K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2020

Bạn lớp 4A Cô Mai phải không ? Trường Tiểu Học Xuân Lai

15 tháng 7 2018

Cánh đồng buổi sáng đã rất đẹp. Cánh đồng quê vào một buổi chiều đẹp trời cũng đẹp không kém. Mình bất ngờ trước vẻ đẹp của cánh đồng thẳng cánh cò bay. Nếu bạn được ngắm cánh đồng quê mình vào một buổi chiều thì bạn sẽ thấy tâm hồn thư thái và dễ chịu.

Khi trời chưa tắt nắng, bầu trời cao xanh, từng đàn chim đang bay liệng giữa tầng không. Ánh nắng nhạt của buổi chiều trải khắp cánh đồng, những ruộng lúa chín như vàng sậm hơn. Còn những thửa ruộng đã gặt xong khoác lên mình màu áo mới. Trên những thửa ruộng đã gặt, những chú chim đang nhặt những hạt thóc rơi vãi. Các bác nông dân đang tập trung gặt cho hết khóm lúa còn lại.

Mặt trời lặn sau dãy núi phía xa xa. Trời mát dịu hơn vì đã hết nắng. Các bác nông dân đang sửa soạn ra về. Những xe lúa đầy ắp nối đuôi nhau về làng. Tiếng cười nói vui vẻ trước một vụ mùa bội thu.

Cánh đồng quê buổi chiều thật đẹp vào mùa lúa chín. Khi trở về thành phố, mình sẽ không bao giờ quên được những cánh cò bay lả bay la trên cánh đồng trìu bông, không bao giờ quên được tiếng sáo diều vi vu, vi vút., trên bầu trời cao, xanh thẳm...

2 tháng 4 2018

Chiều đã ngả bóng. Chiều thu muộn, bãi sông trở nên êm đềm, mênh mang. Chiều bảng lảng như mang tất cả hồn quê tụ vào cảnh vật.

Con sông Thương đã bao đời nay vẫn thế, nước chảy đôi dòng, dòng trong dòng đục. Bà em nói : “ Con gái làng ta xinh giòn là nhờ nước sông Thương đấy cháu ạ…”. Bãi làng Chanh quê em rộng và dài hơn ba cây số do phù sa sông Thương bồi đắp nên. Bãi dâu xanh thẫm hiện lên trong nắng vàng hoe. Những luống bắp giống mới chạy dài từ mép sông lên tân bìa làng, hoa bắp rung cờ như múa, như vẫy vẫy. Tiếng gió thổi, tiếng lá reo, tiếng người lao xao nói cười giữa màu xanh của bãi dâu, của nương khoai ruộng bắp. Tiếng các cô thiếu nữ ra bến sông giặt giũ nghe ríu rít trong veo. Tiếng chuông chùa xa ngân buông trong màu vàng thẫm. Không gian đất trời như rộng ra, êm đềm, thơ mộng, thanh bình.

Lúc đàn chim chuyển mùa, từng tốp ba con, năm mười con bay qua bãi sông làng em thì bầy trẻ nhỏ đi học cũng kéo về. Bãi sông vui hơn bao giờ hết. Tiếng cười, tiếng reo hò đuổi nhau, tiếng hát của tuổi thơ xao động một vùng sông nước.

Trời đã chập choạng mà góc bãi sông gần bến nước vẫn còn vài chục đứa trẻ chỉ mặc quần đùi vừa đá bóng vừa reo hò ầm ĩ…

Thầy Ha-men là hình ảnh tiêu biểu nhất cho nỗi đau của một người dân mất nước. Vẫn như mỗi lần, thầy Ha-men đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Không phải ngày lễ phát phần thưởng hoặc có thanh tra đến trường, nhưng thầy Ha-men vẫn ăn mặc rất trang trọng. Lớp học của trường làng, trước đây ồn ào, vui vẻ thế, nhưng hôm nay trở nên trang trọng khác thường. Ngoài lũ học trò quen thuộc, buổi học hôm nay còn có nhiều bà con dân làng đến dự, và ai nấy đều có vẻ buồn rầu.

Thầy Ha-men với giọng dịu dàng và trang trọng thông báo cho mọi người biết lệnh từ Béc-lin là từ nay, chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren... Thầy giảo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Phrăng vô cùng choáng váng khi nghe thầy nói. Tất nhiên, thầy Ha-men càng xót xa hơn khi nói lên sự thật mà bất cứ người con nào của vùng An-dát và Lo-ren cũng đều không mong muốn. Thầy đã gắn bó với ngôi trường này gần 40 năm, thầy đã phụng sự cho quê hương, hết lòng với Tổ quốc. Bà con đến với trường trong buổi học cuối cùng là để tạ ơn thầy Ha-men trước khi thầy rời xa mái trường thầy nhiều năm gắn bó. Thầy nói lên một cách chân thành, xúc động về sự coi nhẹ học hành, thầy cho rằng đó là một trong những nguyên nhân làm nước Pháp thất bại. Thầy cũng nhẹ nhàng phê phán Phrăng nhiều lần về việc em không chăm chỉ học hành. Bài học yêu nước từ việc chăm chỉ học hành đã được thầy nối lên một cách chân thành và giản dị.

Giờ Ngữ pháp, thầy phân tích và giảng giải để nâng cao lòng tự hào trong mỗi học sinh về một ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sángnhất.Thầy nhấn mạnh về nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp đối với mỗi công dân. Yêu tiếng Pháp chính là yêu nước Pháp, yêu nước Pháp đểtiến đến giải phóng đất nước ra khỏi cảnh bị đô hộ. Thầy nhấn mạnh vai trò của chừ viết trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và sức mạnh trong cuộc đấu tranh chống ách nô lệ: Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù. Có thế nói buổi học cuối cùng là buổi học về lòng yêu nước mà trước hết là yêu tiếng Pháp, bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp. Bài học ấy thiêng liêng biết bao, nhât là đôi với thầy Ha-men, đối với Phrăng và các cô cậu khác, đối với cụ già, Hô-de và bao người dân vùng An-dát trong những năm tháng đau thương.

Hình ảnh người thầy trong buổi học cuối cùng thật trang trọng nhưng cũng thật cảm động. Những gì thầv nói ra đều xuất phát từ tận đáy lòng thầy, đó là lòng yêu nước nồng nàn, yêu quê hương tha thiết và yêu tiếng mẹ đẻ của mình. Thầy cố gắng truyền tải lòng yêu nước của mình đến với thế hộ trẻ, những người sẽ gánh trách nhiệm giải phóng quê hương, giữ gìn nhừng giá trị truyền thống cua dân tộc.

6 tháng 4 2020

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “Kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “Kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

6 tháng 10 2017

Ngày xửa, ngày xưa, ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tiều phu đã già mà vẫn chưa có con. Ngày ngày, họ phải lên rừng đốn củi về đổi lấy gạo nuôi thân. Tuy nghèo nhưng họ lại hay làm việc nghĩa giúp đỡ mọi người. Thấy thế, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con của họ.

Rồi bà vợ có mang, nhưng kì lạ thay, đã qua mấy năm mà không sinh nở. Người chồng lâm bệnh qua đời. Mãi sau, bà vợ mới sinh được một cậu con trai, đặt tên là Thạch Sanh.

Khổ thay, khi cậu bé vừa lớn khôn thì mẹ lại chết. Một mình cậu lủi thủi ra vào túp lều rách nát dưới gốc cây đa cổ thụ. Gia tài chẳng có gì đáng giá ngoài lưỡi búa của cha để lại. Cậu tiếp tục kiếm sống bằng nghề đốn củi. Ngọc Hoàng sai các thiên thần xuống dạy Thạch Sanh võ nghệ và các phép thần thông.

Một hôm, Lí Thông làm nghề bán rượu đi ngang qua gốc đa. Thấy chàng trai vạm vỡ khoẻ mạnh gánh hai bó củi rất lớn, hắn liền nghĩ bụng : “Chà! Người này khoẻ như voi. Nó mà về ở cùng ta thì lợi biết bao nhiêu!".Lí Thông lân la gợi chuyện làm quen. Thạch Sanh thật thà kể cho hắn nghe gia cảnh của mình. Lí Thông gạ Thạch Sanh kết nghĩa làm anh em. Đang cô đơn, nay có người quan tâm săn sóc đến mình, Thạch Sanh vui vẻ nhận lời rồi từ giã gốc đa, về sống chung với mẹ con Lí Thông.

Bấy giờ, trong vùng có con chằn tinh hung dữ hay ăn thịt người. Nó có phép biến hoá khôn .lường. Dân phải lập miếu thờ và mỗi năm phải nộp cho chằn tinh một mạng người để nó đỡ phá phách.

Năm ấy, đến lượt Lí Thông nộp mình. Mẹ con hắn sợ lắm, bày mưu tính kế lừa để Thạch Sanh chết thay. Lí Thông sắp sẵn một mâm rượu thịt. Chiều tối, Thạch Sanh đi kiếm củi về, Lí Thông mời chàng ăn rồi bảo:

- Đêm nay đến lượt anh canh miếu thờ, ngặt vì anh đang cất dở mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.

Tin lời, Thạch Sanh đi ngay.

Nửa đêm, Thạch Sanh đang thiu thiu ngủ thì chằn tinh sau miếu hiện ra, giơ nanh múa vuốt định vồ lấy chàng. Thạch Sanh lấy búa đánh lại. Chằn tinh thoắt ẩn thoắt hiện Không hề sợ hãi, Thạch Sanh trổ hết tài nghệ để đánh quái vật. Lát sau, lưỡi búa của chàng đã chém xả nó làm hai mảnh. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lổ. Cạnh xác nó là bộ cung tên bằng vàng. Thạch Sanh chặt đầu quái vật rồi nhặt bộ cung tên xách về nhà.

Tưởng oan hồn Thạch Sanh hiện về đòi mạng, mẹ con Lí Thông kinh hãi, rối rít lạy van. Nghe Thạch Sanh kể chuyện giết chằn tinh, chúng mới hoàn hồn. Vốn là kẻ độc ác, tham lam và thâm hiểm, Lí Thông nảy ra kế khác, tiếp tục lừa Thạch Sanh. Hắn vờ tỏ vẻ lo lắng:

- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, ắt phải tội chết. Thôi em hãy mau mau trốn đi! Mọi việc ở nhà anh sẽ lo liệu.

Thạch Sanh thật thà tin lời hắn. Chàng vội vàng từ biệt mẹ con Lí Thông rồi trở về túp lều cũ dưới gốc cây đa, ngày ngày kiếm củi nuôi thân. Còn Lí Thông, vội vàng mang đầu chằn tinh vào cung nộp cho nhà vua, được vua ban thưởng hậu hĩ và phong cho chức Quận công.

Công chúa con vua đến tuổi lấy chồng. Hoàng tử nhiều nước sai sứ đến cầu hôn nhưng nàng chưa ưng ý mộỉ ai. Vua đành mỏ hội gieo cầu để công chúa trên lầu cao ném quả cầu trúng vào ai thì sẽ lấy nqười đó làm chồng. Không may, lúc nàng sắp gieo cầu thi một con đại bàng khổng lồ sà xuống quắp nàng đi.

Đại bàng bay qua nơi Thạch Sanh ở, Trông thấy nó, chàng liền lấy cung tên vàng ra bắn, Bại bàng trúng thương vào cánh, lảo đảo bay về núi. Lần theo dấu máu, Thạch Sanh tìm được hang sâu, chỗ nó giấu công chúa.

Từ ngày công chúa mất tích, nhà vua vô cùng đau khổ. Ngài ra lệnh cho Lí Thông phải đi tìm và hứa sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Lí Thông trong lòng vừa mừng vừa sợ. Cuối cùng, hắn lại nghĩ ra được một kế hay.

Hắn truyền lệnh mở hội thi hát mười ngày để nghe ngóng tin tức Thạch Sanh. Đến ngày thứ mười thì hắn gặp Thạch Sanh đi xem hội. Nghe Lí Thông nói phải đi tìm công chúa mất tích, Thạch Sanh kể lại mọi chuyện. Lí Thông mừng rỡ nhờ chống dẫn đường đến hang của đại bàng.

Đến nơi, Thạch Sanh vội vã xuống cứu công chúa. Quân lính của nhà vua cột dây vào lưng chàng rồi thả xuống hang sâu.

Vốn là một chằn tinh có nhiều phép lạ, đại bàng tuy bị thương nặng nhưng vừa thấy chàng nó liền chồm dậy, tung cánh, chĩa vuốt lao đến Thạch Sanh giương cung bắn mù mắt nó, lấy búa bổ vỡ đầu nó. Chàng lấy dãy buộc ngang mình còng chúa rồi ra hiệu cho quân lính ở trên kéo nàng lên. Cõng chúa vừa được đưa lên mặt đất thì Lí Thông sai quân lính đưa nàng về cung. 'Hắn ở lại vần đá lấp cửa hang hòng giết chết Thạch Sanh để cướp công chàng.

Biết mình bị hại, Thạch Sanh cố tìm ối thoát. Đến cuối hang sâu, chàng chợt thấy một chàng trai bị nhốttrong cũi sắt. Thạch Sanh lấy bộ cung tên vàng bắntan cũi sắt, cứu được thái tử con vua Thuỷ Tề bị đại bàng bắt nhốt ở đây. Thái tử hết lời cảm tạ và mời ân nhân xuống thăm thuỷ cung. Gặp lại con, Thuỷ Tề vô cùng sung sướng và đối đãi với Thạch Sanh rất hậu. Thạch Sanh từ chối nhận bạc vàng châu báu, chỉ xin một cây đàn. Thái tử rẽ nước đưa chàng lên bờ. Chàng lại trở về túp lều dưới gốc đa xưa.

Lại kể đến chuyện của chằn tinh và đại bàng. Sau khi bị Thạch Sanh giết chết, hồn chúng lang thang khắp nơi. Tình cờ gặp nhau, chúng bàn cách trả thù chàng. Chúng ăn trộm một số đồ vật quý giá trong cung vua, lén bỏ vào túp lều của Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Chàng chẳng thể nào giãi bày nỗi oan khuất của mình.

Từ hôm được cứu thoát, công chúa tự nhiên sinh bệnh, suốt ngày buồn rầu, ủ rũ, chẳng nói chẳng cười. Lễ cưới của nàng với Lí Thòng phải hoãn lại. Vua sai hắn đi mời thầy thuốc về chữa cho công chúa nhưng các danh y dù giỏi đến mấy cũng đành bó tay.

Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, buồn quá bèn đem đàn ra gảy. Tiếng đàn nỉ non, ai oán, trách móc... vọng vào tận hoàng cung. Nghe tiếng đàn, bỗng nhiên công chúa nói cười vui vẻ. Nàng xin vua cha cho gọi người gảy đàn.

Nhà vua vừa mừng vừa lấy làm lạ. Khi được đưa vào cung, Thạch Sanh đã kể hết đầu đuôi mọi chuyện. Sự thật được phơi bày. Nhà vua giận dữ sai bắt giam hai mẹ con tên Lí Thông độc ác rồi giao cho Thạch Sanh xét xử. vốn tính nhân hậu, thương người, Thạch Sanh tha cho chúng nhưng trên đường về nhà, hai mẹ con hắn đã bị sét đánh chết và hoá kiếp thành bọ hung.

Lễ cưới của công chúa và Thạch Sanh được tổ chức linh đình suốt mấy ngày liền. Ai cũng mừng cho chàng trai thật thà tài giỏi.

Nghe tin vua gả công chúa cho một kẻ đốn củi nghèo khổ, hoàng tử của mười tám nước liền kéo quân sang đánh. Thạch Sanh xin vua được đi trừ giặc. Chàng chỉ mang theo cây đàn thần. Tiếng đàn của chàng vừa réo rắt cất lên thì quân giặc bủn rủn hết tay chân, vội vã xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Mấy vạn tướng sĩ thấy chỉ có một niêu cơm bé tí được mang ra thì bĩu môi, không thèm cầm đũa. Thạch Sanh tươi cười đố họ ăn hết niêu cơm ấy, chàng sẽ trọng thưởng. Nhưng kì lạ thay, cơm xới đến đâu lại đầy lên đến đấy. Quân sĩ mười tám nước vô cùng kinh ngạc, vội lạy tạ Thạch Sanh rồi rút về nước.

Nhà vua truyền ngôi cho Thạch Sanh. Hai vợ chồng chàng sống êm đềm, hạnh phúc bên nhau.

6 tháng 10 2017

copy vừa thôi 

21 tháng 12 2017

Tôi vốn là một hoàng tử con nhà trời, nhưng vua cha muốn tôi có những trải nghiệm cuộc sống thực tế dưới trần gian để trưởng thành hơn, cũng là để khảo nghiêm cuộc sống của người dân nơi hạ giới nên đã cho tôi đầu thai vào kiếp người. Nhưng cuộc sống dưới trần thế này không phải cuộc sống nhung lụa, hòa quang như khi còn trên thiên đình mà tôi trở thành một con người hoàn toàn khác với cuộc sống khác, đó là cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn tình thương phải tự mình mưu sinh. Hơn thế nữa, lần đầu tôi được tiếp xúc với những con người, tốt có, xấu có và phải vượt qua được hết những thử thách vua cha đặt ra tôi mới đạt được hạnh phúc thực sự.

Tên dưới trần thế của tôi là Thạch Sanh, tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ làm nghề tiều phu, tuy nghèo nhưng bố mẹ luôn giành cho tôi những tình cảm thương yêu, quan tâm nhất. Nhưng bất hạnh thay, khi tôi vừa mới lên mười thì bố mẹ đều ra đi, tôi trở thành một đứa trẻ mồ côi sống cô đơn ở một vùng núi đá hẻo lánh. Gia tài bố mẹ để lại cho tôi chỉ là một căn lều lụp xụp, rách nát vốn chẳng thể che chắn hết những trận mưa, và một chiếc rìu để tôi có thể kiếm sống. Cuộc sống khó khăn, bất hạnh là vậy nhưng tôi không hề chán nản buông xuôi, ngược lại tôi luôn nỗ lực, phấn đấu lớn lên, trở thành một chàng trai khỏe mạnh, cao lớn.

Cuộc sống của tôi có lẽ cứ như vậy trôi qua nếu như không có cuộc gặp gỡ với Lí Thông, một tay buôn rượu. Khi gặp tôi thấy khỏe mạnh hắn ta đã tính toán để mang tôi về làm giàu cho mẹ con hắn, còn chủ động kết nghĩa huynh đệ với tôi. Lúc ấy tôi không hề biết được âm mưu thực dụng của hắn ta mà vô cùng cảm động vì từ nhỏ tôi đã sống quá cô đơn, ngoài bố mẹ thì hắn ta là người đầu tiên quan tâm đến tôi. Vậy là không hề suy tính mà đi theo hắn về nhà, với sức khỏe của tôi công việc làm ăn của Lí Thông ngày càng phát đạt, hắn ta lúc nào cũng ăn nói ngọt ngào làm tôi lầm tưởng hắn ta thực sự coi tôi là anh em.

Năm ấy, trong làng có một con xà tinh tác oai tác quái, đến kì hạn ba tháng người dân lại phải mang đến trước miếu của nó một thanh niên khỏe mạnh để cho nó tu luyện. Và lần này đến lượt Lí Thông, thế là mẹ con hắn đã toan tính mang tôi rat hay thế cho hắn, nói với tôi là trông trước miếu giúp hắn một đêm. Lúc ấy trong cảm nhận của tôi hắn là một người anh em tốt nên việc nhờ vả này đâu có ích gì. Đến tối tôi mang rìu ra canh trước cửa miếu, khi tôi đang thiu thiu ngủ thì bỗng hiện lên một con xà tinh khổng lồ, nó quấn lấy tôi và xiết chặt. Không hề nao núng, tôi vung rìu lên chiến đấu với nó, cuối cùng chặt đầu nó và mang về nhà. Khi thấy tôi về nhà mẹ con Lí Thông đã ngạc nhiên lắm vì chắc mẩm tôi đã nằm trong bụng xà tinh. Khi biết sự tình, mẹ con Lí Thông đã nói đó là vật nuôi của nhà vua, nay tôi chém Xà tinh thì thoát không khỏi tội chết, và nói tôi hãy trốn đi. Và nghiễm nghiên Lí Thông mang đầu xà tinh đi nhận thưởng.

Tôi vẫn không hề hay biết mà trở về típ lều nhỏ trước đây mình sinh sống. Vào buổi sáng nhiều ngày sau đó, khi đang chẻ củi thì tôi nghe thấy tiếng kêu cứu của một cô gái, ngẩng đầu lên nhìn thì ra cô gái bị đại bàng tinh quắp mang đi. Tôi đã lần theo đường bay của đại bàng đến một hang núi, đến trước cửa động đang định xông vào cứu người thì bị địa bàng tấn công, như lần trước tôi cũng giết được đại bàng, khi định xuống cứu thì Lí Thông cũng vừa đến nơi, nghe nói người bị bắt là công chúa và ai cứu công chúa sẽ được nhà vua trọng thưởng. Một lần nữa Lí Thông lừa tôi xuống hang đại bàng cứu công chúa, tôi ngay lập tức đồng ý. Khi công chúa lên đến nơi thì hắn ta lấy đá lấp cửa hang, để tôi không thể lên. Lúc bấy giờ tôi mới biết lòng dạ thâm độc của Lí Thông.

Tôi đã đi xung quanh hang động để tìm cửa ra thì vô tình cứu được con trai của vua thủy tề, sau đó được vị vua này ban cho cây đàn thần. Tôi mang theo đàn thần trở về túp lều của mình, nửa đêm hôm đó oan hồn của xà tinh và đại bàng đã đã lấy trộm bảo vật trong cung cấm, vu oan cho tôi, tôi bị giam vào trong ngục, buồn chán tôi mang cây đàn ra đánh thì có người mang tôi đến diện kiến nhà vua. Lúc này công chúa nhìn tôi và nói với vua cha rằng chính tôi đã cứu nàng. Nhà vua đã chọn tôi làm phò mã còn mẹ con Lí Thông thì bị trừng phạt thích đáng.

Không lâu sau đó, mười tám nước chư hầu đã kéo quân xâm lược, nhà vua đã giao cho tôi trọng trách cầm quân đánh giặc. Khi ra trận tôi dùng cây đàn thần vua thủy tề cho để làm tê liệt ý chí chiến đấu của quân giặc. Khi đã giành đc thắng lợi tôi còn mang liêu cơm thần ra để thiết đãi quân chư hầu, ban đầu chúng tỏ vẻ coi thường lắm vì liêu cơm rất nhỏ mà quân sĩ đến vài chục vạn người. Nhưng liêu cơm ăn bao nhiêu cũng không hết, quân chư hầu bấy giờ mới tâm phục khẩu khục và không dám sang xâm phạm nữa. Cũng từ đó tôi và công chúa sống hạnh phúc mãi mãi.

3 tháng 8 2018

bài của nguyễn hồng như hay đấy

1 tháng 11 2016

y nghia cua truyen con rong chau tien la gi

 

25 tháng 10 2017

Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra tôi đã mồ côi cha. Cha tôi mất vì căn bệnh nhồi máu cơ tim. Một mình mẹ tần tảo sớm khuya nuôi tôi khôn lớn. Mẹ không chỉ là người mẹ mà còn là "người cha" tuyệt nhất trên đời.

Tôi chẳng biết phải bắt đầu nói về mẹ từ đâu nữa. Mẹ tôi không đẹp lộng lẫy như cô tiên trong chuyện cổ tích. Mẹ tôi chỉ là một người bán rau bình thường. Hàng ngày, từ 4 rưỡi sáng, mẹ đã phải gánh rau ra chợ bán và về khi tối mịt. Cuộc đời mẹ là chuỗi những ngày tháng dài vất vả, lam lũ. Mẹ là người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường nhất mà tôi biết.

Mẹ tôi cao và gầy, làn da đen xạm vì nắng gió. Khuôn mặt xương xương, xuất hiện một vài nếp nhăn của tuổi 40. Đôi mắt hiền từ, chất chứa bao tình yêu thương. Mỗi khi nhìn vào đôi mắt ấy tôi như được tiếp thêm động lực, tiếp thêm niềm tin vào cuộc sống. Tôi yêu nhất đôi bàn tay mẹ. Đôi bàn tay thô ráp, các ngón tay gầy gầy, ram ráp. Chính bàn tay ấy đã nuôi tôi khôn lớn, trưởng thành. Mẹ luôn dành cho tôi tất cả những điều tuyệt vời nhất, nhưng tôi chỉ biết làm mẹ phải buồn, phải khóc.

Tôi cư xử thiếu lễ độ với mẹ, tôi luôn trách móc mẹ tại sao gia cảnh nhà tôi lại nghèo khổ, cơ cực đến thế. Mẹ đã ôn tồn nhắc nhở tôi chú ý đến lời ăn tiếng nói, nhưng tôi bướng bỉnh, không nghe theo, vẫn chứng nào tật ấy. Mẹ chẳng biết nói gì thêm, những giọt lệ lặng lẽ rơi.

Nhớ bao lần mẹ nhắc tôi sắp xếp lại bàn học, giường ngủ hay đơn giản chỉ là gấp lại cái chăn nhưng tôi cũng không làm. Mẹ cặm cụi làm hết hộ tôi. Mẹ lại buồn, và hình như mẹ đã khóc. Dù tôi có mắc lỗi bao nhiêu lần, mẹ cũng đều tha thứ. Trong ký ức non nớt, bồng bột, tôi cứ tưởng những lỗi lầm ấy dường như cũng sẽ phai mờ. Nhưng với mẹ, mẹ luôn nhớ tất cả những lần ấy như nhớ những vết thương lòng còn in sâu lại mãi. Tôi thấy rõ điều ấy trong tiếng thở dài của mẹ, trên vầng trán ngày càng nhiều nếp nhăn và qua những giọt nước mắt mặn chát mà tôi không bao giờ đếm nổi là bao nhiêu. Phải chăng tôi là đứa con gái quá vô tâm?

Mẹ tôi sống nhân hậu, bao dung và luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác. Khi hàng xóm bận công việc thì mẹ giúp họ trông coi nhà, lo cơm nước. Khi họ cần đi xa ít ngày, mẹ đều giúp trông coi nhà cửa. Trên tất cả mẹ tôi là người mẹ tuyệt vời.

Lúc ăn cơm, mẹ luôn nhường phần cơm dẻo và thơm cho tôi, còn mẹ chỉ ăn cơm cháy. Nhà tôi khó khăn lắm, nhiều lúc hết gạo mà chẳng có tiền để mua, những lúc ấy dù có phải chạy vạy sang xin nhà hàng xóm, mẹ vẫn cố lo cho tôi một bữa ăn tử tế. Và rồi mẹ chẳng ăn hạt cơm nào mà dành hết cho tôi. Đến tối, khi tôi đã ngủ say, mẹ lại lặng lẽ luộc củ khoai ăn cho đỡ đói. Nhìn thấy mẹ như vậy, tôi chẳng biết làm gì hơn, ngoài khóc và thầm cảm ơn tấm lòng hy sinh cao cả của mẹ. Mẹ tôi là thế đấy, mẹ tôi luôn nghĩ về tôi trước khi nghĩ tới bản thân mình.

Trong đời, chẳng ai mà chẳng có một kỷ niệm nào đó với người mẹ yêu dấu. Và tôi cũng thế. Hôm ấy, đang trên đường từ trường về nhà, tôi đi ngang qua khu chợ mẹ tôi hay ngồi bán rau. Tôi chợt thấy Ly- đứa bạn cùng lớp với tôi và mẹ nó đang mua rau ở hàng của mẹ tôi. Tôi định quay mặt làm ngơ thì từ đằng sau vang lên tiếng mẹ " My à ! Sao hôm nay về sớm thế con?" Tôi quay lại, con bé Ly tròn xoe mắt nhìn tôi.

- Mẹ bạn à?

Một thoáng bối rối hiện qua trong tôi, "chẳng lẽ bây giờ mình lại tự nhận mẹ mình chỉ là một người bán rau thôi sao?" ngập ngừng một lúc tôi vội xua tay.

- Không, bác ấy chỉ là hàng xóm trong nhà mình thôi!

Dù chỉ lướt qua, tôi cũng thấy biểu cảm trên khuôn mắt mẹ thay đổi hoàn toàn, đôi mắt đỏ hoe. Khi về đến nhà, mẹ hỏi tôi trong nước mắt.

- Sao lúc nãy con không nhận mẹ là mẹ của con? Chẳng lẽ mẹ khiến con xấu hổ đến thế sao?

Tôi cố kìm nén cảm xúc:

- Phải, con rất xấu hổ. Con luôn cảm thấy ông Trời quá bất công, sao lại bắt con sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, bắt con mồ côi cha và một người mẹ bán rau ngoài chợ thế này chứ?

Câu nói vừa dứt, tôi nhận ngay một cái tát từ mẹ. Đó là lần đầu tiên mẹ tát tôi. Mẹ nói trong sự nghẹn ngào:

- Ừ thì mẹ nghèo, mẹ không cho con được cuộc sống sung sướng. Nhưng bán rau là hèn hạ lắm ư? Bán rau mà mẹ vẫn nuôi con ăn học tử tế bằng bạn, bằng bè. Mẹ làm vậy là sai sao?

Những giọt nước mắt tôi cố kìm chế cuối cùng cũng phải bật ra. Tôi vội chạy đến, ôm chầm lấy mẹ, khóc nức nở "Con xin lỗi mẹ". Mẹ cũng ôm tôi mà khóc.

Kỷ niệm này cả đời tôi sẽ không quên. Nó nhắc tôi rằng. Không có việc nào là hèn hạ cả. Như mẹ tôi vậy, nếu không có những gánh rau ấy, liệu tôi có lớn khôn như ngày hôm nay không?

Có lẽ là bao lần mẹ mong ở tôi một câu nói: "Con thương mẹ". Chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm mẹ hạnh phúc, quên đi bao lo toan, mệt mỏi trong cuộc sống. Buồn thay tôi lại cho nó là điều giả tạo chẳng hợp với tôi. Làm sao đôi môi khô khan có thể thốt lên những lời ngọt ngào ấy?

Mẹ đã hy sinh quá nhiều vì tôi nhưng chẳng mong nhận lại cho bản thân bất cứ thứ gì. Tất cả chỉ xuất phát từ một điều giản dị luôn thường trực trong tâm hồn mẹ: mẹ thương tôi. Nếu bây giờ cho tôi nói một câu với mẹ, tôi không nói "Con thương mẹ" đâu, mà tôi nói là "Con yêu mẹ. Mẹ là bậc thang để con bước lên đỉnh cao. Mẹ là ánh sao để con ước ao bao điều. Mẹ làm thật nhiều chỉ mong con sẽ thành công. Con cảm ơn mẹ!"

Mỗi người đều có một người mẹ. Đó là một chỗ dựa tinh thần rất lớn mà ai cũng phải đáng quý trọng. Mẹ tôi cũng vậy, mẹ luôn luôn dành tình yêu thương lớn nhất cho chúng tôi để bù đắp nỗi mất mát về người cha.

Tôi sinh ra đã không thấy được mặt cha. Đó là sự tổn thương rất lớn. Tuy vậy, nhưng mỗi khi ở bên mẹ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Năm tôi lên một tuổi, mẹ tôi phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. Nào là đóng gạch, cuốc mướn... mẹ làm hết. Nghĩ đến đây mà tôi rưng rưng nước mắt. Số mẹ tôi thật khổ! Mẹ làm vất vả đến như vậy mà vẫn không đủ ăn nên mẹ phải đi làm nghề dạy trẻ. May mắn lắm mẹ mới xin được vào một nơi ổn định.

Những bài văn kể về mẹ của em

Những bài văn kể về mẹ của em - Ảnh minh họa

Bàn tay mẹ tần tảo, đầy những vết chai sần. Đôi mắt thì quầng đen vì làm việc vất vả. Nhưng tôi biết, vào những ngày Tết trong khi mọi người dang vui đùa chạy nhảy thì mẹ lại ra ngoài vườn lặng lẽ ngồi khóc. Những giọt nước mắt chứa đọng tâm hồn trong sáng, chung thủy của mẹ.

Mẹ thật là cao cả! Mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước đi của tôi như một động lực giúp tôi không ngừng học hỏi. Tôi còn nhớ có năm lúa thất (mất) mùa mẹ phải đi khuân vác gạch thuê cho người ta để kiếm tiền. Đôi vai mẹ bị chầy xước rất nhiều. Nhưng nó lại chưa đựng nhiều kỷ niệm đối với tôi. Đến bây giờ, mẹ vẫn không ngừng làm việc.

Có lẽ ông trời không cho mẹ nghỉ. Tuy vậy, mẹ có một tâm hồn vẫn lạc quan, yêu đời. Tôi thật cảm phục trước mẹ. Năm tháng qua đi, mẹ vẫn phải chịu đựng bao nỗi đắng cay, ngọt bùi. Mẹ như là một tia sáng của đời con. Tôi biết mẹ ấp ủ trong mình một nỗi hy vọng: “Không để cuộc đời con lại giống mình phải gây dựng cho con một sự nghiệp”. Tôi biết vì tôi, mẹ có thể hy sinh tất cả, kể cả niềm vui. Vì thế mẹ rất nghiêm khắc khi tôi làm sai việc.