Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Dùng quỳ tím => nhận được KOH ( quỳ tím hóa xanh) -Dùng KOH dư tác dụng với các dung dịch
+ NaCl không phản ứng
+ Mg(NO3)2 + 2KOH => 2KNO3 + Mg(OH)2
HT: kết tủa trắng không tan trong KOH dư
+ Zn(NO3)2 + 2KOH => 2KNO3 + Zn(OH)2
Zn(OH)2 + 2KOH => K2ZnO2 + 2H2O
HT: kết tủa trắng tan dần trong KOH dư
+ Pb(NO3)2 + 2KOH => 2KNO3 + Pb(OH)2
Pb(OH)2 + 2KOH => K2PbO2 + 2H2O
HT: kết tủa trắng tan dần trong KOH dư + 2AgNO3 + 2KOH => Ag2O +2 KNO3 + H2O
HT: kết tủa đen Ag2O + AlCl3 + 3KOH => Al(OH)3 + 3KCl
Al(OH)3 + KOH => KAlO2 + 2H2O
HT: kết tủa trắng tan dần trong KOH dư
=> Nhận đượcMg(NO3)2 kết tủa trắng không tan
NaCl không có hiên tượng
AgNO3 kết tủa đen
- Dùng NaCl nhỏ vào các dd Zn(NO3)2, Pb(NO3)2, AlCl3
+Zn(NO3)2 và AlCl3 không phản ứng
=>Không có hiện tượng + Pb(NO3)2 + 2NaCl => 2NaNO3 + PbCl2
HT: kết tủa trắng PbCl2
=> Nhận Pb(NO3)2 tạo kết tủa trắng
- Dùng AgNO3 nhỏ vào Zn(NO3)2 và AlCl3
+ 3AgNO3 + AlCl3 => Al(NO3)3 + 3AgCl
HT: kết tủa trắng AlCl + Zn(NO3)2 Không phẩn ứng => không hiên tượng
=> nhận được Zn(NO3)2 và AlCl3
Dạng nhận biết này khá phức tạp,nếu câu trả lời trên không hiểu,em hãy hỏi gv ngay nha
Chúc em học tốt!!!!nhớ like...hi hi:))
a, Dùng thuốc thử là quỳ tím, ta nhận biết được:
- Ba(OH)2 làm quỳ tím hóa xanh
- HCl làm quỳ tím hóa đỏ
- Lấy từ mỗi lọ axit và bazơ đã nhận biết một ít để điều chế BaCl2
Ba(OH)2 + 2HCl -> BaCl2 + H2O
- Cho BaCl2BaCl2 lần lượt vào mẫu thử của 2 lọ còn lại, mẫu thử nào tạo kết tủa trắng (BaSO4) thì lọ ban đầu là Fe2(SO4)3
3BaCl2 + Fe2(SO4)3 -> 2FeCl3 + 3BaSO4↓
- Còn lại là dung dịch BaSO4
b, Giả sử các dung dịch đủ dùng cho quá trình phân biệt
- Lấy mỗi lọ một mẫu thử và trộn lần lượt chúng với nhau
- HCl tác dụng nhưng không có hiện tượng với các mẫu thử của các lọ còn lại, ta nhận biết được HCl
- Lập lại quá trình, ta nhận biết được NaOH vì phản ứng tạo kết tủa với các chất còn lại nhưng khi cho các chất còn lại tác dụng ngược lại với NaOH thì không có hiện tượng
3NaOH + AlCl3 -> 3NaCl + Al(OH)3↓
2NaOH + Mg(NO3)2 -> 2NaNO3 + Mg(OH)2↓
6NaOH + Fe2(SO4)3 -> 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3↓
- Dùng NaOH dư tác dụng với mẫu thử của các dung dịch còn lại một lần nữa
- Mẫu tạo kết tủa nâu đỏ Fe(OH)3 là mẫu của lọ chứa Fe2(SO4)3
- Mẫu tạo kết tủa trắng, không tan trong NaOH dư là mẫu của lọ Mg(NO3)2
- Mẫu tạo kết tủa keo trắng và tan dần trong NaOH dư là mẫu của lọ AlCl3
bài 2 :cách 1:
Al + HCl -> H2.
H2 khử hh.
cho hh kloại thu đc vào HCl ;lại thấy Cu k tan
PTPƯ:
2Al+ 6HCl-------> 2AlCl3 + 3H2
H2 + CuO ---- xt nhiệt độ--------> Cu+ H2O
3H2+ Fe2O3------- xt nhiệt độ----> 2Fe+ 3H2O
Fe+HCl -------> FeCl2
cách 2; dùng pư nhiệt nhôm để thu đc hh 2kloại Cu và fe.
sau đó cho vào dd HCl
3CuO + 2Al ----- xt nhiệt độ------> Al2O3 + 3Cu
Fe2O3+ 2Al --------xt nhiệt độ-------> Al2O3+ 2Fe
cách 3: cho hh oxit vào dd HCl. thu đc 2 m' là CuCl2 và FeCl3.
cho Al vào dd để đẩy 2 m'
thu đc hh 2 kloại Cu và Fe. còn lại làm giống ở trên :d
CuO + 2HCl -------> CuCl2 + H2O
Fe2O3 +6 HCl -------> 2FeCl3 +3 H2O
Al + FeCl3------> AlCl3 + Fe
2Al+ 3CuCl2-------> 2AlCl3+ 3Cu
Bài 1 bạn kẻ bảng cho từng chất tác dụng với nhau rồi nhận biết sự có mặt từng chất qua hiện tượng .
1. Trích mỗi lọ một ít hóa chất để làm mẫu thử.
- Cho phenolphtalein vào mỗi mẫu thử.Một trong 5 mẫu làm phenolphtalein hóa hồng .Đó là NaOH .
- Cho NaOH đến dư vào các lọ còn lại :
+Kết tủa màu trắng hơi xanh,hóa màu đỏ nâu trong không khí là Fe(OH)2. Nhận biết được FeCl2.
+Kết tủa trắng keo là Mg(OH)2.Nhận biết được MgCl2.
+ Kết tủa trắng keo và tan ngay là Al(OH)3.Nhận biết được AlCl3.
+Không xảy ra hiện tượng là NaCl.
PTHH: FeCl2 + 2NaOH ------> 2NaCl + Fe(OH)2
2NaOH + MgCl2 -----> Mg(OH)2 + 2NaCl
3NaOH+AlCl3----->Al(OH)3+3NaCl
Al(OH)3+NaOH------> NaAlO2+2H2O
2. -Trích mỗi lọ một ít hóa chất làm mẫu thử.
- Nhúng giấy quỳ tím vào mỗi mẫu thử. Một trong bốn mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ. Đó là H2SO4.
- Cho dd H2SO4 vừa nhận biết được vào 3 mẫu thử còn lại. Có một mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng.Vậy mẫu thử đó chứa BaCl2.
- Cho dd BaCl2 vừa nhận biết vào 2 mẫu thử còn lại. Một trong 2 mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng. Vậy mẫu thử đó chứa Na2SO4.
PTHH: BaCl2 + H2SO4 ------> 2HCl + BaSO4\(\downarrow\)
BaCl2 + Na2SO4 ------> 2NaCl + BaSO4
1. Lấy các mẫu thử để làm thí nghiệm
- Cho phenolphtalein vào lần lượt các mẫu thử.
+ Mẫu thử nào làm phenolphtalein hóa đỏ là dd NaOH. (Nhóm 1)
+ Mẫu thử nào không làm đổi màu dd phelnophtalein là dd NaCl, AlCl3, FeCL2, MgCl2. (Nhóm 2)
- Cho dd NaOH ở nhóm 1 lần lượt vào các dd ở nhóm 2.
+ Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa màu trắng keo sau đó tan dần trong kiềm là dd AlCl3.
3NaOH + AlCl3 \(\rightarrow\) 3NaCl + Al(OH)3\(\downarrow\)
Al(OH)3 + NaOH \(\rightarrow\) NaAlO2 + 2H2O
+ Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng hơi xanh sau đó hóa đỏ nâu ngoài không khí là FeCl2 do có phản ứng:
2NaOH + FeCl2 \(\rightarrow\) 2NaCl + Fe(OH)2 \(\downarrow\)
4Fe(OH)2 + O2 \(\underrightarrow{t^o}\) 2Fe2O3 + 4H2O
+ Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa màu trắng là MgCl2
2NaOH + MgCl2 \(\rightarrow\) 2NaCl + Mg(OH)2\(\downarrow\)
Suy ra chất còn lại là NaCl.
2. - Lấy các mẫu thử để làm thí nghiệm
- Cho quỳ tím vào lần lượt các mẫu thử.
+ Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa đỏ là dd H2SO4. (Nhóm 1)
+ Mẫu thử nào không làm quỳ tím đổi màu là dd NaCl, Na2SO4, BaCl2. (Nhóm 2)
- Cho H2SO4 ở nhóm 1 vào lần lượt các mẫu thử ở nhóm 2.
+ Mẫu thử nào tạo kết tủa màu trắng là BaCl2.
+ Mẫu thử nào tạo dung dịch không màu trong suốt là NaCl
H2SO4 + BaCl2 \(\rightarrow\) BaSO4\(\downarrow\) + 2HCl
H2SO4 + 2NaCl \(\rightarrow\) Na2SO4 + 2HCl
Suy ra chất còn lại Na2SO4.
Chúc bn hok tốt nhé!
Bài 1
- Trích 4 mẫu thử:
-Cho quỳ tím vào 4 mẫu:
+ Quỳ tím hóa đỏ\(\rightarrow\)HCl, H2SO4
+ Quỳ tím không đổi màu\(\rightarrow\)Ba(NO3)2 và NaCl
- Lẫy một ít mẫu thử từ 2 mẫu không làm đổi màu quỳ tím lần lượt vào 2 mẫu làm quỳ tím hóa đỏ:
+ Nếu có kết tủa trắng chứng tỏ mẫu lấy là Ba(NO3)2 và mẫu làm quỳ tím hóa đỏ là H2SO4:
Ba(NO3)2 +H2SO4\(\rightarrow\)BaSO4\(\downarrow\)+2HNO3
+ Mẫu lấy còn lại là NaCl và mẫu làm quỳ tím hóa đỏ là HCl
Bài 1d:
Hòa tan 2 mẫu thử vào nước, sau đó thử bằng quỳ tím:
+ Nếu quỳ tím hóa xanh là mẫu CaO:
CaO+H2O\(\rightarrow\)Ca(OH)2
+ nếu quỳ tím hóa đỏ là mẫu P2O5:
P2O5+3H2O\(\rightarrow\)2H3PO4
chỉ dùng thêm 1 thuốc thử nào sau đây để phân biệt được các dung dịch : NaCl , AlCl3 , FeCl2 , CuCl2
- Cho dd NaOH dư vào các dd
+Tạo kết tủa xanh là CuCl2
CuCl2+2NaOH--->Cu(OH)2+2NaCl
+Tạo kết tủa màu đỏ là FeCl2
FeCl2+2NaOH--->Fe(OH)2+2NaCl
+Tạo kết tủa keo trắng rồi tan dần trong dd là AlCl3
AlCl3+3NaOH--->3NaCl+Al(OH)3
Al(OH)3+NaOHdư---->NaAlO2+2H2O
+K có ht là NaCl
Fe(OH)2 kết tủa màu lục nhạt nhé em, Fe(OH)3 mới kết tủa màu nâu đỏ.
trích mẫu thử
nhỏ vào mỗi mẫu thử vài giọt Ba(OH)2
+ mẫu thử phản ứng có khí mùi khai thoát ra là NH4Cl
2NH4Cl+ Ba(OH)2\(\rightarrow\)BaCl2+ 2NH3\(\uparrow\)+ H2O
+ mẫu thử phản ứng vừa tạo kết tủa trắng vừa có khí mùi khai thoát ra là (NH4)2SO4
(NH4)2SO4+ Ba(OH)2\(\rightarrow\) BaSO4\(\downarrow\)+ 2NH3\(\uparrow\)+ 2H2O
+ mẫu thử phản ứng tạo kết tủa keo là Al(NO3)3
2Al(NO3)3+ 3Ba(OH)2\(\rightarrow\) 2Al(OH)3\(\downarrow\)+ 3Ba(NO3)2
+ mẫu thử phản ứng chỉ tạo kết tủa trắng là MgCl2
MgCl2+ Ba(OH)2\(\rightarrow\) Mg(OH)2\(\downarrow\)+ BaCl2
+ mẫu thử phản ứng tạo kết tủa màu đỏ nâu là FeCl3
2FeCl3+ 3Ba(OH)2\(\rightarrow\) 2Fe(OH)3\(\downarrow\)+ 3BaCl2
+ mẫu thử không phản ứng là KNO3
Bài 16: dùng 1 thuốc thử phân biệt các chất K2O, Fe2O3, Al, AlCl3
- Trích thành 4 mẫu thử nhỏ
- Cho dung dịch NaOH lần lượt vào 4 mẫu thử
+ Mẫu thử nào thấy xuất hiện kết tủa keo trắng trong dung dịch là AlCl3
\(AlCl_3+3NaOH\rightarrow Al\left(OH\right)_3+3NaCl\)
+ Mẫu thử nào thấy chất rắn màu xám bạc tan dần trong dung dịch, có bọt khí không màu xuất hiện là Al
\(2Al+2NaOH+2H_2O\rightarrow2NaAlO_2+3H_2\uparrow\)
+ Mẫu thử tan ra không có hiện tượng gì là K2O
\(K_2O+H_2O\rightarrow2KOH\)
+ Mẫu thử không có hiện tượng nào khác là Fe2O3
Bài 17:dùng 1 thuốc thử phân biệt các chất MgCl2, H2SO4, NaCl, AlCl3
- Trích thành 4 mẫu thử nhỏ
- Cho dung dịch Ba(OH)2 lần lượt vào 4 mẫu thử
+ Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng là MgCl2 và H2SO4
\(H_2SO_4+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow BaSO_4\downarrow+2H_2O\)
\(MgCl_2+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow Mg\left(OH\right)_2\downarrow+BaCl\)
+ Mẫu thử xuất hiện kết tủa keo trắng là AlCl3
\(2AlCl_3+3Ba\left(OH\right)_2\rightarrow2Al\left(OH\right)_3\downarrow+3BaCl_2\)
+ Hai mẫu thử không có hiện tượng gì là NaCl
- Lọc bỏ kết tủa tạo ra trong mẫu thử AlCl3 thu được BaCl2. Cho BaCl2 lần lượt vào 2 mẫu thử còn lại
+ Mẫu thử xuất hiện kết tủa là H2SO4
\(H_2SO_4+BaCl_2\rightarrow BaSO_4\downarrow+2HCl\)
+ Không có hiện tượng gì là MgCl2