K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 6 2021

Tình cảnh của dân phu

2 tháng 6 2021

THAM KHẢO

Nội dung: Tình cảnh khốn đốn, vất vả của dân phu làng X đang cố gắng " giữ gìn", bảo vệ khúc đê sông Nhị Hà sắp vỡ.

18 tháng 4 2022

Refer 

Đoạn văn thuộc phần đầu của truyện Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. Nhà văn đã đưa ra các yếu tố cụ thể về không gian, thời gian và tình cảnh thực tại đang xảy đến. Cách gọi của Phạm Duy Tốn: làng X, phủ X giúp ta hiểu rằng đây không phải một làng nào cụ thể cả. Nhưng đồng thời, tái hiện khugn cảnh thê lương của những người nông dân trong công cuộc hộ đê, nhà văn đã phản ánh một hiện thực chua xót với nhân dân. Hình ảnh liệt kê trong đoạn trích cho bạn đọc cảm nhận được những nhọc nhằn, vất vả của họ. Thiên nhiên khắc nghiệt làm người nông dân khổ cực vô cùng. Nhưng chua xót của người dân trong xã hội ấy chẳng dừng lại ở đó. Mở đầu bằng một đoạn văn đầy hiện thực, ta càng chua xót cho tình cảnh, số phận của hàng nghìn con người vất vả, nhọc nhằn. 

18 tháng 4 2022

THAM KHẢO:

Trong đêm mưa gió tầm tã, nước sông dâng lên dữ tợn như cuốn trôi tất cả, những người nông dân vẫn phải dầm mưa, khẩn trương làm các công việc hộ đê. Họ dường như đã mệt, sức người chẳng thể địch lại sức trời, tình cảnh ngày càng trở nên nguy cấp. Vậy nhưng biết kêu ai, than ai? Bởi quan phụ mẫu ở cách đó chẳng bao xa, nhưng ngài còn đang dở cuộc vui, chơi nốt ván tổ tôm với các vị quan khác. Người đứng đầu ấy chẳng mảy may lo cho dân cho nước mà còn đang bận hưởng thụ những thú vui bài bạc, ăn uống xa hoa. Tác giả đã diễn tả sự đối lập ngày càng tăng lên làm nổi bật nỗi thống khổ của người nông dân: một bên là cảnh náo loạn, gấp gáp, khẩn trương còn ở trong đình làng là thú vui, thong dong, nhàn nhã. Và khi nỗi lo của người dân đã thành sự thật, đê vỡ, họ như tuyệt vọng kêu cứu thì quan vẫn mắng và dọa sẽ bỏ tù. Nhà tù là nơi để giam giữ những kẻ hại dân nhưng ở đây là là giam giữ những kẻ cắt ngang cuộc vui của quan. Những người dân vô tội còn biết bám víu, trông cậy vào đâu. Truyện đã phê phán hiện thực xã hội phong kiến thối nát, quan lại mải mê ăn chơi sa đọa và đẩy người nông dân vào tình cảnh khốn cùng, đau thương và mất mát. Qua đó, ta thêm xót thương và cảm thông với cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân.

1 tháng 5 2022

mình chịu cho ...... là gì?

15 tháng 5 2021

tk:

Nhân dân ta sống dưới chế độ phong kiến quả thật là cực khổ. Những tên quan lại tự xưng là phụ mẫu của nhân dân. Tác giả Phạm Duy Tốn đã vạch trần bộ mặt quan lại qua tác phẩm " Sống chết mặc bay". Những lúc mà khó khăn, nguy khốn nhất, nhân dân phải đối mặt thì không thấy một tên quan phụ mẫu nào xuất hiện. Con dân thì " người nào người ấy ướt lướt thướt như chuột lột" họ phải chống chọi hết sức để bảo vệ cuộc sống của mình trước thiên tai. Dù bao nhiêu công sức, mồ hôi, nước mắt của người dân đổ xuống nhưng cuối cùng cũng không thể nào giữ được đê nữa. " Than ôi! sức người khó địch lại sức trời". Tình cảnh của người dân thật thống khổ, cuộc sống sau này biết đi về đâu. Vậy quan phụ mẫu ở đâu? Tình cảnh trong đình của quan lại lại đối lập hoàn toàn với tình cảnh của người dân. Tác giả Phạm Duy Tốn của phải than thay cho người dân nơi đây.

15 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Hình ảnh muôn sầu nghìn thảm ấy làm bất cứ ai được đọc, được nghe đều không khỏi xót thương. Sự vất vả của người dân kéo dài tới mãi đêm khuya vẫn chưa chấm dứt. Tiếng hò, tiếng gọi, í ới, gấp gấp, sự căng thẳng ấy được bộc lộ qua nét mặt của từng người. Trước tình cảnh như vậy thì bất kì ai cũng đặt ra câu hỏi: Vậy trước thế cùng sức kiệt như vậy thì quan phụ mẫu, những người có chức quyền ở đâu. Thì ra những vị quan phụ mẫu đang hộ đê trong đình, một khung cảnh hoàn toàn trái ngược. Bầu không khí ấm áp không chút lo âu. Sự bình thản của mỗi người trên từng quân bài. Quan phụ mẫu đang hộ đê trong tư thế ung dung, nhàn hạ, tay cầm bát yến, ngồi khểnh vuốt râu. Sự oai phong của quan được thể hiện ở lời nói. Những tên xu nịnh vây quanh nịnh hót, quan thắng bài đó là niềm hạnh phúc. Từng khung cảnh cũng được đề cập đến trong văn bản càng bộc lộ rõ nét hơn. Than ôi! Xã hội phong kiến bất công biết bao. Bằng những ngôn từ, biện pháp tự sự, kết hợp với miêu tả, bình luận cùng với những cảm xúc chân thực, tác giả đã đưa người đọc vào trong cuộc sống bấy giờ, tái hiện lại những nghịch cảnh trớ trêu, lay động lòng người, đánh thức lên một nỗi niềm xót cảm. Không mảy may một chút vương lòng, những hình ảnh nhàn hạ, nào quan phủ, nào thầy lí, thầy đề, những tên cương hào, ác bá được lột tả dưới ngòi bút của tác giả. Với những ngôn từ bình dị, cổ xưa, tác giả đã gợi lên một khung cảnh chân thực. Hơn thế nữa, một loạt những nghệ thuật độc đáo được được sử dụng.

 
6 tháng 4 2022

PTBĐ chính: Miêu tả. 

17 tháng 5 2021
Đoạn văn trên được trích trong văn bản "Sống chết mặc bay" của tác giả Phạm Duy Tốn - là nhà văn điển hình của nền văn học Việt Nam. Thông qua đoạn văn, tác giả đã khắc họa chân thực tình cảnh khổ cực của người dân. Họ bị viên quan cai lệ áp bức, bóc lột sức lao động một cách nặng nề. Mặc dù trời mưa tầm tã, lũ lụt, những tưởng họ sẽ được nghỉ làm để bảo toàn tính mạng. Nhưng không, những viên quan vẫn bắt họ đắp đê. "Từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thuổng kẻ thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột". Chỉ với biện pháp liệt kê cùng thủ pháp so sánh, nhà văn không chỉ giúp câu văn tăng tính gợi hình, gợi cảm, gợi tả mà còn nhấn mạnh, đặc tả những con người có số phận cùng cực. Qua đó, tác giả bày tỏ niềm xót thương, cảm thông sâu sắc đối với những người dân. Đồng thời lên án, tố cáo những bọn cai lệ, viên quan đã chà đạp lên quyền sống của một con người. ĐẤY BẠN Ạ!
18 tháng 5 2021

Nội dung của đoạn văn trên là: cảnh con đê trên sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm và cảnh dân phu đang ra sức phòng hộ đêNội dung của đoạn văn trên là: cảnh con đê trên sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm và cảnh dân phu đang ra sức phòng hộ đê

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.          Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
          Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.”
 (Trích Ngữ văn 7 tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)
a) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
b) Xác định và nêu tác dụng của một câu đặc biệt trong đoạn văn sau: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất”.
c) Em hãy chỉ ra những hình ảnh tương phản trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của chúng?
d) Viết đoạn văn khoảng 8 – 10 câu nêu cảm nghĩ của em về tình cảnh thống khổ của người dân qua đoạn trích.
Gợi ý:
Về hình thức: đảm bảo 3 phần (mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn).
Đảm bảo số lượng câu (khoảng 8-10 câu).
Lưu ý viết hoa lùi đầu dòng và chấm kết thúc đoạn.
Về nội dung:
-Mở đoạn: nêu nội dung đoạn nghị luận (cảm nghĩ chung của em về tình cảnh thống khổ của người dân).
- Phát triển đoạn: Nêu cảm nghĩ của em về tình cảnh nguy kịch người dân phải đối mặt.
Nỗi vất vả, cực nhọc của người dân thể hiện qua hành động, nghệ thuật miêu tả của tác giả.
- Kết đoạn: đánh giá chung về tình cảnh thống khổ của người dân.

 

1
5 tháng 5 2020

a. Phương thức biểu đạt chính: miêu tả

b. Gần một giờ đêm -> thông báo về thời gian.

c. Tương phản giữa cơn lũ to và những người dân nhỏ bé đang cố gắng ngăn nguy cơ đê vỡ.

Luyện tập:Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.          Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre,...
Đọc tiếp


Luyện tập:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
          Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.”
 (Trích Ngữ văn 7 tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)
a) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
b) Xác định và nêu tác dụng của một câu đặc biệt trong đoạn văn sau: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất”.
c) Em hãy chỉ ra những hình ảnh tương phản trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của chúng?
d) Viết đoạn văn khoảng 8 – 10 câu nêu cảm nghĩ của em về tình cảnh thống khổ của người dân qua đoạn trích.
Gợi ý:
Về hình thức: đảm bảo 3 phần (mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn).
Đảm bảo số lượng câu (khoảng 8-10 câu).
Lưu ý viết hoa lùi đầu dòng và chấm kết thúc đoạn.
Về nội dung:
-Mở đoạn: nêu nội dung đoạn nghị luận (cảm nghĩ chung của em về tình cảnh thống khổ của người dân).
- Phát triển đoạn: Nêu cảm nghĩ của em về tình cảnh nguy kịch người dân phải đối mặt.
Nỗi vất vả, cực nhọc của người dân thể hiện qua hành động, nghệ thuật miêu tả của tác giả.
- Kết đoạn: đánh giá chung về tình cảnh thống khổ của người dân.

Giúp em đi mà mọi người! Huhu, mình cần gấp lắm ạ!!

1
5 tháng 5 2020

a. Phương thức biểu đạt chính: miêu tả

b. Gần một giờ đêm -> thông báo về thời gian.

c. Tương phản giữa cơn lũ to và những người dân nhỏ bé đang cố gắng ngăn nguy cơ đê vỡ.