Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bài thơ khắc họa nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt, họ ung dung hiên ngang, dũng cảm lạc quan có tinh thần đồng chí đồng đội và một ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.
Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi cuộc sống lao động tập thể của người dân chài trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước, đồng thời bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thớ trước khung cảnh thiên nhiên đất nước giàu đẹp.
Bé tập đan theo chị - Từ hai bàn tay hai chị em đan những mũ cho bé, khăn cho bà, áo cho mẹ, cho cha lần lượt hiện ra. Mỗi một mũi đan đều là tình cảm mà hai chị em dành cho những người thân trong gia đình mình. Mũ đỏ cho bé, khăn đen cho bà, áo đẹp cho mẹ, áo ấm cho cha đó là những món quà vô giá được làm từ bàn tay bé nhỏ của hai chị em.
2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về người có đức tính chăm chỉ trong học tập và lao động: câu chuyện “Bàn chân kì diệu”, “Ông Trạng thả diều”
2- Tên bài đọc: Bàn chân kì diệu
- Sự việc:
+ Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.
+ Khi biết được hoàn cảnh và tình trạng đôi bàn tay của Ký, cô giáo Cương không dám nhận em vào học.
+ Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công.
- Nhân vật: cô giáo Cương, Ký.
- Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Ký tập viết bằng chân.
- Câu văn em thích: Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết.
- Cảm nghĩ của em: Em rất khâm phục thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Nhờ sự nỗ lực của mình, Ký đã vượt lên trên sự khiếm khuyết của đôi tay để trở thành một học sinh giỏi, viết chữ đẹp. Sau này trở thành một nhà giáo ưu tú.
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về lòng nhân ái:
+ Câu chuyện Sự tích cây vú sữa
+ Câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể
- 1 bài văn (bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên: Bài báo "Tấm gương sáng về lòng nhân ái": Câu chuyện về anh Dương Hồng Quý, 43 tuổi, ở TP Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình) đã hiến tạng cứu sống sáu người đang gây xúc động mạnh mẽ trong cộng đồng về nghĩa cử cao đẹp của anh và gia đình. Anh ra đi nhưng để lại cho đời những món quà vô giá khi sự sống khác được hồi sinh.
- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về lòng dũng cảm.
+ Bài thơ về lòng dũng cảm: Lượm.
+ Câu chuyện về lòng dũng cảm: Truyện cổ tích Thạch Sanh – Lý Thông.
- 1 bài văn (bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các con vật: (Bài văn miêu tả con chó)
Biết em rất yêu quý chó nên kỳ nghỉ hè vừa rồi về chơi với bà ngoại, bà cho em một con chó rất dễ thương, lúc đó chú chó mới được 3 tháng tuổi, em nhìn chú chó là đã thích ngay rồi, em xin bà và khi về bế chú chó theo, em đặt tên cho chú là Misa.
Misa lớn rất là nhanh. Lúc bà cho em, nó chỉ to bằng bắp chân của em bây giờ chú không những lớn nhanh mà còn rất khỏe khoắn, chú có một thân hình đẹp cân đối, bộ lông của chú mượt và mịn như nhung. Hai cái lỗ tai của Misa nhọn, luôn vểnh lên nhìn rất đáng yêu như để nghe ngóng mọi động tĩnh xung quanh mình, Misa rất thông minh và ngoan ngoãn. Chiếc mũi của chú ướt ướt luôn hếch lên để đánh hơi lạ. chú ta có một hàm răng sắc, khi nhìn thấy chú chắc chắn không có tên trộm nào đến gần.
Chú đi đứng rất nhẹ nhàng và chạy rất nhanh. Sáng nào cũng vậy, Misa đùa với chú mèo đen ngoài sân. Đùa chán, chú lại tìm chỗ nào đó mát để nằm. Misa nằm sấp gác mõm lên hai chân trước của mình, lim dim ngủ, tưởng như chú ngủ rất ngon nhưng không phải thế nhé! chú sẽ luôn luôn đứng phắt dậy khi khi nghe có tiếng động hoặc ngửi thấy mùi lạ nào đó. Nếu là người lạ, chú ta liền tỏ ra hung dữ nhe nanh, gầm gừ như muốn nói: “Hãy ra khỏi đây nhanh nào!” nhưng ngược lại đối với thành viên trong gia đình em khi đi đâu vê chỉ cần đến đầu ngõ thôi, chú đã biết và luôn luôn chạy ngay ra cổng đón, chú còn chạy quanh người đuôi thì ngoáy tít lên vì vui sướng, những lúc đó thật là vui, bài văn tả con chó mà em yêu quý nhất.
Nhà em tất cả các thành viên ai cũng thích Misa. Chú như một thành viên quan trọng trong gia đình em. Trước khi đi ngủ, chú luôn đi vòng quanh kiểm tra quanh nhà xem có gì đó bất thường không khiến nhà em luôn yên tâm ngủ sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi, căng thẳng.
* Bài thơ Đoàn kết xóm làng:
Thân thương làng xóm láng giềng
Sẻ chia những lúc buồn phiền khổ đau
Khi vui ta đến với nhau
Ấm trà chén nước chung câu tâm tình
Xây dựng thôn tổ văn minh
Toàn dân đoàn kết chân tình nhắc nhau
Tình làng nghĩa xóm trước sau
Mất đoàn kết chỉ thêm sầu làm chi
Những chuyện vụn vặt bỏ đi
Không nên tính toán nghĩ suy phiền hà
Bác đi vắng tôi trông nhà,
Gần gũi hơn cả ruột rà xa xôi
Nghĩa tình lỡ để mất rồi
Lòng bác đau ít lòng tôi đau nhiều
Xuân về thôn xóm thân yêu
Niềm vui hạnh phúc sớm chiều có nhau!
* Bài báo về tình làng nghĩa xóm: “Vượt qua Covid-19: Ấm áp tình làng nghĩa xóm”, báo Thanh niên: https://thanhnien.vn/vuot-qua-covid-19-am-ap-tinh-lang-nghia-xom-1851069501.htm
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về các bạn cùng lứa tuổi với em:
+ Bài thơ Ngắm trăng của Hoa Diên Vỹ.
+ Câu chuyện Sự tích hoa cúc trắng.
- 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.
“Sự tích hoa cúc” là một câu chuyện ý nghĩa, đã để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ về tình mẫu tử.
Vì thương mẹ em bé đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ và muốn mẹ sống lâu nên em đã tước cánh hoa thành nhiều cánh nhỏ. Tình yêu thương được thể hiện qua hành động, câu chuyện ngợi ca lòng hiếu thảo của em bé từ đó, khẳng định tình mẫu tử là một tình cảm thiêng liêng, bất diệt. Câu chuyện “Sự tích hoa cúc trắng” là một câu chuyện ý nghĩa, sâu sắc, đã bồi đắp thêm cho chúng ta tình cảm gia đình, tình mẫu tử thiêng liêng, giúp mỗi người nhận thức được trách nhiệm và có những hành động, việc làm chuẩn mực, phù hợp với đạo lý của con người.
Tình mẫu tử là tình cảm bất diệt vì thế mỗi con người phải có những hành động thể hiện sự hiếu thảo và đừng bao giờ làm đau lòng cha mẹ từ những việc làm nhỏ nhất. Đó cũng là trách nhiệm trả công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
Bài thơ khắc họa hình ảnh lạ mắt: chiếc xe không kính, tác giả làm nổi bật hình ảnh của những người lính lái xe ở Trường Sơn dũng cảm, bất chấp khó khăn, thể hiện niềm lạc quan tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. Tinh thần vui vẻ, lạc quan vì niềm tin chiến thắng được thể hiện một cách rõ nét qua khổ cuối:
“Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mùi rồi thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”