K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

* Phong trào thơ mới được chia thành những giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1932 – 1935: Đây là giai đoạn đánh dấu sự chớm nở của thơ mới, với sự đấu tranh gay gắt giữa hai trường phái thơ. Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào thơ mới với tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên.

- Giai đoạn 1936 - 1939: Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với “Thơ cũ” trên nhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đoạn này xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như Xuân Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc Tử (Gái quê -1936, Đau thương - 1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn - 1937), Bích Khuê (Tinh huyết - 1939), … Đặc biệt sự góp mặt của Xuân Diệu, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”

→ Phong trào thơ mới nở rộ với hàng loạt các cây bút có tên tuổi xuất hiện, thể hiện rõ tài năng nghệ thuật đặc sắc cũng như sự lên ngôi của cái tôi cá nhân sau suốt một thời gian dài bị kìm hãm. Các nhà thơ được nói lên cảm xúc của mình một cách trọn vẹn.

- Giai đoạn 1940 - 1945: Đây là giai đoạn thơ mới xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau, về cơ bản vẫn giữ được nét đặc trưng của thơ mới những giai đoạn đầu, song đã bắt đầu có sự thoái trào. 

Tham khảo!

--

Phong trào thơ mới là một hiện tượng rất nổi bật trong thơ ca nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung ở thế kỷ 20. Khi phong trào thơ mới vừa xuất hiện đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trong văn học của dân tộc với những tác giả nổi tiếng như: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Huy Cận, Thế Lữ…

Thơ mới là một hiện tượng thơ ca gây ra không ít sự tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu, phê bình văn học và độc giả của từng thời kỳ phát triển trong lịch sử xã hội nước ta. Hiện nay, việc đánh giá thơ mới vẫn còn diễn ra rất sôi nổi.

Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem phong trào thơ mới là gì qua những đánh giá và nhận xét của các bậc thầy đi trước. Chúng tôi tin rằng qua những thông tin được cung cấp trong bài viết này các bạn sẽ tìm được cho mình một câu trả lời phù hợp nhất cho những thắc mắc của mình.

Phong trào thơ mới là gì? Chính cha đẻ đề xướng ra phong trào thơ mới – nhà thơ Phan Khôi cũng chưa biết nên gọi là gì mà chỉ giới thiệu đôi nét về nó thông qua Phụ nữ Tân văn số 122, 1932. Nhà thơ Phan Khôi đã chia sẻ như sau: “..Tôi sắp toan bày ra một lối Thơ mới. Vì nó chưa thành thục nên chưa có thể đặt tên là lối gì được, nhưng có hiểu đại khái ý nghĩa của lối Thơ mới này ra, là: đem ý có thật trong tâm khảm mình thể hiện ra bằng những câu, có vần mà không phải bó buộc bởi niêm hay luật gì hết”.

Một năm sau, cũng trên Phụ nữ Tân văn (số 211), đã chia sẻ ý kiến của nhà diễn thuyết Nguyễn Thị Khiêm  – một trong những người đầu tiên ủng hộ phong trào thơ mới. Bà cho rằng: “Muốn cho sự tình tứ không vì khuôn khổ mà mất đi thì chúng ta cần có một lối thơ khác có lề lối và nguyên tắc rộng hơn. Thể thơ này rất khác với thơ ca xưa nên gọi là Thơ mới”.

Theo ý kiến 2 nhà thơ trên thì thơ mới chính là một thể loại thơ tự do. Khoảng 10 năm sau, khi thơ mới đã bắt đầu ổn định và có vị trí trong nền văn học Việt Nam thì chính lúc đó nhà thơ Hoài Thanh, Hoài Chân đã đưa ra nhận định của bản thân tổng kết lại về phong trào: “Chúng ta không thể hiểu theo cách định nghĩa của ông Phan Khôi. Thể thơ tự do chỉ là một phần nhỏ trong phong trào của thơ mới. Trước hết, phong trào thơ mới chính là một cuộc thí nghiệm táo bạo để có thể định lại những giá trị của khuôn phép xưa”.

Trong cuộc thí nghiệm này “trong trào thơ mới đã bỏ đi được rất nhiều khuôn phép trong thơ ca cũ nhưng cũng từ đó mà có nhiều khuôn phép càng trở nên bền vững hơn… những khuôn phép mới xuất hiện trong trào thơ mới có một số bị tiêu trầm như: thơ mười hai chữ, thơ mười chữ, thơ tự do hoặc khuôn phép sắp tiêu trầm như cách gieo vần theo thể thơ của Pháp”.

Thông qua những cuộc thí nghiệm dựa trên sự vận dụng sáng tạo các thể thơ truyền thống của các nhà thơ mới, các tác giả trong nền thơ ca của Việt Nam cũng đã đưa ra được kết quả để chứng minh cho những nhận định của mình.

Đến năm 1971, Hà Minh Đức đã thống kê lại 168 bài thơ của 45 nhà thơ mới được tổng hợp lại trong tập Thi nhân Việt Nam bởi Hoài Thanh, Hoài Chân và đưa ra được một kết luận: “Nhìn chung tất cả những thể thơ 8 từ, 7 từ, 5 từ, lục bát là những thể thơ được sử dụng phổ biến nhất trong phong trào thơ mới”.

Qua những những kết luận về thể thơ được sử dụng phổ biến trong phong trào thơ mới của Hà Minh Đức chúng ta có thể thấy được những nhận xét ban đầu của Hoài Thanh, Hoài Chân là rất xác đáng và có giá trị.

Đi tìm câu trả lời chính xác nhất về khái niệm của thơ mới, các  tác giả “Thi nhân Việt Nam” chỉ dừng lại ở việc sử dụng chữ “Tôi” và đưa ra nhận xét rằng đó là điều quan trọng, là tinh thần của thơ mới.

Quan niệm như vậy về thơ mới là rất có chừng mực và đúng đắn, tiến gần được với thực chất của vấn đề. Ý kiến của các nhà thơ mới như: Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan cũng xoay quanh ý kiến của Hoài Thanh, Hoài Chân.

Nguồn: Vanhocquenha

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Hiểu biết về phong trào Thơ mới:

+ Tinh thần thơ mới được gói gọn trong một chữ “tôi”. Cái tôi của các nhà thơ mới là bản ngã của con người. Chỉ khi nào cái tôi ấy được giải phóng thì thi nhân mới có thể nói lên những điều thành thực tự đáy lòng mình. Cái tôi trong thơ mới chính là khát vọng được thành thực, là sự khẳng định bản ngã của nhà thơ trước cuộc đời, là sự tự ý thức về cá nhân mình trong cuộc sống xã hội.

+ Thơ Mới là thơ ca phản ánh cái Tôi cá nhân của người nghệ sĩ với tất cả các cung bậc phong phú đa dạng, phức tạp của nó thông qua hình thức nghệ thuật có nhiều đổi mới, cách tân nhằm phát huy cá tính sáng tạo độc đáo của mỗi người nghệ sĩ.

- Lối văn phê bình của Hoài Thanh:

+ Đặt vấn đề rõ, gọn.

+ Dẫn dắt vấn đề khoa học, khéo léo và dễ hiểu, đảm bảo liền mạch trong hệ thống luận điểm.

+ Câu văn nghị luận giàu chất thơ, có sức gợi cảm xúc, gây hứng thú cho người đọc.

+ Nghệ thuật lí luận chặt chẽ, thấu đáo khoa học.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- Phong trào xã hội đã được nói đến trong văn bản là chủ nghĩa phụ nữ.

- Cách tác giả viết về phong trào ấy thể hiện sự tôn trọng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

Những thông tin về phong trào Thơ mới:

- Có thể chia Thơ mới thành hai thời kỳ trước và sau năm 1939. 

+ Thời kỳ thứ nhất bao gồm các tác giả nổi bật như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên, Thái Can... và các tác giả xuất hiện sau năm 1935 như Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Nguyễn Bính, Anh Thơ.... 

+ Thời kỳ thứ hai là giai đoạn thơ mới bắt đầu theo khuynh hướng triết luận với những bế tắc, sa đọa. Đại diện của thời kỳ này là Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận….

- Mỗi tác giả Thơ mới không bị gò bó trong cách làm thơ và thường chịu nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau.

1 tháng 2 2024

- Tác giả:
+ Phong Điệp sinh ngày 6 tháng 6 năm 1976 tại huyện Giao Thủy, Nam Định
+ Cựu học sinh chuyên văn trường THPH Lê Hồng Phong tỉnh Nam Định, khóa 1991-1994.
+ Năm 1998, sau khi tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội, Phong Điệp làm phóng viên, biên tập viên tại báo Văn Nghệ Hội nhà văn Việt Nam.
+ Hiện tại Phong Điệp đang sống và làm việc tại Hà Nội.
- Niềm hạnh phúc của mỗi người là khác nhau, tuy nhiên đều có điểm chung đó là sự thăng hoa, niềm vui sướng, và thỏa mãn một điều gì đó trong cuộc sống. Như chúng ta đều thấy trong cuộc sống có rất nhiều người đạt được những điều đó, nó tạo nên một cái gì đó riêng biệt, mới lạ, tạo ra được nhiều điều có ý nghĩa, giá trị cho cuộc sống của mình. Hạnh phúc của mỗi chúng ta là được hưởng thụ giá trị cuộc sống, nhiều người chỉ có niềm hạnh phúc nhỏ nhoi là có đủ cơm ăn áo mặc, nhưng ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, hạnh phúc còn được đắn đo và thể hiện qua những cung bậc cảm xúc riêng, họ được tận hưởng cuộc sống, được ăn sung mặc sướng, được đi chơi, đó là niềm hạnh phúc. Có thể thấy hạnh phúc là giá trị to lớn làm nên giá trị cho con người, niềm hạnh phúc có thể được cân đo bằng niềm vui, sự hạnh phúc, được thỏa mãn những cung bậc cảm xúc riêng, được thể hiện bằng những điều mới lạ, bằng những điều sáng tạo và phát triển mạnh mẽ hơn. Niềm vui, sự hạnh phúc đó được thể hiện trong cuộc sống, giá trị đó được tạo nên nhờ những giá trị của cuộc sống, biết sống đúng nghĩa được sống. Như một người nước ngoài đã nói: “Chúng ta không tính chúng ta sống được bao nhiêu năm cuộc đời, mà số năm cuộc đời được tính bằng số năm chúng ta đã có những đóng góp cho cuộc đời này”. Quả đúng như thế, tạo hóa tạo cho chúng ta sự sống, nhưng sống như thế nào, quyết định cuộc sống như thế nào đấy lại là việc mà chúng ta nên làm cho cuộc đời của mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

Một số thi liệu truyền thống trong văn bản:

- Nhan đề “Tràng giang”.

- Mây cao, núi bạc

- Khói sóng hoàng hôn…

⇒ Sử dụng thi liệu này ta thấy được cấu tứ của Tràng Giang vốn là cấu tứ quen thuộc của Đường thi.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

* Chọn bài thơ trung đại: Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ mới: Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận.

* So sánh:

- Về nội dung:

Thơ trung đại:

+ Thể hiện được tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, chủ nghĩa anh hùng

+ Tình yêu thương con người, đề cao các phẩm chất tốt đẹp của con người

+ Tình yêu thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên và tinh thần lạc quan, yêu đời, tin vào sự sống, tin vào chính nghĩa

+ Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp

+ Cái tôi cá nhân không được thể hiện trong các tác phẩm

Ví dụ: Bài thơ “Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan” nói về tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước.

Thơ hiện đại:

+ Thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của các thi nhân

+ Con người là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp

+ Tái hiện được nhiều góc khuất của xã hội, không còn bó hẹp như văn học trung đại

+ Cái tôi cá nhân được thể hiện một cách rõ ràng, được đề cao

Ví dụ: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận” – cái tôi cá nhân được thể hiện rõ ràng, bài thơ là một hướng nhìn mới, một định hướng mới về một tương lai tốt đẹp hơn.

- Về hình thức:

Thơ trung đại:

+ Tính quy phạm chặt chẽ

+ Hệ thống ước lệ phức tạp, nghiêm ngặt

+ Tính hàm xúc cao: lời ít, ý nhiều

+ Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật, lục bát, song thất lục bát…

Ví dụ: Bài thơ “Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan”: được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả

Thơ hiện đại:

+ Không sử dụng nhiều hệ thống ước lệ phức tạp

+ Cách tân nhiều thể thơ truyền thống và sáng tạo ra các thể thơ tự do

Ví dụ: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận”: với thể thơ 7 chữ sáng tạo góp phần khắc họa hình ảnh đẹp đẽ tráng lệ cũng như thể hiện sự hài hóa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.