K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phép điệp ngữ "Ta về..", "nhớ" 

Tác dụng: 

- Tạo nhịp điệu da diết cho đoạn thơ, khiến hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, gợi cảm gây ấn tượng với người đọc

- Cho thấy nỗi nhớ cũng sự lưu luyến của người đi đối với mảnh đất Việt Bắc Dường như đất và con người nơi đây đã trở thành máu thịt của người đi trở thành nỗi nhớ khôn nguôi luôn thường trực. 

- Cho thấy sự gắn bó của con người với thiên nhiên. 

27 tháng 11 2018

Hai câu đầu của đoạn thơ là lời hỏi và kể của người ra đi, muốn biết lòng người ở lại như thế nào và tự bộc lộ tấm lòng mình. Tám câu tiếp theo vẽ nên thiên nhiên Việt Bắc đầy thơ mộng và con người Việt Bắc đầy thân thương qua lời của người đi. Đầu tiên mùa đông xuất hiện với những bông chuối đỏ rực trên nền rừng xanh thẫm của những buổi hoàng hôn và hình ảnh con người lao động vui tươi. Tiếp đến là mùa xuân rực rỡ màu trắng của mơ và hình ảnh người đan nón. Rồi mùa hạ đến đầy màu vàng của rừng phách và đầy âm thanh của tiếng ve. Con người lại xuất hiện dưới hình ảnh cô gái một mình đang hái măng. Kết thúc là rừng thu ngập ánh trăng và không gian ngập tiếng hát. Cứ mỗi câu thơ tả thiên nhiên lại có một câu thơ tả con người, con người hoà quyện trong thiên nhiên nhưng không chìm trong thiên nhiên và luôn ở tư thế lao động, chủ động, thiên nhiên là nền nâng con người, tô điểm cho con người.

27 tháng 11 2018

Tham Khảo

Nỗi nhớ Việc Bắc được so sánh “như nhớ người yêu” thể hiện rằng nỗi nhớ thật da diết, mãnh liệt, cháy bỏng. Điệp từ “nhớ” được đặt ở đầu câu như liệt kê ra từng nỗi nhớ cụ thể: nhớ ánh nắng ban chiều, ánh trăng buổi tối, những bản làng mờ trong sương sớm, những bếp lửa hồng trong đêm khuya, những núi rừng, sông suối mang những cái tên thân thuộc. Nỗi nhớ bao trùm khắp cả không gian và thời gian. Nỗi cháy bỏng, khát khao gắn với kỉ niệm thơ mộng của núi rừng, thể hiện tình cảm gắn bó tha thiết. Đẹp nhất trong nỗi nhớ là sự hoà quyện thắm thiết giữa cảnh với người

25 tháng 7 2023

tiếng ngày xuân mơ nở trắng rừng nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang vần âm đệm âm chính âm cuối ơ ơ ă ng ư ng ơ ơ ư i a n o n u ô t ư ng ơ i a i ng a y u â n #ntt

13 tháng 12 2021

Chỉ ra đặc sắc về nghệ thuật và nội dung trong đoạn thơ

Phép điệp ngữ "của chúng ta": 

- Tạo nhịp điệu dồn dập cho đoạn thơ, gây ấn tượng với người đọc 

- Nhấn mạnh chủ quyền của đất nước, trời xanh và núi rừng mãi mãi là của dân tộc Việt Nam, không một thế lực ngoại bang nào có thể thay đổi được điều đó 

- Tình yêu thiên nhiên nói riêng và đất nước nói chung của tác giả

 

“Dẻo thơm hạt gạo quê hươngCó cả “năm nắng mười sương” người trồng   Từng bông rồi lại từng bôngTrĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta   Cho con ngày tháng nở hoaTừng trong gian khổ bước ra với đời   Dù đi cuối đất cùng trờiVẫn mang hương lúa, tình người quê ta.”                                                                          (Hương lúa quê ta – Trần...
Đọc tiếp

“Dẻo thơm hạt gạo quê hương
Có cả “năm nắng mười sương” người trồng
   Từng bông rồi lại từng bông
Trĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta
   Cho con ngày tháng nở hoa
Từng trong gian khổ bước ra với đời
   Dù đi cuối đất cùng trời
Vẫn mang hương lúa, tình người quê ta.”

                                                                          (Hương lúa quê ta – Trần Đức Đủ)

 

Câu 1

a.  Đoạn thơ trên được sáng tác theo thể thơ nào?

b.  Em hãy chỉ ra cách gieo vần của bốn dòng thơ đầu?

Câu 2

a. Tìm và chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong câu thơ in đậm.

b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đặc sắc mà tác giả sử dụng trong câu thơ in đậm

Câu 3 . Qua đoạn thơ trên, em có nhận xét gì về công việc, phẩm chất những người nông dân Việt Nam?

Câu 4. Cho 3 từ “cảm thông, thấu hiểu, suy nghĩ ”. Hãy lựa chọn một từ có nghĩa phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu văn sau:

“Bài thơ này nhắc nhở chúng ta phải biết sống có tình người, luôn sống cho trọn ân nghĩa, biết ..., trân trọng, yêu quý người lao động vất vả làm ra những thứ ý nghĩa cho xã hội. Được thành quả phải luôn biết nhớ ơn người làm ra nó. Đừng sống như những kẻ vô ơn, không biết nhớ biết quý trọng họ.”

Câu 5 (3 điểm). Em hãy viết lại một đoạn văn ngắn (từ 150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một đoạn thơ lục bát mà em yêu thích. (Bài ca dao không nằm trong chương trình sách giáo khoa)

0
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
28 tháng 2 2018

a. Phép nhân hóa được sử dụng qua hai câu thơ:

    "Núi giăng thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù"

Những động từ "giăng", "che", "vây" vốn chỉ hành động của người được gán cho sự vật "núi", "rừng" nhằm nói lên tinh thần đoàn kết, sự che chở của núi rừng, góp phần làm nên chiến thắng của quân ta. Cán bộ và đồng bào miền ngược, cũng như núi rừng cùng đồng cam cộng khổ, đoàn kết đánh giặc.

b. Phép nhân hóa được sử dụng qua câu thơ cuối "Người đi rừng núi trông theo bóng người". Nỗi "nhớ" và "trông", vốn là trạng thái và hành động của người được gán cho vật, cho thấy sự quyến luyến bịn rịn của con người, thậm chí là thiên nhiên cảnh vật đối với cuộc chia tay.

28 tháng 2 2018

cảm ơn cậu nhìu nah

18 tháng 3 2020

a) Hành trình của bầy ong

    Nguyễn Đức Mậu

b) Thăm thẳm, bập bùng, dịu dàng

   Làm tôn lên vẻ đẹp của thiên nhiên, tăng thêm sức hấp dẫn cho sự diễn đạt, lôi cuốn nguời đọc

c) Nhân hoá: hàng cây-dịu dàng

    Điệp ngữl ặp: tìm nơi

Trong khổ thơ thứ hai tác giả sử dụng  ba lần từ “ tìm nơi” như một lời khẳng định sự tìm tòi không ngừng nghỉ của bầy ong trong hành trình tìm mật ngọt dâng đời. Hình ảnh hàng cây chắn bão chắc chắn như những chú bộ đội bảo vệ Tổ quốc cũng có những loài hoa đẹp, dịu dàng. Bên bờ biển với màu hoa dịu dàng của loài cây chắn bão, những nơi quần đảo khơi xa bầy ong cũng tới để tìm mật ngọt.

19 tháng 3 2020

cảm ơn bạn rất nhiều