K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2018
https://i.imgur.com/3TufAAm.jpg
19 tháng 2 2018

HÌnh 1: Viêm phổi mãn tính :

* Triệu chứng:

-Khó thở, thở nhanh, thở gấp, khi thở thì cánh mũi phập phồng

-Đau ngực vùng phổi, đau nhức toàn thân, nhất là vùng ngực

-Ho, khi ho thì cảm thấy đau vùng lồng ngực, nhiều đờm và đờm có thể có màu vàng đục, người bệnh nặng có thể ho đờm kèm với máu.

-Khi vận động thì sẽ thấy rất mệt mỏi. Vận động một lúc thì thấy khó thở, nhiều khi chỉ có thể thở bằng miệng.

* Biện pháp phòng tránh:

Đã có vác-xin ngừa bệnh do vi-rút hoặc vi khuẩn gây viêm phổi. Trẻ thường được chủng ngừa chống vi-rút cúm Haemophilus và vi-rút gây chứng ho lâu ngày, bắt đầu từ khi trẻ được 2 tháng tuổi. Hiện cũng đã có vác-xin chống khuẩn cầu phổi (PCV) – nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi do vi khuẩn.

Trẻ mắc các bệnh mạn tính, đối tượng đặc biệt có nguy cơ mắc các dạng viêm phổi, có thể được tiêm thêm vác-xin hoặc thuốc bảo vệ miễn dịch. Vác-xin cúm thường được khuyên dùng cho trẻ mắc các bệnh mạn tính như rối loạn tim hoặc phổi mạn tính, hen suyễn, cũng như cho trẻ khoẻ mạnh.

Trẻ sinh non được tiêm chống RSV – có thể gây viêm phổi khi trẻ lớn. Bác sĩ cũng có thể cho trẻ dùng kháng sinh ngừa bệnh để ngăn viêm phổi.

Nhìn chung, viêm phổi không lây lan nhưng vi-rút đường hô hấp trên có thể dẫn tới viêm phổi, vì vậy biện pháp tốt nhất để phòng viêm phổi là:

– Tiêm vaccin đầy đủ

– Rửa tay thường xuyên

– Không hút thuốc lá

– Ăn uống hợp lý và thường xuyên luyện tập để tăng cường thể lực.

– Đối với trẻ em nên giữ trẻ tránh xa những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Hình 2: Phổi tắc nghẽn:

* Triệu chứng:

thở

Ho kéo dài

Ho kéo dài, thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Lúc đầu ho cách khoảng, nhưng sau đó ho xảy ra hằng ngày, thường suốt cả ngày, ít khi ho ban đêm. Một số trường hợp, sự giới hạn lưu lượng khí có thể xảy ra mà không ho.

Khạc đờm (đàm)

Bệnh nhân COPD thường có một lượng đờm nhỏ khi ho. Sự thay đổi về màu sắc và độ đặc của đờm thường liên quan với nhiễm trùng phổi do vi khuẩn, điều có thể làm các triệu chứng COPD nặng hơn. Lúc đầu thường khạc đờm ít, xuất hiện vào sáng sớm, đờm nhầy, khi có đợt cấp có thể khạc đờm mủ. Ở giai đoạn bệnh nặng, ho khạc đờm sẽ diễn ra thường xuyên

Khó thở

Là triệu chứng quan trọng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và là lý do mà hầu hết bệnh nhân phải đi khám bệnh, khó thở trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một loại khó thở dai dẳng và xảy ra từ từ, lúc đầu chỉ xảy ra khi gắng sức như đi bộ hay chạy lên thang lầu, khi chức năng phổi bị giảm, khó thở trở nên nặng hơn và bệnh nhân không thể đi bộ được.

* Biện pháp phòng tránh:

  • Tránh những yếu tố kích thích đường hô hấp đặc biệt là thuốc lá, thuốc lào
  • Có biện pháp bảo hộ lao động cho những người tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi như công nhân làm ở hầm mỏ…
  • Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
  • Những người dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cần được tiêm phòng cúm vào mùa đông và mùa thu.

Hình 3: Viêm phế quản :

* Triệu chứng:

- Ho, ho có đờm màu trắng trong, hoặc màu vàng, xanh, xám - Khó thở, thờ khò khè - Sốt cao, người ớn lạnh, mệt mỏi, kèm theo tình trạng tức ngực - Với tình trạng viêm phế quản mãn tính thường gặp ở những người hút thuốc lá, các cơn viêm phế quản cấp tái phát lại nhiều lần trong năm. Thông thường, những triệu chứng ho kéo dài nhiều ngày, ít nhất là 3 tháng trong 1 năm và liên tiếp 2 năm sau đó. Khi đó bệnh đã ở vào giai đoạn mãn tính khó chữa, có thể dẫn tới biến chứng ung thư phổi rất nguy hiểm - Đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh chưa có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ thì các mẹ cần chú ý đến những triệu chứng bất thường ở trẻ như ho, sốt kéo dài trên 2 tuần, khó thở vào ban đêm, thở khò khè, ran rít, nôn trớ, bỏ bú, … Khi trẻ có biểu hiện sùi bọt mép, sắc mặt tím tái, khó thở, … thì cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất vì chậm trễ có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. *Biện pháp phòng tránh: - Hạn chế một cách tối đa việc hút thuốc lá cũng như sử dụng các chất kích thích khác, tránh xa những yếu tố có thể gây dị ứng như phấn hoa, lông chó mèo, … - Giữ gìn, bảo vệ đường thở cẩn thận, tránh các nơi ô nhiễm, nhiều hóa chất, khói bụi. Chú ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh - Tăng cường luyện tập thể dục thể thao đều đặn giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể chống lại nhiều bệnh tật - Điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, do chúng chính là tác nhân gây bệnh chủ yếu.
12 tháng 12 2016

Triệu chứng bệnh viêm phổi mãn tính:

-Khó thở, thở nhanh, thở gấp, khi thở thì cánh mũi phập phồng

-Đau ngực vùng phổi, đau nhức toàn thân, nhất là vùng ngực

-Ho, khi ho thì cảm thấy đau vùng lồng ngực, nhiều đờm và đờm có thể có màu vàng đục, người bệnh nặng có thể ho đờm kèm với máu.

-Khi vận động thì sẽ thấy rất mệt mỏi. Vận động một lúc thì thấy khó thở, nhiều khi chỉ có thể thở bằng miệng.

Biện pháp phòng tránh:

- Cái nì thì mik cũng chưa rõ lắm.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

 

 

20 tháng 3 2017

-Ten benh

Cao huyết áp

-Trieu chung

Các triệu chứng sơ kỳ của bệnh cao huyết áp là chóng mặt, đau đầu, ngủ ít, cảm thấy phiền muộn, hay quên, ù tai, tương tự như các triệu chứng của căn bệnh về chức năng thần kinh.

-Nguyen nhan

Bệnh cao huyết áp có nguyên nhân là do hệ thông trung khu thần kinh và các chức năng tiết dịch của cơ thể bị rối loạn, gây ra chứng bệnh về huyết quản mãn tính trên toàn cơ thể, từ đó gây tổn thương đến tất cả các bộ phận khác trong cơ thể như tim, não, thận v.v…

-Cach phong tranh

1. Duy trì cân nặng hợp lý

Những người thừa cân có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Vậy nên để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần duy trì cân nặng cơ thể hợp lý.

2. Ăn nhiều rau quả

Chế độ ăn khoẻ mạnh với nhiều rau quả tươi, ít chất béo và cholesterol luôn là cách duy trì sức khoẻ, ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp.

3. Ăn nhạt

Ăn ít muối sẽ giúp ngăn ngừa huyết áp tăng cao, lượng muối khuyến cáo tốt cho sức khoẻ là 1 thìa muối nhỏ mỗi ngày. Các thực phẩm đóng gói sẵn thường có chứa nhiều muối vì thế cần đọc kỹ thành phần của thực phẩm trước khi sử dụng.

4. Tập luyện

Một cuộc sống với thời gian tập luyện từ 30 - 60 phút/ngày, 5 ngày 1 tuần sẽ giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa mắc bệnh tăng huyết áp.

5. Uống vừa phải đồ uống có cồn

Sử dụng nhiều đồ uống có cồn làm tăng huyết áp. Vậy nên cần hạn chế lượng đồ uống có cồn khoảng 2 chén một ngày. Đối với phụ nữ nên hạn chế không sử dụng đồ uống có cồn.

6. Giảm stress

Stress có thể gây tăng huyết áp và qua thời gian dài sẽ góp phần gây nên bệnh tăng huyết áp. Thư giãn sẽ giúp giảm huyết áp cao hiệu quả.

7. Không hút thuốc lá

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về huyết áp.

8. Kiểm tra nguồn nước dùng

Nguồn nước gia đình đang dùng có thể chứa nhiều natri, làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp. Vậy nên cần kiểm tra kỹ nguồn n

ước đang sử dụng.

9. Chú ý lối sống

Lối sống đóng vai trò quan trọng đối với những người mắc bệnh tim mạch. Lối sống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa và giảm đáng kể việc phải dùng thuốc điều trị bệnh.

28 tháng 3 2017

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/216759.html

Đã trả lơi

29 tháng 3 2017

sai đó bạn

13 tháng 11 2017

​giúp bảo vệ và giữ gìn hệ hô hấp của chúng ta,làm cho chống lại mọi bệnh tật giúp cho con người chúng ta khỏe hơn nhờ có hệ hô hấp khỏe mạnh

20 tháng 2 2017

tránh các tác nhân gây hại hệ hô hấp, rèn luyện hệ hô hấp

2 tháng 3 2017

bn cho hình đi

1 tháng 5 2017

Cho đề lên ko thì ai ko có sách Ko TL đc đâu

10 tháng 12 2017

- Các loại nơron.
Cần cứ vào chức năng người ta phân biệt 3 loại nơron :
+ Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.
+ Nơron trung gian (nơron liên lạc) nằm trong trung thần kinh, đảm bảo liên hệ giữa các nơron.
+ Nơron li tâm (nơron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở hạch thần kinh sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng (cơ, tuyến), truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng.

4 tháng 12 2017

Câu 1:

Thành phần của máu Chức năng
Hồng cầu Vận chuyển O2 và CO2 trong hô hấp tế bào .
Bạch cầu Bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh.
Tiểu cầu Dễ bị phá huỷ để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu.
Huyết tương Duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng,chất thải,hoocmon,muối khoáng dưới dạng hoà tan.

Câu 2:

-Cấu tạo của hệ tuần hoàn:

+ Dịch tuần hoàn.

+ Tim.

+ Mạch máu.

+ Các van.

- Chức năng của hệ tuần hoàn :

+Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể

+Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết

+Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn

+Vận chuyển hormone.

Câu 3:

- Sự thở (thông khí I phổi): Hít vào và thở ra làm cho khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.

- Sự trao đổi khí ở phổi: Không khí ở ngoài vào phế nang (động tác hít vào) giàu khí ôxi (O2), nghèo cacbonic (CO2). Máu từ tim tới phế nang giàu cacbonic (CO2), nghèo ôxi (O2). Nên ôxi (O2) từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic (CO2) từ máu khuếch tán vào phế nang.

- Sự trao đổi khí ở các tế bào: Máu từ phổi về tim giàu ôxi (02) sẽ theo các động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn diễn ra quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, đồng thời tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonic (CO2), nên nông độ O2 luôn thâp hơn trong máu và nồng độ CO2 lại cao hơn trong máu. Do đó O2 từ máu được khuếch tán vào tế bào và CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu.

Câu 4:

Các bước tiến hành hà hơi thổi ngạt:

- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay.
- Hít một hơi đầy ghé sát miệng nạn nhân thổi 1 hơi không để không khí lọt ra ngoài.
- Ngưng thổi rồi thổi tiếp.

- Cứ làm như vậy 12-20 lần/phút đến khi nạn nhân tự thở được.

Chúc bạn học tốt!