K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo!

--

Phong trào thơ mới là một hiện tượng rất nổi bật trong thơ ca nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung ở thế kỷ 20. Khi phong trào thơ mới vừa xuất hiện đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trong văn học của dân tộc với những tác giả nổi tiếng như: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Huy Cận, Thế Lữ…

Thơ mới là một hiện tượng thơ ca gây ra không ít sự tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu, phê bình văn học và độc giả của từng thời kỳ phát triển trong lịch sử xã hội nước ta. Hiện nay, việc đánh giá thơ mới vẫn còn diễn ra rất sôi nổi.

Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem phong trào thơ mới là gì qua những đánh giá và nhận xét của các bậc thầy đi trước. Chúng tôi tin rằng qua những thông tin được cung cấp trong bài viết này các bạn sẽ tìm được cho mình một câu trả lời phù hợp nhất cho những thắc mắc của mình.

Phong trào thơ mới là gì? Chính cha đẻ đề xướng ra phong trào thơ mới – nhà thơ Phan Khôi cũng chưa biết nên gọi là gì mà chỉ giới thiệu đôi nét về nó thông qua Phụ nữ Tân văn số 122, 1932. Nhà thơ Phan Khôi đã chia sẻ như sau: “..Tôi sắp toan bày ra một lối Thơ mới. Vì nó chưa thành thục nên chưa có thể đặt tên là lối gì được, nhưng có hiểu đại khái ý nghĩa của lối Thơ mới này ra, là: đem ý có thật trong tâm khảm mình thể hiện ra bằng những câu, có vần mà không phải bó buộc bởi niêm hay luật gì hết”.

Một năm sau, cũng trên Phụ nữ Tân văn (số 211), đã chia sẻ ý kiến của nhà diễn thuyết Nguyễn Thị Khiêm  – một trong những người đầu tiên ủng hộ phong trào thơ mới. Bà cho rằng: “Muốn cho sự tình tứ không vì khuôn khổ mà mất đi thì chúng ta cần có một lối thơ khác có lề lối và nguyên tắc rộng hơn. Thể thơ này rất khác với thơ ca xưa nên gọi là Thơ mới”.

Theo ý kiến 2 nhà thơ trên thì thơ mới chính là một thể loại thơ tự do. Khoảng 10 năm sau, khi thơ mới đã bắt đầu ổn định và có vị trí trong nền văn học Việt Nam thì chính lúc đó nhà thơ Hoài Thanh, Hoài Chân đã đưa ra nhận định của bản thân tổng kết lại về phong trào: “Chúng ta không thể hiểu theo cách định nghĩa của ông Phan Khôi. Thể thơ tự do chỉ là một phần nhỏ trong phong trào của thơ mới. Trước hết, phong trào thơ mới chính là một cuộc thí nghiệm táo bạo để có thể định lại những giá trị của khuôn phép xưa”.

Trong cuộc thí nghiệm này “trong trào thơ mới đã bỏ đi được rất nhiều khuôn phép trong thơ ca cũ nhưng cũng từ đó mà có nhiều khuôn phép càng trở nên bền vững hơn… những khuôn phép mới xuất hiện trong trào thơ mới có một số bị tiêu trầm như: thơ mười hai chữ, thơ mười chữ, thơ tự do hoặc khuôn phép sắp tiêu trầm như cách gieo vần theo thể thơ của Pháp”.

Thông qua những cuộc thí nghiệm dựa trên sự vận dụng sáng tạo các thể thơ truyền thống của các nhà thơ mới, các tác giả trong nền thơ ca của Việt Nam cũng đã đưa ra được kết quả để chứng minh cho những nhận định của mình.

Đến năm 1971, Hà Minh Đức đã thống kê lại 168 bài thơ của 45 nhà thơ mới được tổng hợp lại trong tập Thi nhân Việt Nam bởi Hoài Thanh, Hoài Chân và đưa ra được một kết luận: “Nhìn chung tất cả những thể thơ 8 từ, 7 từ, 5 từ, lục bát là những thể thơ được sử dụng phổ biến nhất trong phong trào thơ mới”.

Qua những những kết luận về thể thơ được sử dụng phổ biến trong phong trào thơ mới của Hà Minh Đức chúng ta có thể thấy được những nhận xét ban đầu của Hoài Thanh, Hoài Chân là rất xác đáng và có giá trị.

Đi tìm câu trả lời chính xác nhất về khái niệm của thơ mới, các  tác giả “Thi nhân Việt Nam” chỉ dừng lại ở việc sử dụng chữ “Tôi” và đưa ra nhận xét rằng đó là điều quan trọng, là tinh thần của thơ mới.

Quan niệm như vậy về thơ mới là rất có chừng mực và đúng đắn, tiến gần được với thực chất của vấn đề. Ý kiến của các nhà thơ mới như: Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan cũng xoay quanh ý kiến của Hoài Thanh, Hoài Chân.

Nguồn: Vanhocquenha

* Phong trào thơ mới được chia thành những giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1932 – 1935: Đây là giai đoạn đánh dấu sự chớm nở của thơ mới, với sự đấu tranh gay gắt giữa hai trường phái thơ. Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào thơ mới với tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên.

- Giai đoạn 1936 - 1939: Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với “Thơ cũ” trên nhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đoạn này xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như Xuân Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc Tử (Gái quê -1936, Đau thương - 1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn - 1937), Bích Khuê (Tinh huyết - 1939), … Đặc biệt sự góp mặt của Xuân Diệu, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”

→ Phong trào thơ mới nở rộ với hàng loạt các cây bút có tên tuổi xuất hiện, thể hiện rõ tài năng nghệ thuật đặc sắc cũng như sự lên ngôi của cái tôi cá nhân sau suốt một thời gian dài bị kìm hãm. Các nhà thơ được nói lên cảm xúc của mình một cách trọn vẹn.

- Giai đoạn 1940 - 1945: Đây là giai đoạn thơ mới xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau, về cơ bản vẫn giữ được nét đặc trưng của thơ mới những giai đoạn đầu, song đã bắt đầu có sự thoái trào. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Hiểu biết về phong trào Thơ mới:

+ Tinh thần thơ mới được gói gọn trong một chữ “tôi”. Cái tôi của các nhà thơ mới là bản ngã của con người. Chỉ khi nào cái tôi ấy được giải phóng thì thi nhân mới có thể nói lên những điều thành thực tự đáy lòng mình. Cái tôi trong thơ mới chính là khát vọng được thành thực, là sự khẳng định bản ngã của nhà thơ trước cuộc đời, là sự tự ý thức về cá nhân mình trong cuộc sống xã hội.

+ Thơ Mới là thơ ca phản ánh cái Tôi cá nhân của người nghệ sĩ với tất cả các cung bậc phong phú đa dạng, phức tạp của nó thông qua hình thức nghệ thuật có nhiều đổi mới, cách tân nhằm phát huy cá tính sáng tạo độc đáo của mỗi người nghệ sĩ.

- Lối văn phê bình của Hoài Thanh:

+ Đặt vấn đề rõ, gọn.

+ Dẫn dắt vấn đề khoa học, khéo léo và dễ hiểu, đảm bảo liền mạch trong hệ thống luận điểm.

+ Câu văn nghị luận giàu chất thơ, có sức gợi cảm xúc, gây hứng thú cho người đọc.

+ Nghệ thuật lí luận chặt chẽ, thấu đáo khoa học.

27 tháng 2 2021

 Bạn tham khảo nhé !!

1. Tiểu sử

-  Huy Cận (1919-2005) quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

- Thuở nhỏ ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học.

- Năm 1939 ra Hà Nội học ở Trường Cao đẳng Canh nông.

- Từ năm 1942, Huy Cận tích cực hoạt động trong mặt trận Việt Minh sau đó được bầu vào uỷ ban dân tộc giải phóng toàn quốc.

- Sau cách mạng tháng 8, giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng.

- Sau này ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ.

- Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII.

2. Sự nghiệp văn học

a. Phong cách nghệ thuật

- Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.

- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí.

b. Tác phẩm chính

- Trước cách mạng tháng 8: Lửa thiêng, Kinh cầu tự, Vũ trụ ca

-  Sau cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Chiến trường gần đến chiến trường xa...

  
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

Những thông tin về phong trào Thơ mới:

- Có thể chia Thơ mới thành hai thời kỳ trước và sau năm 1939. 

+ Thời kỳ thứ nhất bao gồm các tác giả nổi bật như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên, Thái Can... và các tác giả xuất hiện sau năm 1935 như Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Nguyễn Bính, Anh Thơ.... 

+ Thời kỳ thứ hai là giai đoạn thơ mới bắt đầu theo khuynh hướng triết luận với những bế tắc, sa đọa. Đại diện của thời kỳ này là Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận….

- Mỗi tác giả Thơ mới không bị gò bó trong cách làm thơ và thường chịu nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

* Chọn bài thơ trung đại: Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ mới: Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận.

* So sánh:

- Về nội dung:

Thơ trung đại:

+ Thể hiện được tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, chủ nghĩa anh hùng

+ Tình yêu thương con người, đề cao các phẩm chất tốt đẹp của con người

+ Tình yêu thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên và tinh thần lạc quan, yêu đời, tin vào sự sống, tin vào chính nghĩa

+ Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp

+ Cái tôi cá nhân không được thể hiện trong các tác phẩm

Ví dụ: Bài thơ “Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan” nói về tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước.

Thơ hiện đại:

+ Thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của các thi nhân

+ Con người là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp

+ Tái hiện được nhiều góc khuất của xã hội, không còn bó hẹp như văn học trung đại

+ Cái tôi cá nhân được thể hiện một cách rõ ràng, được đề cao

Ví dụ: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận” – cái tôi cá nhân được thể hiện rõ ràng, bài thơ là một hướng nhìn mới, một định hướng mới về một tương lai tốt đẹp hơn.

- Về hình thức:

Thơ trung đại:

+ Tính quy phạm chặt chẽ

+ Hệ thống ước lệ phức tạp, nghiêm ngặt

+ Tính hàm xúc cao: lời ít, ý nhiều

+ Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật, lục bát, song thất lục bát…

Ví dụ: Bài thơ “Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan”: được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả

Thơ hiện đại:

+ Không sử dụng nhiều hệ thống ước lệ phức tạp

+ Cách tân nhiều thể thơ truyền thống và sáng tạo ra các thể thơ tự do

Ví dụ: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận”: với thể thơ 7 chữ sáng tạo góp phần khắc họa hình ảnh đẹp đẽ tráng lệ cũng như thể hiện sự hài hóa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.

1. Tìm hiểu bài thơ “Vội vàng” – Xuân Diệu- Tìm hiểu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác của Xuân Diệu?- Tìm hiểu bài thơ “Vội vàng”:+ Hoàn cảnh sáng tác, bố cục của bài thơ?+ Ước muốn đoạt quyền tạo hóa được nhà thơ thể hiện như thế nào qua 4 câu thơ đầu?+ Phân tích bức tranh thiên đường trên mặt đất qua 9 câu thơ tiếp theo?+ Quan niệm về thời...
Đọc tiếp

1. Tìm hiểu bài thơ “Vội vàng” – Xuân Diệu

- Tìm hiểu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác của Xuân Diệu?

- Tìm hiểu bài thơ “Vội vàng”:

+ Hoàn cảnh sáng tác, bố cục của bài thơ?

+ Ước muốn đoạt quyền tạo hóa được nhà thơ thể hiện như thế nào qua 4 câu thơ đầu?

+ Phân tích bức tranh thiên đường trên mặt đất qua 9 câu thơ tiếp theo?

+ Quan niệm về thời gian của nhà thơ qua 17 câu thơ tiếp?

+ Khát khao giao cảm, hòa nhập qua 9 câu thơ cuối?

2. Tìm hiểu bài thơ “Tràng giang” – Huy Cận

- Tìm hiểu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác của Huy Cận.

- Tìm hiểu bài thơ “Tràng giang”:

+ Hoàn cảnh sáng tác, bố cục của bài thơ?

+ Phân tích ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của bài thơ?

+ Phân tích bức tranh thiên nhiên trong khổ 1?

+ Phân tích bức tranh thiên nhiên trong khổ 2?

+ Phân tích bức tranh thiên nhiên trong khổ 3?

+ Phân tích bức tranh thiên nhiên trong khổ 4?

 

1
19 tháng 2 2021

1. Tìm hiểu bài thơ “Vội vàng” – Xuân Diệu:

Tham khảo:

1,

Nhà thơ tình Xuân Diệu sinh ngày 2-2-1916 tại Tỉnh Bình Định, nước Việt Nam. Thi sĩ Xuân Diệu được mệnh danh là "Ông hoàng thơ tình". Ông là một cây đại thụ của thơ ca Việt Nam và được xem là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới của thi ca Việt Nam. Trong suốt quá trình sáng tác, Xuân Diệu đã viết khoảng 450 bài thơ và còn một số lớn tác phẩm chưa được công bố. Ông còn là một nhà văn, nhà phê bình nổi tiếng của văn học Việt Nam. Thơ của Xuân Diệu xoay quanh đề tài ca ngợi quê hương đất nước, tình yêu và thiên nhiên... Thơ của ông phong phú về giọng điệu, có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. 

2,

1. Xuất xứ

- Rút ra trong tập Thơ Thơ

- Là thi phẩm kết tinh vẻ đẹp thơ Xuân Diệu trước Cách mạng

2. Bố cục

- Phần 1 (câu 1 đến câu 29): lí do phải sống vội vàng

- Phần 2 (còn lại): biểu hiện của cách sống vội vàng

2. Tìm hiểu bài thơ “Tràng giang” – Huy Cận:

1,

-  Huy Cận (1919-2005) quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

- Thuở nhỏ ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học.

- Năm 1939 ra Hà Nội học ở Trường Cao đẳng Canh nông.

- Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.

- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí.

2,

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939

- Cảm hứng sáng tác được khơi gợi từ hình ảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la, vắng lặng

2. Bố cục

- Phần 1 (khổ 1): cảnh sông nước và tâm trạng buồn của thi nhân

- Phàn 2 (khổ 2 + 3): cảnh hoang vắng và nỗi cô đơn của nhà thơ

3,

* Ý nghĩa nhan đề:

– Gọi Tràng Giang để tránh trùng lặp với Trường Giang, con sông dài trong thơ đường.

– Tràng Giang gợi hình ảnh mênh mông sông nước, dòng sông được mở rộng vô biên.

– Nhan đề vừa gợi ra ấn tượng khái quát và trang trọng, vừa có chút cổ điển.

=>Tràng Giang gợi âm hưởng dài, rộng, ngân vang trong lòng người đọc, ánh lên vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

* Ý nghĩa lời đề từ:

– Thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ của tác giả.

+ Nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la.

+ Hình ảnh của thiên nhiên rộng lớn, nỗi niềm của cái tôi.

– Lời đề từ chính là khung cảnh để tác giả triển khai toàn bộ cảm hứng.

4,

Ngay từ khổ thơ đầu, người đọc đã bắt gặp những con sóng lòng đầy ưu tư, sầu não như thế

"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng."

Hai từ láy nguyên "điệp điệp", "song song" ở cuối hai câu thơ mang đậm sắc thái cổ kính của Đường thi. Nó gợi lên hình ảnh những con sóng lồng lên nhau và dòng nước cuốn trơi đi xa. Trên dòng dông hình ảnh con thuyền lững lờ xuôi mái nước song song. Dòng sông rộng lớn là thế sao lòng người đầy ắp nỗi buồn. Thuyền và nước luôn gắn liền với nhau thuyền đi được là nhờ nước xô đi thế mà trong thơ Huy Cận lại thấy thuyền và nước chia lìa, bị xa cách nghe đầy xót xa gợi trong lòng nhà thơ buồn trăm ngả, "Trăm" là số nhiều chỉ nỗi buồn dài vô hạn. Hình ảnh "củi khô" chỉ sự cô đơn nhỏ bé, "lạc" mang nỗi buồn vô định trôi nổi, lênh đênh trước cảnh thiên nhiên rộng lớn gợi cho người đọc thấy được cảnh cô đơn trống vắng.

Nỗi lòng ấy được gợi mở nhiều hơn qua hình ảnh quạnh vắng của không gian lạnh lẽo:

"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu."

Hai từ láy "lơ thơ" và "đìu hiu" được tác giả khéo sắp xếp trên cùng một dòng thơ đã vẽ nên một quang cảnh vắng lặng. "Lơ thơ" gợi sự ít ỏi, bé nhỏ "đìu hiu" lại gợi sự quạnh quẽ. Giữa khung cảnh "cồn nhỏ", gió thì "đìu hiu", một khung cảnh lạnh lẽo, tiêu điều ấy, con người trở nên đơn côi, rợn ngộp đến độ thốt lên "Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều". Chỉ một câu thơ mà mang nhiều sắc thái, vừa gợi "đâu đó", âm thanh xa xôi, không rõ rệt, có thể là câu hỏi "đâu" như một nỗi niềm khao khát, mong mỏi của nhà thơ về một chút sự hoạt động, âm thanh sự sống của con người. Đó cũng có thể là "đâu có", một sự phủ định hoàn toàn, chung quanh đây chẳng hề có chút gì sống động để xua bớt cái tịch liêu của thiên nhiên.

"Nắng xuống, trời lên" gợi sự chuyển động, mở rộng về không gian, và gợi cả sự chia lìa: bởi nắng và trời mà lại tách bạch khỏi nhau. "sâu chót vót" là cảnh diễn đạt mới mẻ, đầy sáng tạo của Huy Cận, mang một nét đẹp hiện đại. Đôi mắt nhà thơ không chỉ dừng ở bên ngoài của trời, của nắng, mà như xuyên thấu và cả vũ trụ, cả không gian bao la, vô tận. Cõi thiên nhiên ấy quả là mênh mông với "sông dài, trời rộng", còn những gì thuộc về con người thì lại bé nhỏ, cô đơn biết bao: "bến cô liêu".

Vẻ đẹp cổ điển của khổ thơ hiện ra qua các thi liệu quen thuộc trong Đường thi như: sông, trời, nắng, cuộc sông còn người thì buồn tẻ, chán chường với "vãn chợ chiều", mọi thứ đã tan rã, chia lìa.

Nhà thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn cảnh xung quanh mong mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh, về cô đơn. Nhưng trước mắt nhà thơ lại hiện ra những hình ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu:

"Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cần gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng."

Hình ảnh bèo trôi dạt gợi sự bấp bênh, trôi nổi không biết đi đâu về đâu vô định hướng giữa dòng sông. Ở đây tác giả không chỉ một hay hai cái bèo mà "hàng nối hàng". Hình ảnh gợi cho người đọc đau xót, cô đơn trước thiên nhiên mênh mông rộng lớn. Bên cạnh hàng nối hàng cánh bèo là "bờ xanh tiếp bãi vàng" như mở ra một không gian bao la vô cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên, dường không có con người, không có chút sinh hoạt của con người, không có sự giao hoà, nối kết:

"Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật."

Tác giả đưa ra cấu trúc phủ định. "...không...không" để phủ định hoàn toàn những kết nối của con người. Trước mắt nhà thơ giờ đây không có chút gì gợi niềm thân mật để kéo mình ra khỏi nỗi cô đơn đang bao trùm, vây kín, chỉ có một thiên nhiên mênh mông, mênh mông. Cầu hay chuyến đò ngang, phương tiện giao kết của con người, dường như đã bị cõi thiên nhiên nhấn chìm, trôi đi nơi nào.

Hết nhìn xung quanh, nhìn ra xa và nhà thơ lại tiếp tục nhìn ra bầu trời:

"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."

Câu thơ giúp người đọc hình dung ra những núi mây trắng xóa được ánh nắng chiếu vào nhìn như được dát bạc. Động từ "đùn" sử dụng rất tài tình những đám mây như có nội lực bên trong từng lớp mây cứ đùn ra đùn mãi.

Và nét hiện đại càng bộc lộ rõ hơn qua dấu hai chấm thần tình trong câu thơ sau. Dấu hai chấm này gợi mối quan hệ giữa chim và bóng chiều: Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt tràng giang, hay chính bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi. Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi nó sử dụng "cánh chim" và "bóng chiều", vốn là những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn trong thơ ca cổ điển.

Hai câu thơ cuối chúng ta bắt gặp nét tâm trạng hiện đại của nhà thơ:

"Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."

Từ láy "dờn dợn" kết hợp với cụm từ "vời con nước" cho thấy nỗi niềm bâng khuâng, cô đơn của "lòng quê". Nỗi niềm đó là nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn. Đây là nét tâm trạng chung của nhà thơ mới lúc bây giờ, một nỗi lòng đau xót trước cảnh mất nước.

  

 

 

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Bài học đã đưa lại những hiểu biết mới về thơ:

- Cấu tứ trong thơ

- Yếu tố tượng trưng trong thơ

- Ngôn ngữ trong thơ (một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Đoạn văn tham khảo

      Có lẽ Hoài Thanh đã suy nghĩ đúng khi ông cho rằng: “Các nhà thơ phong trào Thơ mới đã “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt””. Trong hoàn cảnh đất nước khác nhau, các nhà văn, nhà thơ có những cách bộc lộ tình yêu nước khác nhau. Các nhà thơ trong phong trào thơ mới cũng không phải là một ngoại lệ. Họ gửi lòng yêu nước, tình yêu thương giống nòi của mình vào tình yêu tiếng Việt. Bởi tiếng Việt là linh hồn, là tiếng nói của dân tộc Việt Nam, chúng ta dùng tiếng nói của mình sáng tác thơ, để thể hiện tình yêu nước, yêu dân tộc vô bờ bến. Chúng ta ngợi ca thiên nhiên, ngợi ca đất nước và cả những vị anh hùng… qua các câu chữ, các ngôn từ tươi đẹp. Phong trào thơ mới không chỉ giúp các nhà thơ gửi gắm tình yêu quê hương đất nước mà còn giúp cho sự phát triển của tiếng Việt đi lên một tầm cao mới – trở nên hiện đại, tinh tế và phong phú. Thơ mới làm thơ bằng tiếng Việt đã thể hiện sự tinh tế, tôn trọng và yêu thương tình yêu quê hương đất nước.