. Thành ngữ là loại cụm từ biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Là đúng hay sai ?
Câu 11. Trong các dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ ?
- Lời ăn tiếng nói, Học ăn, học nói, học gói, học mở; Chó treo, mèo đậy; Một nắng hai sương

Giúp mik vs nha

3
19 tháng 5 2020

1.Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa, từ loại hoàn toàn khác nhau.

VD : -Nước đi hay đấy.

       -Nước lọc uống ngon quá.

Câu 2 : Có 2 loại từ ghép : Chính phụ và đẳng lập

+Chính phụ :Nhà máy , xe hơi.

+Đẳng lập :lâu đời , đầu đuôi , ẩm ướt, nhà cửa.

Câu 3 :

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu

-Bạn học lớp 7A và 7B ?
=>Bạn học lớp 7A hay lớp 7B
- Vì nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.

=>Tuy nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.

Câu 4 :

Giàu - nghèo

Bạn Minh nhà giàu hơn nhà bạn Hà.

Câu 5 : Từ in đậm đâu em ?

Câu 6 :Từ láy : mảnh mai , dịu dàng ,thoăn thoắt.

Câu 7 : Thiếu nhi.

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng ?

câu 8 :B

20 tháng 5 2020

hic hic tối qua đang làm dở nhớ ra sắp thi nên bỏ dở :V giờ làm tiếp nah

Câu 9. Hãy điền thêm các yếu tố để các thành ngữ sau đây được hoàn chỉnh:

Đem con bỏ chợ
Nồi da nấu thịt
Rán sành ra mỡ
Một mất mười ngờ
Chó cắn áo rách
Tiễn thoái lưỡng nan
Thắt lưng buộc bụng

Câu 10. Thành ngữ là loại cụm từ biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Là đúng hay sai ?

=> đúng
Câu 11. Trong các dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ ?
- Lời ăn tiếng nói, Học ăn, học nói, học gói, học mở; Chó treo, mèo đậy; Một nắng hai sương

Câu ''Chó treo , mèo đậy'' không phải thành ngữ

1, Từ láy , từ ghép , đại từ ( Khái niệm , phân loại , ngôi của đại từ )2, Đặt 2 câu có sử dụng từ Hán ViệtĐặt 2 câu có sử dụng từ đồng âmĐặt 2 câu có sử dụng từ trái nghĩaĐặt 2 câu có sử dụng từ đồng nghĩa3, a, Chỉ ra các lỗi sai của bản than khi sử dụng quan hệ từ và nêu cách khắc phụcb, Chỉ ra lỗi sai và cách sửa các quan hệ từ trong câu- Chúng em luôn tranh thủ thời...
Đọc tiếp

1, Từ láy , từ ghép , đại từ ( Khái niệm , phân loại , ngôi của đại từ )

2, Đặt 2 câu có sử dụng từ Hán Việt

Đặt 2 câu có sử dụng từ đồng âm

Đặt 2 câu có sử dụng từ trái nghĩa

Đặt 2 câu có sử dụng từ đồng nghĩa

3, a, Chỉ ra các lỗi sai của bản than khi sử dụng quan hệ từ và nêu cách khắc phục

b, Chỉ ra lỗi sai và cách sửa các quan hệ từ trong câu

- Chúng em luôn tranh thủ thời gian để học tập

- Qua phong trao thi đua Hai tốt cho thấy được sự cố gắng của thầy cô giáo và các bạn học sinh trên cả nước

- Bạn ấy có thể giúp em học môn Toán để bạn đấy học giỏi

- Nếu chúng ta không biết cách học nên chúng ta không tiến bộ

4, a, Viết một đoạn văn từ 8-10 câu về chủ đề học tập . Trong đó có sử dụng một cặp từ trái nghĩa , một cặp từ đồng âm và gạch chân dưới các cặp từ đó

b, Viết một đoạn văn từ 8-10 câu về chủ đề quê hương . Trong đó có sử dụng một cặp từ đồng âm , một cặp từ Hán Việt và gạch chân dưới các cặp từ đó

c, Viết một đoạn văn từ 8-10 câu về chủ đề tự chọn . Trong đó có sử dụng từ một cặp từ đồng âm , một cặp từ Hán Việt , từ trái nghĩa , từ đồng nghĩa và gạch chân dưới các cặp từ đó

3
19 tháng 11 2016

1) Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

Từ láy:

là từ đc tạo bởi các tiếng giống nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa

Có ba loại từ láy: từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận, Láy mà âm điệu

– Từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại với nhau hoàn toàn; nhưng có một số trường hợp tiếng trước biển đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hòa về âm thanh) Ví dụ: thăm thẳm, thoang thoảng…

-Từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần Ví dụ: liêu xiêu, mếu máo… => Từ láy có sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ, sắc thái nhấn mạnh

– Láy mà âm điệu na ná hoặc như nhau đều được: lóng lánh, long lanh hoặc long lanh lóng lánh đều được

Đại từ:

Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, ... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

 

19 tháng 11 2016

2)

Hán Việt:

Từ đâu đó có tiếng đàn vi-ô-lông nhẹ nhàng từ từ bay theo những ngọn gió.

Hân là một cô bạn rất dễ thương. ( Hân ở đây giữ chức vụ danh từ và từ Hán việt )

 

12 tháng 2 2020

a) từ đồng âm: chín, chín

b) chín(1): sự tinh thông, thành thạo trong công việc

chín(2): số 9, số nhiều

c) Hãy thật yêu thích công việc của chính mình để có thể  hoàn thành tốt nhất nó, chứ không phải mình làm hết việc này đến công việc khác nhưng không một nghề nào ra hồn cả. Khi chúng ta khi chọn nghề nghiệp thì tập trung vào một công việc mà thôi khi đó chúng ta mới có thể đạt đến tinh thông trong công việc. Trong cuộc sống đừng nên đứng núi nọ trông núi kia, ghen tị với những người xung quanh, hay quá chú trọng vấn đề lương lậu
d)  “Trăm hay không bằng tay quen”

Mình chỉ biết như thế thôi.

26 tháng 3 2021

a. Từ đồng âm: Chín

b.Chín 1: thuần thục, thành thạo.

   Chín 2: số thứ tự

c.Lời khuyên: Hãy làm 1 công việc thật thuần thục, giỏi giang. Không nên làm việc này nhảy việc khác mà không 1 công việc nào ra hồn.

d.- 1 nghề thì sống đóng nghề thì chết

   -