K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Các đoạn văn trong phần trích sau có liên kết với nhau về nội dung không? Tại sao?Có hai phương pháp đọc thầm quan trọng nhất, đó là phương pháp đọc theo dòng vàphương pháp đọc ý.Với phương pháp thứ nhất, các từ được tiếp nhận như một chuỗi liên tục các dòng. Đólà cách đọc của nhiều người với tốc độ đạt từ 150 – 200 từ/ phút.Với cách đọc thứ hai, người đọc không...
Đọc tiếp

1. Các đoạn văn trong phần trích sau có liên kết với nhau về nội dung không? Tại sao?
Có hai phương pháp đọc thầm quan trọng nhất, đó là phương pháp đọc theo dòng và
phương pháp đọc ý.
Với phương pháp thứ nhất, các từ được tiếp nhận như một chuỗi liên tục các dòng. Đó
là cách đọc của nhiều người với tốc độ đạt từ 150 – 200 từ/ phút.
Với cách đọc thứ hai, người đọc không đọc theo từng dòng mà thu nhận ý. Họ đọc ý
chung chứa trong bài viết qua các từ chủ yếu (từ chủ đề, từ chìa khóa). Đây là phương
pháp tiên tiến nhất vì nó cho phép ta thu nhận thông tin cần thiết chứa trong một đoạn văn,
một trang sách, lọc bỏ những thông tin không cần thiết.
( Theo Lịch văn hóa tổng hợp 1987 – 1990)
2. Tìm các phương tiện liên kết hình thức trong đoạn trích sau:
“ Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. Qua vụ thuế ở một làng quê, nhà
văn đã dựng lên một bức tranh xã hội có giá trị hiện thực sâu sắc về nông thôn Việt Nam
đương thời. “ Tắt đèn”đã làm nổi bật mối xung đột giai cấp hết sức gay gắt giữa bọn
thống trị và người nông dân lao động trong xã hội ấy. Trong tác phẩm, nhà văn đã phơi
trần bộ mặt tàn ác, xấu xa của bọn phong kiến thống trị ở nông thôn, từ bọn địa chủ keo
kiệt độc ác, bọn hào lí tham lam hống hách, bọn quan lại dâm ô bỉ ổi đến bọn tay sai hung
hãn, đểu cáng. ( Ngữ văn 8, tập 1)
3. Hãy sắp xếp các câu sau thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
(1) Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông
Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học.
(2) Học trò theo ông rất đông.
(3) Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng
bọn nịnh thần.
(4) Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng.
(5) Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe.

1
20 tháng 4 2020

1.-Các đoạn văn trong phần trích sau có liên kết với nhau về nội dung

  -Vì ở tại phần mở đầu của mỗi đoạn đều có TN :Với phương pháp thứ nhất;Với cách đọc thứ hai. 2 TN này giúp liên kết các đoạn trong bài văn ;làm cho bài văn 2 thêm mạch lạc hơn .

2

“ Tắt đèn”tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. Qua vụ thuế ở một làng quê, nhà
văn đã dựng lên một bức tranh xã hội có giá trị hiện thực sâu sắc về nông thôn Việt Nam
đương thời. “ Tắt đèn”đã làm nổi bật mối xung đột giai cấp hết sức gay gắt giữa bọn
thống trị
và người nông dân lao động trong xã hội ấy. Trong tác phẩm, nhà văn đã phơi
trần bộ mặt tàn ác, xấu xa của bọn phong kiến thống trịnông thôn, từ bọn địa chủ keo
kiệt độc ác, bọn hào lí tham lam hống hách, bọn quan lại dâm ô bỉ ổi đến bọn tay sai hung
hãn, đểu cáng.

phương tiện liên kết hình thức: +lặp từ ngữ ( những từ đã gạch chân)

                                                  +cách lặp cú pháp (đề ngữ|chủ ngữ - vị ngữ) 

3. Hãy sắp xếp các câu sau thành một đoạn văn hoàn chỉnh.

(mình viết luôn thành đoạn cho bạn nhé !)
Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng.

hãy đánh số câu trong đoạn văn và xác định phép iên kết Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam .Nguyễn Dữ còn có tên khác là Nguyễn Tự ,chưa rõ năm sinh năm mất,chỉ biết ông sống khoảng thế kỉ 16.Người làng Trường Tân nay là Thanh Miện-Hải Dương .Là con trai của Nguyễn Tường  Phiên ,từng đỗ tiến sĩ và làm đến chức tể tướng.Bản...
Đọc tiếp

hãy đánh số câu trong đoạn văn và xác định phép iên kết 

Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam .Nguyễn Dữ còn có tên khác là Nguyễn Tự ,chưa rõ năm sinh năm mất,chỉ biết ông sống khoảng thế kỉ 16.Người làng Trường Tân nay là Thanh Miện-Hải Dương .Là con trai của Nguyễn Tường  Phiên ,từng đỗ tiến sĩ và làm đến chức tể tướng.Bản thân là học trò xuất  sắc của Tuyết Giang Phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm . Tuy nhiên sinh phải thời kì loạn lạc chiến tranh liên miên lên sau khi thi đỗ Hương ,Cống ông chỉ làm quan một năm rồi từ quan về ở ẩn viết sách nuôi mẹ già ở vùng nùi Thanh Hóa đến cuối đời .Suốt mấy thề kỉ qua ,tên tuổi của ông gắn với áng văn Thiên cổ kì bút -Truyền kì mạn lục .Không chỉ bởi trong tác phẩm Nguyễn Dữ đã phát huy hết công lăng của thể loại truyền kì mà còn bởi một bút lực vừa thông minh vừa già dặn vừa rất mực tài hoa . 

1
30 tháng 8 2019

Câu (1) liên kết câu (2): phép lặp - Nguyễn Dữ

Câu (4) liên kết câu (5): quan hệ từ - tuy nhiên.

Câu (6) liên kết câu (7): lặp - ông

Phép thế: "ông" thay thế cho "Nguyễn Dữ"

Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Truyện Kiều. Nhắc đến Truyện Kiều là nhắc đến người con đáng kính của dân tộc Việt Nam: Đại thi hào Nguyễn Du.Ở ông hội tụ đầy đù cả tâm và tài. Cái tâmcủa ông thể hiện qua niềm cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Ông là một người có tấm lòng nhân hậu. Nó chứa đựng cả trong những tác phẩm văn học có...
Đọc tiếp

Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Truyện Kiều. Nhắc đến Truyện Kiều là nhắc đến người con đáng kính của dân tộc Việt Nam: Đại thi hào Nguyễn Du.

Ở ông hội tụ đầy đù cả tâm và tài. Cái tâmcủa ông thể hiện qua niềm cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Ông là một người có tấm lòng nhân hậu. Nó chứa đựng cả trong những tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo sâu sắc của công. Là một người đau trước niềm đau của mọi người, ông đồng cảm và đau nỗi đau của những con người tài hoa, tài sắc song toàn mà mệnh bạc: đó là nằng Kiều, người ca nữ đất Long Thành, Tiểu Thanh …

phat-bieu-cam-nghi-ve-nha-tho-nguyen-du

 

 

Tài của ông nằm ở khả năng vận dụng và làm giàu con chữ Tiếng Việt. Truyện Kiều được viết theo thể thơ Nôm lục bát vừa gần gũi vừa dễ thuộc, dễ đọc. Ông dùng những từ ngữ, những cách diễn đạt gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Dân dã mà vẫn thật hay, vẫn uyên bác và giàu chất nghệ thuật. Hơn thế nữa, với khả năng sáng tạo của mình, ông đã làm cho Tiếng Việt trở nên giàu đẹp và phong phú hơn bao giờ hết. Nhiều từ ngữ, nhân vật trong Truyện Kiều đã sống lại trong lời ăn, tiếng nói thường ngày của người dân Việt Nam như: “Chết đứng như Từ Hải”, đồ “Sở Khanh”,…

Đại thi hào Nguyễn Du là một con người tài hoa với nhân cách cao đẹp. Ông trân trọng những giá trị phẩm chất của con người, tiếc thương cho những kiếp người khổ đau. Tư tưởng, giá trị văn học của ông vẫn mãi lưu truyền tới muôn đời sau.

5

Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Truyện Kiều. Nhắc đến Truyện Kiều là nhắc đến người con đáng kính của dân tộc Việt Nam: Đại thi hào Nguyễn Du.

Ở ông hội tụ đầy đù cả tâm và tài. Cái tâmcủa ông thể hiện qua niềm cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Ông là một người có tấm lòng nhân hậu. Nó chứa đựng cả trong những tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo sâu sắc của công. Là một người đau trước niềm đau của mọi người, ông đồng cảm và đau nỗi đau của những con người tài hoa, tài sắc song toàn mà mệnh bạc: đó là nằng Kiều, người ca nữ đất Long Thành, Tiểu Thanh …

 

 

Tài của ông nằm ở khả năng vận dụng và làm giàu con chữ Tiếng Việt. Truyện Kiều được viết theo thể thơ Nôm lục bát vừa gần gũi vừa dễ thuộc, dễ đọc. Ông dùng những từ ngữ, những cách diễn đạt gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Dân dã mà vẫn thật hay, vẫn uyên bác và giàu chất nghệ thuật. Hơn thế nữa, với khả năng sáng tạo của mình, ông đã làm cho Tiếng Việt trở nên giàu đẹp và phong phú hơn bao giờ hết. Nhiều từ ngữ, nhân vật trong Truyện Kiều đã sống lại trong lời ăn, tiếng nói thường ngày của người dân Việt Nam như: “Chết đứng như Từ Hải”, đồ “Sở Khanh”,…

Đại thi hào Nguyễn Du là một con người tài hoa với nhân cách cao đẹp. Ông trân trọng những giá trị phẩm chất của con người, tiếc thương cho những kiếp người khổ đau. Tư tưởng, giá trị văn học của ông vẫn mãi lưu truyền tới muôn đời sau.

~ hỏi j thế~

8 tháng 1 2019

là sao em ko có hiểu gì cả

28 tháng 1 2019

NHẠT LẮM ; BẢO BẠN TRAI CHO TÍ MẮM MUỐI VÀO

28 tháng 1 2019

Đất lành chim đậu - Đất xấu chim kêu

Tâm trạng ông Hai, trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, được Kim Lân miêu tả:“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây... ” – cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.Hay là quay về làng? ...Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay, về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ...
Đọc tiếp

Tâm trạng ông Hai, trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, được Kim Lân miêu tả:

“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây... ” – cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.

Hay là quay về làng? ...

Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay, về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ...

Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây (...).

Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. về bây giờ ra ông chịu mất hết à?

Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”

(Làng – Kim Lân)

Cho câu văn “Vậy là, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc họa thành công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến.”

 

Lấy câu văn này làm câu chủ đề để phân tích đoạn trích trên, hãy triển khai thành một đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu, trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép, (gạch chân chú thích lời dẫn trực tiếp và câu ghép).

1
23 tháng 11 2019

- Về hình thức: chép chính xác câu chủ đề đã cho để tạo thành đoạn văn có dung lượng khoảng 10 câu (tối thiểu 8 câu, tối đa 12 câu), theo phương pháp quy nạp, có liên kết chặt chẽ, đủ lí lẽ và dẫn chứng, có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu ghép.

- Về nội dung: chỉ phân tích đoạn trích đã cho để làm rõ ý khái quát: ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế (độc thoại nội tâm rất lô-gic, đa dạng kiểu câu, giọng điệu,... ), nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân (yêu làng kháng chiến, đặt tình yêu với đất nước lên trên,...)

- Tham khảo đoạn văn:

Trong đoạn văn được trích từ tác phẩm Làng của Kim Lân, ta thấy lời người đàn bà đi tản cư thông báo về cái tin dữ “cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”... đã ám ảnh ông Hai, khiến ông có ý định “Hay là quay về làng?” ... (1). Đây là lời độc thoại nội tâm rất chân thực diễn tả những suy nghĩ, băn khoăn, không muốn rời xa cái làng mà mình vốn luôn hãnh diện, luôn “khoe ” (2). Thế nhưng suy nghĩ sai lầm ấy đã bị dập tắt ngay khi tác giả miêu tả một cách rất tinh tế những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật (3). Bởi ông Hai hiểu rằng quay về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, là chấp nhận làm nô lệ (4). Rồi ông mường tượng ra quá khứ đen tối và nhục nhã của kiếp sống trước mà còn cảm thấy “rợn cả người” (5). Trong con người ông Hai diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa sáng và tối, được và mất (6). Để rồi người nông dân tản cư ấy đi đến quyết định dứt khoát: “Không thế được! Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” (7). Thù cái làng mà mình đã từng yêu thương, từng gắn bó như máu thịt, đó là sự hi sinh vì làng đó đã theo Tây phản bội đất nước(8). Điều đó chứng tỏ ông Hai đã đặt tình yêu kháng chiến, yêu lãnh tụ lên trên tất cả. Lòng yêu nước đã bao trùm lên tình cảm làng quê, đây là nét mới, là chuyển biến sâu sắc trong tư tưởng, tình cảm của người nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp (9). Vậy là, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc họa thành công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến (10).

Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:     Khoảng cách thế hệ trong nhiều gia đình, giữa học trò tuổi teen và bố mẹ, thậm chí bố mẹ cũng còn rất trẻ, giờ có thêm một tác nhân từ thế giới mạng, hay đúng hơn là sự cám dỗ của mạng kết nối. Nhiều ông bố bà mẹ không tài nào ngủ được khi thấy đèn của chiếc modem nhấp nháy liên hồi. Có ông bố cứ 23 giờ là tắt nguồn modem. Lập tức nghe thấy...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:

     

Khoảng cách thế hệ trong nhiều gia đình, giữa học trò tuổi teen và bố mẹ, thậm chí bố mẹ cũng còn rất trẻ, giờ có thêm một tác nhân từ thế giới mạng, hay đúng hơn là sự cám dỗ của mạng kết nối. Nhiều ông bố bà mẹ không tài nào ngủ được khi thấy đèn của chiếc modem nhấp nháy liên hồi. Có ông bố cứ 23 giờ là tắt nguồn modem. Lập tức nghe thấy một tiếng “á” kinh dị từ tầng trên, và đôi khi cả tiếng làu bàu hồn nhiên không giấu giếm của mấy anh chàng sinh viên thuê nhà bên cạnh, đêm đêm vẫn “hứng” sóng wifi “chùa”. Nhưng tắt modem rồi vẫn không ngắt được kết nối, khi sóng 3G trên điện thoại vẫn chạy vù vù.

Sống là kết nối. Nhưng sống cũng cần có một khoảng lặng ngắt kết nối. Đọc tin và tương tác với mạng xã hội trên Ipad, nhưng đọc sách thì phải trên một thiết bị cầm tay ngắt kết nối kiểu Kindle Fire. Luyện được cách ngắt kết nối trong thời đại số quả là khó khăn, nhưng làm được thì bạn mới có thể sống mà không bị cuốn đi theo vòng xoáy thông tin hỗn độn. Con người khao khát sự kết nối. Rồi một ngày, con người sẽ lại khao khát khoảng lặng ngắt kết nối.

     

Viết đoạn văn bộc lộ suy nghĩ của em về chủ đề: "Kết nối hay ngắt kết nối"

1
1 tháng 3 2021

Sau khi đọc xong đoạn trích trên ta cũng có thể thấy được khoảng cách thế hệ trong nhiều gia đình, giữa học trò tuổi teen và bố mẹ, thậm chí bố mẹ cũng còn rất trẻ, giờ có thêm một tác nhân từ thế giới mạng, hay đúng hơn là sự cám dỗ của mạng kết nối. Vậy nên một trong số vẫn đề ta cần làm rõ ở đây là "Kết nối hay ngắt kết nối" Như ta cũng biết giữa các thế hệ trong một gia đình ngày nay dường như có một khoảng xa cách. Đó là khoảng cách của tuổi tác, của thông tin và của thế giới số. Với công nghệ 4.0 ngày càng phát triển , cha mẹ thì quá bận bịu với công việc, ông bà thì là thế hệ đi trước nên không rành về CNTT, các con cái rất cần sự quan tâm của cha mẹ nhựng họ không có tgian nhiều để dành cho con nên đa phần lớp tuổi teen hiện nay sẽ được bố mẹ sắm cho điện thoại và vùi đầu suốt ngày vào điện thoại. Và đó chính là nguyên nhân kéo các thế hệ trong gia đình có một khoảng xa cách. Vậy làm thế nào để tạo ra khoảng nặng ngắt kết nối ? Đầu tiên cha mẹ cần bớt chút thời gian quan tâm nhiều hơn đến con cái. Tiếp theo , con cái cần gần gũi, vui đùa với ông bà, cha mẹ. Trong gia đình cần có những chuyến đi dã ngoại cả gia đình với nhau để gắn kết tình cảm gia đính. Qua đây ta có thể thấy không thể bắt con người ngừng kết nối internet nhưng các thành viên trong gia đình hãy dành cho nhau những phút giây thư giãn để tạm ngắt kết nối và sống thật với tình cảm thiêng liêng của gia đình.

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được...
Đọc tiếp

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được sự yêu quý, nể trọng”

Không ai biết được tuổi nào phù hợp để mỗi người bắt đầu làm một điều tử tế. Các em cúi chào như một phép lịch sự và chỉ được dạy từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú không làm cho các em chậm giờ vào lớp mà ngược lại nó là niềm vui mỗi ngày đi học, đi làm của các học sinh và người bảo vệ. Sự tôn trọng nảy nở từ chính những hành dộng tưởng chừng như nhỏ nhặt đó khiến môi trường giáo dục trở nên thân thiện,… Để mỗi lần cúi đầu là một lần các em học sinh biết ơn những người không trực tiếp giảng các em những bài học văn hóa nhưng ngầm dạy các em để trở thành một người tử tế. Những điều tử tế cứ từ từ bé nhỏ lớn lên như vậy theo năm tháng, mỗi người trong số chúng ta sẽ trở thành một nhân tố trong cộng đồng của mình.”

Viết văn bản nghị luận khoảng 01 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ bài viết trên.

1
4 tháng 6 2019

Nghị luận về lời chào- văn hóa ứng xử thể hiện sự tử tế (Ông cha ta từ xưa đã có nhận định: Lời chào cao hơn mâm cỗ)

- Tuy nhiên giới trẻ hiện nay chưa hẳn ai cũng thực hiện được

* Khái niệm: Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động, có nhiều cách chào hỏi, nhiều hoàn cảnh khác nhau

* Biểu hiện:

- Con cái phải chào ông bà, cha mẹ khi đi về, khi ra khỏi nhà

- Ra ngoài xã hội, người bé phải chào người lớn tuổi

- Học trò lễ phép chào thầy cô

- Bạn bè chào nhau thân mật

- Chào hỏi là nét đẹp văn hóa, cử chỉ lịch sự trong quá trình giao tiếp

* Nguyên nhân:

- Chào hỏi thể hiện người có trình độ, có nhân cách, có ý thức, đạo đức

- Người không có những ý thức chào hỏi, người có đạo đức kém, trình độ văn hóa hạn chế

KL: Chào hỏi thể hiện nhân cách con người, phản ánh sự văn minh khi xã hội đang phát triển hòa nhập toàn cầu với kinh tế toàn cầu. Là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được...
Đọc tiếp

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được sự yêu quý, nể trọng”

    Không ai biết được tuổi nào phù hợp để mỗi người bắt đầu làm một điều tử tế. Các em cúi chào như một phép lịch sự và chỉ được dạy từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú không làm cho các em chậm giờ vào lớp mà ngược lại nó là niềm vui mỗi ngày đi học, đi làm của các học sinh và người bảo vệ. Sự tôn trọng nảy nở từ chính những hành dộng tưởng chừng như nhỏ nhặt đó khiến môi trường giáo dục trở nên thân thiện,… Để mỗi lần cúi đầu là một lần các em học sinh biết ơn những người không trực tiếp giảng các em những bài học văn hóa nhưng ngầm dạy các em để trở thành một người tử tế. Những điều tử tế cứ từ từ bé nhỏ lớn lên như vậy theo năm tháng, mỗi người trong số chúng ta sẽ trở thành một nhân tố trong cộng đồng của mình.”

Viết văn bản nghị luận khoảng 01 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ bài viết trên.

1
26 tháng 12 2017

Nghị luận về lời chào- văn hóa ứng xử thể hiện sự tử tế (Ông cha ta từ xưa đã có nhận định: Lời chào cao hơn mâm cỗ)

- Tuy nhiên giới trẻ hiện nay chưa hẳn ai cũng thực hiện được

* Khái niệm: Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động, có nhiều cách chào hỏi, nhiều hoàn cảnh khác nhau

* Biểu hiện:

- Con cái phải chào ông bà, cha mẹ khi đi về, khi ra khỏi nhà

- Ra ngoài xã hội, người bé phải chào người lớn tuổi

- Học trò lễ phép chào thầy cô

- Bạn bè chào nhau thân mật

- Chào hỏi là nét đẹp văn hóa, cử chỉ lịch sự trong quá trình giao tiếp

* Nguyên nhân:

- Chào hỏi thể hiện người có trình độ, có nhân cách, có ý thức, đạo đức

- Người không có những ý thức chào hỏi, người có đạo đức kém, trình độ văn hóa hạn chế

KL: Chào hỏi thể hiện nhân cách con người, phản ánh sự văn minh khi xã hội đang phát triển hòa nhập toàn cầu với kinh tế toàn cầu. Là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt

17 tháng 2 2020

ê sao giống tên bff của tui thế

18 tháng 2 2020

đây không phải là chuyên mục nhận người thân