Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần chứng minh: Thơ lãng mạn luôn ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên nhưng thường đượm buồn.
2. Thân bài: Chứng minh bằng các lí lẽ, dẫn chứng.
Bạn hãy chứng minh theo 2 ý, sau đó lấy dẫn chứng trong ba bài thơ trên.
Ý 1: Thơ lãng mạn luôn ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, cụ thể:
+ Nói đến thơ mới ta không thể k nhớ đến nhà thơ Thế Lữ với bài thơ" Nhớ rừng'. Ở bài thơ ta thấy được hình ảnh thiên nhiên núi rừng thật hùng vĩ:
"Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn thét núi"
Hay đó còn là hình ảnh hoàng hôn lộng lẫy" những chiều lênh láng máu sau rừng" và " Mảnh mặt trời gay gắt"
Ta còn bắt gặp một đêm trăng đẹp " ánh trăng tan", hoặc cảnh rộn ràng của tiếng chim ca, ánh nắng chan hòa, cảnh vật cây cối tươi tốt
"Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng"
+ Đọc bài thơ" Nhớ Rừng", người đọc lại cảm nhận được cảnh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp
" Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
bày mực tàu giấy đỏ
Trên phố đông người qua"
Hoa đào là hình ảnh đặc trưng của mùa xuân, đặc biệt là vào dịp tết đến, gợi không khí vui mừng...
+ Thiên nhiên trong thơ mới rất đa dạng, đó còn là hình ảnh con thuyền, biển cả trong bài" Quê hương" của Tế Hanh.Hình ảnh con thuyền lướt sóng băng băng trên mặt biển thật hùng dũng
" Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"
........
Ý 2: Thiên nhiên trong thơ mới thật tuyệt diệu với nhiều hình ảnh đẹp, nhưng đằng sau vẻ đẹp đó thơ mới thường đượm buồn.
+ Đó là nỗi buồn chán thực tại tầm thường, giả dối-Xã hội đương thời ( bài " Nhớ rừng")
+ Là nỗi buồn hoài cổ: tiếc thương cho một lớp người tài hoa-các nhà nho, luyến tiếc một nét văn hóa của dân tộc đã bị tàn phai ( bài "Ông đồ)
+ là nỗi buồn nhớ quê hương da diết ( Bài " Quê hương")
3. Kết luận: Khẳng định lại vấn đề chứng minh.
VBan tham khao nha:
Nhớ rừng của Thế Lữ là một bài thơ hay, tiêu biểu của phong trào Thơ mới và của tác giả trên hai phương diện: tính điêu luyện, phóng khoáng, già dặn của Thơ mới và tình cảm yêu nước kín đáo, âm thầm.
Bài thơ có một cấu tứ độc đáo: mượn lời con hổ trong cũi sắt của vườn bách thú nhớ về nỗi nhớ cảnh rừng xanh và những ngày oanh liệt của ngày xưa để nói lên niềm khao khát những cảnh tượng hùng vĩ, tự nhiên, ghét cảnh chăm sửa giả dối, khát khao được tự do biểu hiện sức mạnh tự nhiên của mình, khao khát được giải phóng cá tính. Bài thơ cũng gửi gắm chút tình cảm đối với thời oanh liệt nhất của đất nước. Bài thơ rõ ràng là lời của con hể rồi nhưng tác giả vẫn cứ chưa rõ thêm: Lời con hổ ở vườn bách thú, để tỏ rằng đây không phải là lời của con người. Lời chua này vừa có tác dụng che mắt, nhưng cũng có ý nhắc nhở các nhà suy diễn chớ suy diễn dễ dãi. Hai dòng đầu giới thiệu hiện trạng và tình cảm của con hổ:
Gặm một khối căm hờn trong củi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Gặm chứ không phải ngậm, nghĩa như mình tự gặm nhấm, nhấm nháp khối căn hờn của mình. Nhà thơ nói khối căm hờn, bởi khối là một tình cảm to lớn, nguyên vẹn, chưa tan. Người xưa khi nói tới những tình cảm chưa giải tỏa, những tình cảm u uất thường dùng chữ khối tình. Cái tư thế nằm dài thể hiện sự chán ngán, bất lực, không ra vẻ gì là hể nữa, bởi con thú nào mà chẳng nằm dài được? Con hổ đã đánh mất, hay bị tước mất tư thế uy nghi của nó. Nhưng đó chỉ là bề ngoài, ơ trong tâm hồn, con hổ vẫn còn nguyên là con hổ với những kỉ niệm mãnh liệt, với những tình cảm ngang tàng. Sáu dòng tiếp theo nói lên tình cảnh tủi nhục của con hổ, thể hiện ý thực muôn phân biệt với con người và các con vật khác. Còn gì đau khổ hơn là một con hổ - chúa sơn lâm - mà không ai sợ, bị đem dùng làm đồ chơi, và đặt ngang hàng với gấu, báo? Trong khi đó, so với hổ, chúng chi là một lũ ngẩn ngơ, dở hơi, vô tư lự (không suy nghĩ). 22 dòng tiếp kể về tình thương, nỗi nhớ một thời oanh liệt đã mất: Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa. Hai chữ ngày xưa nghe sao mà xa vời, như không bao giờ có thể trở lại! Đoạn cuối bài thơ thể hiện một tình cảm tha thiết nhưng bi đát, vô vọng. Đã nằm dài trông ngày tháng dần qua rồi lại Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu, và cuối cùng là không còn được thấy bao giơ, mạch tình cảm làm cho nỗi nhớ nhung của tác giả mang ý vị vĩnh biệt. Nhớ rừng vừa là khát vọng về thiên nhiên, tự do, khoáng đạt, khát vọng làm chủ giang sơn, vừa là tiếng thở dài mang ý vị vĩnh biệt không hòa nhập với thế giới giả tạo. Dù thời oanh liệt không còn nữa, dù nó một đi không trở lại, thì con hổ vẫn mãi mãi thuộc về thời dã mất ấy chứ không cam tâm làm đồ chơi, mua vui cho con người, không hòa nhập vào thời hiện tại. Bài thơ cũng gửi gắm một tình cảm yêu nước. Nhà phê bình văn học Lê Đình Kị viết: “Trong thơ ca lãng mạn 1932 — 1945 không nói tới tình yêu, không đi sâu vào những tình tự riêng mà gây được tác động mạnh, trước hết phải nhớ đến bài Nhớ rừng nổi tiếng của Thế Lữ. Chuyện con hổ ở vườn bách thú nhưng cũng là chuyện của con người phải sống trong tù ngục của chế độ cũ. Đọc những câu thơ của Thế Lữ, người ta rất dễ liên hệ với thân phận sống trong xiềng xích, bị tước mất tự do, bị trói buộc đủ đường thời Pháp thuộc. Cái quá khứ oai hùng của con hể trước lúc bị giam cầm cũng rất dễ làm ta nhớ tiếc cái quá khứ oai hùng của cha ông. Càng nhớ tới thời oanh liệt, càng thấy uất ức vì phải bị tù hãm, xung quanh toàn những cái nhỏ nhen, tầm thường”. Đó là những lời phân tích chí lí.
Bài thơ đầy ắp những sáng tạo về câu chữ, nhịp điệu. Những từ mới tạo: bốn phương ngàn, giấc mộng ngàn; những từ văn xuôi: bọn gấu dở hơi, len dưới nách những mô gò thấp kém, cảnh rừng ghê gớm,... bên cạnh những từ thi vị. Những câu thơ vắt dòng, dài, với liên từ vốn làm cho ý thơ mở rộng, câu thơ co duỗi thoải mái, khác hẳn thơ luật truyền thống, thể hiện trọn vẹn một đặc điểm của Thơ mới đương thời, đó là tạo dáng lại cho câu thơ tiếng Việt.
Bài thơ "Quê hương" của nhà thơ Lưu Quang Vũ là một bức tranh tươi sáng về quê hương đầy màu sắc và đẹp đẽ. Tác giả đã miêu tả về quê hương với những hình ảnh sống động, mô tả về những nét đẹp độc đáo của quê hương mình.
Tuy nhiên, bên cạnh những hình ảnh tươi sáng về quê hương, bài thơ cũng thể hiện được nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Những câu thơ như "Nhớ quê hương, nhớ người xưa/ Nhớ cánh đồng, nhớ con đường quê nhà" đã truyền tải được tâm trạng nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả. Tác giả đã dùng những từ ngữ da diết, cảm động để miêu tả nỗi nhớ quê hương của mình.
Bài thơ "Quê hương" không chỉ là một bức tranh tươi sáng về quê hương mà còn là một lời tâm sự chân thành của tác giả về tình yêu quê hương. Tác giả đã thể hiện được sự tương phản giữa hình ảnh tươi sáng và nỗi nhớ đau đớn, giữa sự sống động và sự lặng lẽ của quê hương. Bài thơ đã làm sáng tỏ nhận định rằng, bức tranh quê hương tươi sáng không chỉ đơn thuần là một bức tranh đẹp mà còn chứa đựng nỗi nhớ quê hương da diết của con người.
Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.Quê hương trong tâm trí của những người con Việt Nam là mái đình, là giếng nước gốc đa, là canh rau muống chấm cà dầm tương.Cái làng chài nghèo nước bao vây cách biển nửa ngày sông đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tế Hanh, đã trở thành nỗi nhớ da diết để ông viết nên những vần thơ thiết tha, lại láng.
"Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."
Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Một khung cảnh làng quê như đang mở ra trước mắt chúng ta vô cùng sinh động: “Trời trong – gió nhẹ – sớm mai hồng”, không gian như trải ra xa, bầu trời như cao hơn và ánh sáng tràn ngập.Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi.Bên cạnh đó, những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng.
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui no ấm, bình yên của dân làng.Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo.
Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhớ.Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn qúa!
Đây là đoạn thơ nói lên cảm xúc của tác giả - một người con xa quê đang hướng về quê hương, đất nước. Thì ra, nhà thơ không đứng trên mảnh đất quê hương để viết lên những cảm nhận ấy, mà bằng một cách vô hình nào đó, ông cảm nhận nó bằng cả trái tim, tâm hồn tha thiết yêu thương, lúc nào cũng nhớ về nguồn cội. Yêu quê hương là yêu những gì bình dị nhất, gần gũi nhất. Kí ức không những không mơ hồ mà còn rất rõ nét. Lúc này ta thấy những gì còn lại trong đôi mắt tác giả, là cái màu xanh của nước, màu bạc của cá, màu trắng của cánh buồm ngoài khơi xa, những thứ đơn sơ mà đẹp đẽ nhất của quê hương - cái nơi có con sông Trà Bồng uốn khúc chảy quanh. Đặc biệt không thể quên được trong tâm thức người con đang ở nơi đất khách quê người đó là cái vị mặn mòi của biển khơi, nó gắn bó với những người dân lao động vùng biển, nó như trở thành một phần máu thịt, một phần linh hồn của quê hương, mang một dấu ấn rất riêng biệt. Và cũng giống như chất thơ của Tế Hanh vậy: bình dị, sâu lắng nhưng cũng rất ngọt ngào.
Khổ thơ cuối bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh nhà thơ ko miêu tả cảnh làng chài đi đánh cá cũng ko miêu tả hững con người nơi đây nữa mà nhà thơ đã bày tỏ lòng yêu thương, trân trọng quê hương của mik:
" Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá"
Với cụm từ "luôn tưởng nhớ" ta có thể cảm nhận đc quê hương luôn nằm trong tâm hồn, trái tim của tác giả. Tác giả "tưởng nhớ" đến con thuyền, cánh buồm, nhớ những con cá và đặc biệt hơn là tác giả nhớ cái "mùi" nồng mặn. Tế Hanh nhớ quê hương thông qua những hình ảnh hết sức gẫn gũi, quen thuộc đối với người dân làng chài và hơn thê chúng là biểu tượng của làng quê tác giả. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá "rẽ sóng chạy ra khơi" với " chiếc buồm vôi", chiếc buồm đã chải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài bằng ấn tượng "màu nước xanh" của biển, màu "bạc" của những con cá. Câu thơ cuối cùng với nghệ thuật ẩn dụ đã rất thành công trong việc diễn tả nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Khổ thơ cuối bài đã thể hiện một cách sâu sắc tình yêu quê và nỗi nhớ quê hương sâu đậm của Tế Hanh.
tham khảo
Thế Lữ được coi là cây bút tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới. Ông đã để lại cho nền văn học hiện đại Việt Nam vô số tác phẩm ý nghĩa nổi bật nhất chính là bài thơ ”Nhớ Rừng ” đây là một trong những bài thơ tiêu biểu góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới .Bằng việc sử dụng các từ ngữ độc đáo Thế Lứ đã phác họa thành công bức tranh đầy tâm tư của con hổ khi bị giam cầm trong chiếc lồng sắt .Mở đầu bài thơ con hổ đã bộc lộ rõ nét tâm trạng uất hận căm ghét khi bị nhốt trong cũi sắt trở thành thứ đồ chơi tầm thường .Sự ngao ngao ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi mà đành buông xuôi bất lực. Cảnh núi rừng đại ngàn hoang vu bí ẩn hiện lên trong tâm chí của con hỗ một cách mạnh mẽ .Tác giả đã sử dụng động từ ”đâu ” kết hợp với câu nghi vấn để diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ với cảnh rừng xưa . Đồng thời thể hiện nỡi bất hòa sâu sắc với xh và niềm khao khát tự do .Dưới con mắt của chúa sơn lâm cảnh vườn bách thú hiện lên 1 cách giả dối tầm thường.giấc mông ngàn của con hổ là giấc mộng mãnh liệt nhưng đau sót bất lực đó là 1 nỗi đau bi kịch
a, PTBD chính của " NR" là Biểu cảm
b, PTBD chính của" QH" là biểu cảm