K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nhân dịp Kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2022), chúng ta cùng tìm hiểu về lịch sử, ý nghĩa của ngày này. Cách đây 47 năm, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ đây tập trung sức lực và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng cuộc sống mới; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng hội do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới. (...)Vào lúc 17 giờ ngày 26/4, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch, năm cánh quân của ta đã vượt qua tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng. 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn, Dương Văn Minh vừa lên chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng quân ta không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đại thắng mùa xuân 1975 đã chứng minh trí tuệ và tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng, cũng như chứng minh tinh thần quật khởi của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm. Chiến thắng đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc, cả nước cùng tiến lên CNXH. Thắng lợi này đã đi vào lịch sử nước ta và của thế giới, như một trang sử chói lọi ở những năm 70 của thế kỷ XX, mang tầm quốc tế, tầm thời đại sâu sắc. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới của đất nước, chúng ta mãi tự hào và biết ơn sự hy sinh to lớn của các anh hùng, các thế hệ cha ông ta đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Chúng ta càng tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, vào tinh thần quật cường bất khuất và trí thông minh, sáng tạo của dân tộc ta, của quân đội ta. Mỗi người dân Việt Nam nguyện tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm vươn lên hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra. Hãy chỉ ra các yếu tố cho thấy văn bản mang đặc điểm của văn bản thông tin. Tóm tắt các ý chính của mỗi đoạn văn trong văn bản. Giúp em với ạ, em cần gấp

1
1 tháng 5 2022

j mà dài v ạ;;-;;

Đọc bài báo và quan sát ảnh sau rồi tóm tắt giới thiệu, miêu tả khu Di tích Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thôn 4 xã Yên Kiện bằng một đoạn văn 5-7 câu. Nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Tháng 3/2017, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Bác Hồ về ở và làm việc tại xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng đã tổ chức...
Đọc tiếp

Đọc bài báo và quan sát ảnh sau rồi tóm tắt giới thiệu, miêu tả khu Di tích Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thôn 4 xã Yên Kiện bằng một đoạn văn 5-7 câu. 

Nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Tháng 3/2017, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Bác Hồ về ở và làm việc tại xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng đã tổ chức khởi công xây dựng công trình bảo quản, phục hồi Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thôn 4 xã Yên Kiện.

Khu di tích Lưu niệm được xây dựng trên vị trí ngôi nhà cụ Nguyễn Hữu Đa lúc bấy giờ với diện tích 7.198 m2, bao gồm: nhà khôi phục, nhà lưu niệm, nhà quản lý và các công trình phụ trợ, tổng mức đầu tư trên 12 tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Sau hơn 1 năm tập trung xây dựng đến nay công trình đã được hoàn thành chuẩn bị đưa vào sử dụng phục vụ nhân dân và du khách đến thăm quan.

Cách đây đúng 71 năm về trước, huyện Đoan Hùng nói chung và xã Yên Kiện nói riêng vinh dự được Bác Hồ đến ở và làm việc trong thời gian lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tại đây vào ngày 30/3/1947, Bác và đoàn công tác đến ở nhà cụ Nguyễn Hữu Đa - Chủ nhiệm xã bộ Việt Minh xã Yên Kiện; ngôi nhà thuộc xóm Đình Mụ, nhà có ba gian, vách đất, mái lợp lá cọ, nhà ở đỉnh đồi, xung quanh cây cối um tùm, kín đáo, phía trước nhìn ra cánh đồng, phía sau nhà là nương sắn, rừng vầu và tre nứa. Trong ba ngày ở và làm việc tại nhà cụ Đa xã Yên Kiện (từ 30/3 đến 1/4/1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Chính phủ, Nghị viện, nhân dân Pháp và các nước dân chủ trên thế giới, tố cáo thực dân Pháp cố ý phá hoại hòa bình, đang thực hiện chính sách dùng vũ lực để đánh chiếm Việt Nam và bắt nhân dân Việt Nam trở thành nô lệ cho thực dân Pháp. Người nêu rõ: “Chúng tôi chỉ muốn độc lập và thống nhất. Chúng tôi chỉ muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh, nhưng chúng tôi quyết tự vệ đến giọt máu cuối cùng. Chúng tôi quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ một lần nữa…”; và cũng tại đây Người đã ký 2 sắc lệnh: Sắc lệnh số 39 hủy bỏ tất cả các kiểu tem chước bạ và giấy tín chỉ đã lưu hành trước ngày 19/2/1946, ấn hành cách thức thu thuế và tem chước bạ mới; Sắc lệnh số 40 cho phép một kiều dân Trung Hoa nhập Quốc tịch Việt Nam.

Khu di tích Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Yên Kiện sẽ là nơi lưu giữ hiện vật và tưởng niệm Bác Hồ về ở và làm việc, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ về lịch sử cách mạng và tấm gương sống, làm việc của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Giúp mik nha m.n. Mik đag cần gấp. HELP MEeeeeeeeeeeeeeeee!!!  :( 

0

1 : cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu

      giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bí giáng chức

       Khúc Thừa Dụ nhân cơ hội đó nổi dậy và giành đc chính quyền

         Khúc Thừa Dụ xưng Tiết độ sứ và xây dựng 1 chính quyền tự chủ

          năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ là Tiết độ sứ An Nam.

2 : biết lợi dụng thủy triền trên sông Bạch Đằng

3 : năm 192 - 193, nhân dân Tượng Lâm do Khu Liên lãng đạo đã nổi dậy và giành đc độc lập

        Khu Liên lân làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp

          các vua Lâm Ấp thường đánh chiếm các nước láng giềng để mở rộng bờ cõi, hợp nhất 2 bộ lạc Dừa và Cau

             đổi tên nước là Cham pa

4 : * ý nghĩa : 

         + dập tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán

         + kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của thời phong kiến phương Bắc, mở ra 1 thời kì độc lập mới cho nước nhà

     * công lao : đặt nền móng cho việc xây đựng chính quyền độc lập

27 tháng 5 2018

1.Sau hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta:
- Lòng yêu nước 
- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước
- Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc

2.Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm. 
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...). 
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

Ý nghĩa :

+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

18 tháng 11 2021

D

14 tháng 5 2018

1. Hơn 1000 năm tổ tiên ta để lại : tiếng nói, phong tục tập quán như nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy

 +Lòng yêu nước, tinh thần bền bỉ

 +Ý chí vương lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc

2.Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa :
Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với hai
ban văn, võ.

Ý nghĩ tên nước Vạn Xuân:

Muốn cho đất nước luôn phồn thịnh, tươi đẹp, luôn như mùa xuân, trường tồn mãi mãi

3.Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền :
- Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...
- Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc. 
Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống..

14 tháng 5 2018

Câu 1 : 

- Để lại ý chí đấu tranh bất khuất 

- Tinh thần đoàn kết toàn dân 

-Nền hòa bình dân tộc 

- Cá nhân biết giữ gìn 

Câu 2 :

Mùa xuân năm 44 , Lí Bí lên ngôi Hoàng đế , đặt tên nước là Vạn Xuân , đóng đô ở Tô Lịch ( Hà Nội ) , đặt niên hiệu là Tô Đức , lập triều đình với 2 ban văn võ 

Nước Vạn Xuân có ý nghĩa là đất nước bình yên k chiến tranh , luôn đc hạnh phúc ấm no , cho nhân dân thấy đc vẻ đẹp và ý nghĩa vô cùng sâu sắc của nước Vạn Xuân  do Lí Bí lãnh đạo cho nhan dân giành lại quyền tự chủ 

Câu 3 :

30 tháng 11 2023

C. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

-Đặt tên và tóm tắt nội dung đoạn thông tin đó và báo cáo trước lớp-Đoạn thông tin đó gửi đến chúng ta thông điệp lịch sử gì?Thông tin như sau:Trong suốt thời kì Bắc thuộc,song song với cuộc dấu tranh vũ trang giành lại nền độc lập dân tộc,nhân dân ta đã bền bỉ đấu tranh chống lại chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc,nhằm bảo vệ và phát triển nền văn...
Đọc tiếp

-Đặt tên và tóm tắt nội dung đoạn thông tin đó và báo cáo trước lớp

-Đoạn thông tin đó gửi đến chúng ta thông điệp lịch sử gì?

Thông tin như sau:

Trong suốt thời kì Bắc thuộc,song song với cuộc dấu tranh vũ trang giành lại nền độc lập dân tộc,nhân dân ta đã bền bỉ đấu tranh chống lại chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc,nhằm bảo vệ và phát triển nền văn hóa dân tộc.

Người dân Việt với bản lĩnh và sự sáng tạo của mình đã tiếp thu tinh hoa văn hóa của người phương Bắc,cải biến làm phong phú hơn nền văn hóa dân tộc.Nhiều phong tục tập quán được lưu giữ như sử dụng trống đồng trong lễ hội,ăn trầu,nhuộm răng,thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc(An Dương Vương,.....)

Khẳng định người Việt đã thành công trước chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Băc,Giáo sư sử học người Mĩ Tay-lo(chuyên gia nghiên cứu về lịh sử VN)đã viết:"Người VN đã tiếp thu nền văn minh Trung Hoa mà không làm mất bản sắc văn hóa của mình...Người VN không muốn trở thành nô lệ của Trung Quốc và điều đó sẽ ăn sâu vào gốc rễ sự tồn tại liên lạc với họ với tư cách là một quốc gia độc lập có từ thời Văn Lang - Âu Lạc. 

3 tick cho ai đúng và nhanh nhất

0
6 tháng 6 2021

A va B

hoc tot

6 tháng 6 2021

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa nào sau đây? ( nếu được chọn 2 đáp án thì bạn chọn A nữa nhé )

a) Mở ra thời đại dựng nước đầu tiên của nhân dân ta.

b) Mở ra thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho đất nước ta.

c) Là thắng lợi đầu tiên của người Việt trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm.

d) Tạo điều kiện để nhân dân ta tiếp tục đấu tranh Bắc thuộc.

- Đặt tên và tóm tắt nội dung đoạn thông tin sau và báo cáo trước lớp-Đoạn thông tin này gửi đến chúng ta thông điệp lịch sử gì?Thông tin như sau:Trong suốt thời kì Bắc thuộc,song song với cuộc dấu tranh vũ trang giành lại nền độc lập dân tộc,nhân dân ta đã bền bỉ đấu tranh chống lại chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc,nhằm bảo vệ và phát triển nền văn...
Đọc tiếp

- Đặt tên và tóm tắt nội dung đoạn thông tin sau và báo cáo trước lớp

-Đoạn thông tin này gửi đến chúng ta thông điệp lịch sử gì?

Thông tin như sau:

Trong suốt thời kì Bắc thuộc,song song với cuộc dấu tranh vũ trang giành lại nền độc lập dân tộc,nhân dân ta đã bền bỉ đấu tranh chống lại chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc,nhằm bảo vệ và phát triển nền văn hóa dân tộc.

Người dân Việt với bản lĩnh và sự sáng tạo của mình đã tiếp thu tinh hoa văn hóa của người phương Bắc,cải biến làm phong phú hơn nền văn hóa dân tộc.Nhiều phong tục tập quán được lưu giữ như sử dụng trống đồng trong lễ hội,ăn trầu,nhuộm răng,thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc(An Dương Vương,.....)

Khẳng định người Việt đã thành công trước chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Băc,Giáo sư sử học người Mĩ Tay-lo(chuyên gia nghiên cứu về lịh sử VN)đã viết:"Người VN đã tiếp thu nền văn minh Trung Hoa mà không làm mất bản sắc văn hóa của mình...Người VN không muốn trở thành nô lệ của Trung Quốc và điều đó sẽ ăn sâu vào gốc rễ sự tồn tại liên lạc với họ với tư cách là một quốc gia độc lập có từ thời Văn Lang - Âu Lạc.

Giúp mk vs mk đang cần gấp

0