Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Refer:
2,
Nguyên nhân
+Pla-xtic không thể phân hủy trong tự nhiên
+Hàng ngày có hàng triệu bao ni lông được xả ra
+làm tắc các ống nước xả
+Khiến dộng vật có thể nuốt vào bụng làm động vật tuyệt chủng
+Ô nhiễm không khí
theo em là các thế hệ học sinh cần nhận thức rằng đất nước việt nam là mồ hôi sương máu của ông cha ta để lại.là sự hi sinh anh dũng không màng khó khăn,gian khổ để có được đất nước việt nam như ngày hôm nay.chúng ta cần hành động là phải học tập thật tốt và đưa đất nước ta ngày càng tiến bộ sánh vai với các cường quốc năm châu,khẳng định mình trước những quốc gia khác.để cho họ biết rằng chúng ta không phải là một đất nước yếu hèn,mà chúng ta có thể mạnh hơn cả họ
Bao bì ni lông được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều dùng vì sự tiện lợi của nó mà không hề biết hậu quả mà nó ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường và sức khỏe con người.
Ta không quá khó để tìm thấy một bao bì ni lông trên khắp mọi nơi. Quanh các khu chợ người mua kẻ bán đều dùng túi ni lông để đựng hàng hoá của mình. Các khu dân tập kết rất nhiều rác thải túi ni lông do các hộ gia đình sử dụng. Mua cá, mua thịt dùng túi ni lông để đựng, mua rau, mua quả cũng sử dụng túi ni lông, mua trà sữa, cà phê, nước uống mang về cũng không thể thiếu túi ni lông. Dường như, nó trở thành một vật dụng tất yếu phục vụ đời sống con người. Theo con số điều tra gần đây, trung bình cứ một người bán thịt một ngày dùng 1kg túi ni lông, một khu chợ xép nhỏ hàng ngày cũng thải ra đến 300kg túi ni lông. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc trung bình cứ một người thì một ngày sử dụng tám túi ni lông, một phút có khoảng một triệu túi ni lông được dùng, một năm khối lượng túi mà còn người thải ra đủ đề bao quanh trái đất bốn lần với con số lên đến vài trăm tỉ chiếc túi . Ở Việt Nam, khắp các nơi từ thành thị đến nông thôn, lượng rác thải từ túi ni lông thải ra vô cùng lớn, đặc biệt tại hai thành phố lớn tập trung đông dân cư là Hồ Chí Minh, Hà Nội mỗi ngày thải ra hàng trăm tấn túi ni lông.
Đặc biệt, đáng báo động là tình trạng người dân vứt túi ni lông vô tội vạ khắp nơi, ngang đâu vứt đấy gây nghiêm trọng. Tác hại của túi ni lông đến môi trường là vô cùng lớn. Đặc tính của loại túi này là khả năng phân hủy trong môi trường không cao, chúng phải mất hàng nghìn năm mới có thể tự phân hủy được. Bởi vậy, khi chúng bị thải ra môi trường gây ngăn cản sự sinh trưởng của các loài thực vật, hạn chế khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ môi trường của cây trồng dẫn đến năng suất thấp, thậm chí cây trồng có thể bị bệnh và chết khi chưa ra hoa, kết quả. Đồng thời, ở một số nơi lượng rác thải quá lớn, cỏ cây bị ngăn cản không có khả năng bám chặt vào đất dẫn đến tình trạng gãy đổ, xói mòn đất đai khi mưa lớn lũ về. Mặt khác, lượng túi ni lông thải xuống sông biển lớn mà chưa được phân hủy kịp thời, gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường biển, các loài sinh vật dần mất đi môi trường sống của mình, khiến cho tình trạng cá tôm chết hàng loạt nổi lềnh bềnh trên các sông hồ vẫn diễn ra ngày ngày. Túi ni lông vứt ngang nhiên giữa đường sá cũng gây cản trở giao thông lớn, vào mùa mưa, chúng là nguyên nhân gây tắc nghẽn các đường ống thoát nước gây ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt là ở những thành phố lớn.
Bao bì ni lông không chỉ hủy hoại môi trường sống của sinh vật mà còn là tác nhân bào mòn sức khoẻ con người. Trong túi ni lông có chứa các kim loại, khi dùng làm túi chuyên dụng đựng đồ ăn, thức uống có thể đầu độc cơ thể đặc biệt là não bộ và là tác nhân gây nên bệnh ung thư, suy giảm miễn dịch cơ thể. Một số gia đình lựa chọn cách đốt bỏ túi ni lông nhưng không hề biết rằng trong khi đốt bỏ loại túi này, trong khói có chứa chất độc đi-ô x-xin gây nên các bệnh về hô hấp như khó thở, ho ra máu và các dị tật cho trẻ.
Hậu quả khôn lương từ bao bì ni lông, một vật dụng tưởng như nhỏ bé ấy nhưng khiến không ít các quốc gia phải trăn trở để tìm ra giải pháp phù hợp để ngăn chặn chúng "hoành hành" trong đời sống. Hiện nay, một số nước như Thụy Điển, Trung Quốc, Hoa Kỳ đã ra lệnh cấm sử dụng bao bì ni lông. Nước ta cũng cần đề ra những giải pháp quán triệt sử dụng bao bì ni lông đúng cách, nêu có thể nên đề ra luật cấm sử dụng bao bì ni lông trong đời sống là tối ưu nhất. Tổ chức các cuộc thi, các cuộc vận động tìm hiểu về tác hại của bao bì ni lông, nâng cao ý thức của mỗi người trong việc sử dụng túi ni lông. Khuyến khích người dân sử dụng bao bì tự hủy sinh học thay thế các loại ni lông này. Trong nhà trường, thầy cô phải là tấm gương sáng về bảo vệ môi trường, là người bạn đồng hành cùng học sinh trong việc thực hiện các chiến dịch "Hành động vì môi trường", "Nói không với ni lông",...cùng trao đổi với học sinh những giải pháp tối ưu giúp hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng túi ni lông trong đời sống. Mỗi cá nhân, đặc biệt là các bà, các mẹ nội trợ trong gia đình nên thay thế túi ni lông bằng các làn, các túi giấy để đi chợ, các hộp nhựa để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.
Từ bỏ một thói quen là điều không dễ nhưng để hình thành một thói quen mới và tốt cho bản thân và xã hội thì đó là điều nên làm. Để có thể sống trong một môi trường lành mạnh và an toàn, chúng ta phải hành động ngay từ bây giờ.
1. Truyệnvà ký Việt Nam 1930-1945.
TT | Thời gian | Tác giả- tác phẩm | Thể loại | Những nét chính về | |
Nội dung | Nghệ thuật | ||||
1 | 1938 | Nguyên Hồng Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu) | Hồi kí | Nỗi cay đắng tủi cực và lòng yêu thương mẹ của bé Hồng | Lời văn chân thực, cảm động; kết hợp tự sự xen miêu tả, biểu cảm… |
2 | 1939 | Ngô Tất Tố Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn) | Tiểu thuyết | - Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của XH PK. - Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân: vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng… | Cách kể kết hợp miêu tả rất sinh động: nhân vật tự bộc lộ tính cách qua hành động, ngôn ngữ |
| 1943 | Nam Cao Lão Hạc
| Truyện ngắn | Số phận đau thương, của người nông dân trong XH cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. | - Cách kể chuyện chân thực, cảm động - Miêu tả tâm lí đặc sắc…
|
2. Thơ Việt Nam 1900-1945
TT | Thời gian | Tác giả- tác phẩm | Thể loại | Những nét chính về | |
Nội dung | Nghệ thuật | ||||
1 | Đầu thế kỉ XX | Phan Châu Trinh. Đập đá ở Côn Lôn | Thất ngôn bát cú | Khắc hoạ hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước: dù gặp bước gian nguy vẫn không sờn lòng đổi chí | - Bút pháp lãng mạn - Giọng điệu hào hùng |
2 |
| Vũ Đình Liên Ông đồ | Thơ năm chữ | Bài thơ thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũa người xưa... | Thơ ngũ ngôn bình dị, lời thơ cô đọng, gợi cảm |
|
|
|
|
|
|
3. Văn bản nhật dụng
TT | Thời gian | Tác giả- tác phẩm | Phương thức biểu đạt chính | Những nét chính về | |
Nội dung | Nghệ thuật | ||||
1 | 2000 | Thông tin về ngày trái đất năm 2000 | Nghị luận | - Trình bày tác hại của việc dùng bao bì ni lông và lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông, từ đó gợi mọi người ý thức bảo vệ trái đất - Kêu gọi mọi người: “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông” | - Bố cục chặt chẽ - Kết hợp hiệu quả với phương thức thuyết minh
|
2 | 1992 | Bùi Khắc Viện Ôn dịch thuốc lá | Nghị luận | Trình bày nhận thức về tác hại của nạn nghiện thuốc lá nguy hiểm hơn cả ôn dịch: gặm nhấm sức khỏe con người và gây nhiều tác hại với gia đình, xã hội. - Kêu gọi mọi người chống lại, ngăn ngừa ôn dịch thuốc lá | - Kết hợp hiệu quả hai phương thức nghị luận và thuyết minh |
| 1995 | Thái An Bài toán dân số. | Nghị luận | Đất đai không sinh thêm, con người lại càng nhiều lên gấp bội. Sự gia tăng dân số như một bài toán cấp số nhân rất đáng lo ngại. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ làm hại chính mình. | Cách viết nhẹ nhàng, kết hợp hiệu quả giữa nghị luận và kể chuyện |
4/ Văn bản nước ngoài:
TT | Thời gian | Tác giả- tác phẩm | Thể loại | Những nét chính về | |
Nội dung | Nghệ thuật | ||||
1 | Cuối thế kỉ 19 | An-đec-xen Cô bé bán diêm | Truyện ngắn | Tác phẩm truyền cho người đọc lòng thương cảm sâu sắc đối với số phận bất hạnh của em bé bán diêm. | Kể chuyện hấp dẫn: đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng. |
2 | Cuối thế kỉ 19 | Ô-hen-ri Chiếc lá cuối cùng | Truyện ngắn | Câu chuyện làm cho người đọc rung cảm trước tình yêu thương cao cả của những con người bất hạnh. | Tình tiết hấp dẫn, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần... |
TT | Thời gian | Tác giả-Tác phẩm | thể loại | Những nét chính |
ND Nghệ Thuật | ||||